Siêu âm vị trí sỏi trước mổ (bảng 3.10)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị sỏi mật bằng phẫu thuật kết hợp tán sỏi điện thủy lực tại Bệnh viện Tỉnh Thanh Hoá (Trang 72 - 74)

- Các thông tin cá nhân về bệnh nhân thuộc đối tượng nghiên cứu đảm

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3.1.1. Siêu âm vị trí sỏi trước mổ (bảng 3.10)

Siêu âm là phương pháp chẩn đoán hình ảnh mang tính quyết định trước phẫu thuật. Tất cả 53 bệnh nhân siêu âm trước mổ đều có hình ảnh sỏi đường mật. Đa số trường hợp có sỏi ngoài gan kết hợp với sỏi trong gan (92,45 %), chỉ có 4 trường hợp (7,55 %) siêu âm trước mổ thấy có sỏi ngoài gan đơn thuần trong phẫu thuật phát hiện có sỏi trong gan. Như vậy tỷ lệ sỏi đường mật trong gan thường gặp. Để lấy được sạch sỏi là vấn đề mà các phẫu thuật viên luôn quan tâm và không dễ để khắc phục. Vì vậy siêu âm chẩn đoán vị trí sỏi trước phẫu thuật đã giúp cho các phẫu thuật viên đưa ra phương án giải quyết phù hợp và hạn chế một phần sót sỏi sau phẫu thuật.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi, sỏi ngoài gan kết hợp với sỏi gan trái chiếm 33,96 %, với sỏi gan phải là 28,3 % và với sỏi gan cả hai bên là 30,19 %. So sánh các tỷ lệ này không có sự khác biệt (p > 0,05). Siêu âm trước mổ có 4 trường hợp có sỏi ngoài gan, nội soi trong mổ phát hiện có 2 bệnh nhân có sỏi gan trái, 2 bệnh nhân có sỏi cả 2 bên.

Trong phạm vi nghiên cứu của chúng tôi siêu âm mới xác định sỏi trong gan ở bên phải hoặc bên trái, chưa xác định sỏi mật nằm ở hạ phân thuỳ nào. Do vậy siêu âm còn chưa giúp được cho quá trình phẫu thuật. Cũng trong phạm vi nghiên cứu này chúng tôi chưa đánh giá chính xác được độ nhạy và độ đặc hiệu của siêu âm trước mổ đối với sỏi đường mật. Áp dụng siêu âm trong mổ, chúng tôi chưa thực hiện được vì chưa có trang bị phương tiện để thực hiện kỹ thuật này.

Phùng Tấn Cường (2008), nghiên cứu 58 bệnh nhân cho thấy: sỏi ống mật chủ kết hợp sỏi gan trái 26/58 bệnh nhân (44,83 %), sỏi ống mật chủ kết hợp sỏi gan phải 9/58 bệnh nhân (15,52 %), sỏi ống mật chủ kết hợp sỏi gan 2 bên 23/58 bệnh nhân (39,65 %) [7]. Các bệnh nhân có sỏi ống mật chủ kết hợp với sỏi gan từng phân thùy có khác biệt với nghiên cứu của chúng tôi (p < 0,05).

- Đối với sỏi đường mật ngoài gan theo Vũ Quang Ngọ (1990) độ nhạy là 80 %, tỷ lệ chẩn đoán phù hợp là 90 % [32]. Nguyễn Duy Huề và Lê Tuấn Linh (2001) độ nhạy 95,5 % [24].

- Nghiên cứu của Trần Đình Thơ, Đỗ Kim Sơn, Nguyễn Tiến Quyết và cộng sự (1997), siêu âm trước, trong mổ để chẩn đoán và hỗ trợ điều trị phẫu thuật đối với sỏi trong gan cho thấy độ nhạy của siêu âm trong mổ rất cao tương ứng ở các vị trí: sỏi ống mật chủ (98,11 %), sỏi ống gan phải (98,04 %), sỏi ống gan trái (96,67 %) và sỏi ở ống phân thùy hạ phân thùy (100 %). Trước mổ kết quả siêu âm hạn chế hơn, độ nhạy của siêu âm trước mổ trong phát hiện sỏi ống gan phải là 74,51%, phát hiện sỏi ống gan trái là 73,33 % [37].

- Yang HL, Li ZZ, Shun YG (1990), nghiên cứu 302 trường hợp sỏi mật trong gan có độ nhạy 82,4 %, độ đặc hiệu 90 % [101].

- Nhiều tác giả trong và ngoài nước đều khẳng định siêu âm có giá trị trong chẩn đoán sỏi đường mật với độ nhạy từ 95,7% đến 97,3% và độ đặc hiệu từ 97,1% đến 98,5%, tùy theo vị trí của sỏi [7], [16], [45], [98], [104].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị sỏi mật bằng phẫu thuật kết hợp tán sỏi điện thủy lực tại Bệnh viện Tỉnh Thanh Hoá (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w