Lựa chọn cường độ, kiểu xung tán sỏ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị sỏi mật bằng phẫu thuật kết hợp tán sỏi điện thủy lực tại Bệnh viện Tỉnh Thanh Hoá (Trang 80 - 81)

- Các thông tin cá nhân về bệnh nhân thuộc đối tượng nghiên cứu đảm

4.6.2.Lựa chọn cường độ, kiểu xung tán sỏ

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.6.2.Lựa chọn cường độ, kiểu xung tán sỏ

Chúng tôi sử dụng máy tán sỏi Walz Elektronik GMBH models D - 72229 (Rohrdorf/ Germany). Có 3 kiểu phát xung theo thứ tự A, B, C với cường độ tăng dần. Quá trình thực hiện tán sỏi chúng tôi không có trường hợp nào phải dùng xung điện 1000mj. Số bệnh nhân có sỏi phải dùng xung điện cường độ 500mj chiếm tỷ lệ 58,49 %. Còn lại đều dùng xung điện 250mj là tán vỡ sỏi (bảng 3.27). Với sỏi nhỏ < 10 mm và mềm chỉ dùng xung kiểu A có cường độ 250mj là tán vỡ được sỏi. Với những sỏi lớn và rắn chúng tôi sử dụng xung có cường độ 500mj để tán vỡ sỏi .

Theo nhiều nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước cho thấy tùy theo đặc điểm của sỏi mà sỏi dễ vỡ hoặc khó vỡ, nhưng tất cả sỏi mật đều có thể tán vỡ được. Theo Đặng Tâm (2004), không có trường hợp nào tiếp cận được sỏi mà tán sỏi không vỡ [41]. Harrison (1987), nghiên cứu trên thực nghiệm và trên động vật sỏi kích thước từ 5 - 28 mm khi tán bằng điện thủy lực chỉ có 2 trường hợp không vỡ sỏi, có 65 % chỉ cần sử dụng xung đơn [69]. Arya (2004), vỡ sỏi 96 % [56]. Chúng tôi thống nhất một số đặc điểm có liên quan đến mức độ dễ vỡ của sỏi là:

- Độ cứng của sỏi: Sỏi sắc tố nâu có thành phần chủ yếu là bilirubinate calcium thường gặp ở nước ta, là loại sỏi mềm dễ vỡ, chiếm khoảng 79,3 %. Sỏi sắc tố đen, kích thước thường nhỏ, tán sỏi khó vỡ hơn, cần nhiều xung hơn để phá sỏi.

- Sỏi to cần nhiều xung để tán cho sỏi vỡ hoàn toàn.

- Kỹ thuật tán sỏi và chọn xung tán sỏi cũng ảnh hưởng đến khả năng vỡ của sỏi. Nếu để đầu tán sỏi quá xa, hiệu quả vỡ sỏi sẽ kém.

- Ngoài ra khả năng vỡ của sỏi còn phụ thuộc vào độ cản quang của sỏi (trong nghiên cứu chúng tôi chưa xác định được).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị sỏi mật bằng phẫu thuật kết hợp tán sỏi điện thủy lực tại Bệnh viện Tỉnh Thanh Hoá (Trang 80 - 81)