Triệu chứng cơ năng (bảng 3.4)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị sỏi mật bằng phẫu thuật kết hợp tán sỏi điện thủy lực tại Bệnh viện Tỉnh Thanh Hoá (Trang 69 - 70)

- Các thông tin cá nhân về bệnh nhân thuộc đối tượng nghiên cứu đảm

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2.2.1. Triệu chứng cơ năng (bảng 3.4)

- Bệnh nhân có biểu hiện đau bụng là 100 %, vị trí đau gặp nhiều nhất ở hạ sườn phải (64,15%), đau hạ sườn phải kết hợp với đau thượng vị (18,87 %), cuối cùng là đau vùng thượng vị (16,98 %). Tính chất đau đa số có cơn đau dữ dội (77,36 %). Nguyễn Quang Trung (2012), khi nghiên cứu trên 229 bệnh nhân người cao tuổi cho thấy đau vùng hạ sườn phải 96,07 % [47]. Trong nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Bắc (2007), có 97,1 % có triệu chứng đau thượng vị hoặc hạ sườn phải [3]. Theo Phùng Tấn Cường (2008), đau hạ sườn phải - thượng vị gặp 100% trong 102 bệnh nhân đã nghiên cứu [7].

- Bệnh nhân có biểu hiện sốt khi vào viện là 75,57 %. Trong đó sốt cao có 4 trường hợp 7,54 %. Một số tác giả khác cho kết quả tương tự. Phùng tấn cường (2008) là 73,53 %[7]. Nguyễn Hoàng Bắc (2007) 62,2%[3]. Nguyễn Quang Trung (2012), gặp triệu chứng này 24,45 %[47], ít hơn của chúng tôi (p < 0,05).

- Chúng tôi thấy bệnh nhân có vàng da, vàng mắt là 58,49 %. Tỷ lệ này tương tự với kết quả của nhiều tác giả trong nước. Nguyễn Quang Trung (2012) là 67,69 % [47], Phùng Tấn Cường (2008) là 52,94 % [7]. Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Bắc (2007), triệu chứng này có tỷ lệ 29,7 % [3], gặp ít hơn của chúng tôi với (p < 0,05).

- Chúng tôi gặp tam chứng Charcot điển hình là 51% (biểu đồ 3.3). Các bệnh nhân có tam chứng Charcot điển hình và không điển hình không có sự

khác biệt (p > 0,05). Theo Thái Nguyên Hưng (2009), có 91,7 % bệnh nhân đau hạ sườn phải, 63,6 % có tam chứng Charcot điển hình [25]. Theo một số tác giả (bảng 4.1), tam chứng Charcot điển hình có tỷ lệ khác nhau. Một số tác giả phía Bắc (Lê Trung Hải (1993), Thái Nguyên Hưng (2009)) cho kết quả cao hơn 50 % [16], [25], giống như nghiên cứ

u của chúng tôi (50,94 %). Một số tác giả ở phía Nam kết quả thấp hơn Nguyễn Hoàng Bắc (2007), Phùng Tấn Cường (2008). Dùng phép kiểm χ2 kết quả các tỷ lệ này thấp hơn của chúng tôi có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

Bảng 4.1. Bệnh nhân có tam chứng Charcot của một số tác giả

Tác giả Năm Số bệnh nhân Tỷ lệ

Lê Trung Hải 1993 75/104 72,1 %

Nguyễn Hoàng Bắc 2007 46/172 26,7 %

Phùng Tấn Cường 2008 25/102 24.51 %

Thái Nguyên Hưng 2009 77/121 63,6 %

Lưu Ngọc Hùng 2012 27/53 50,94 %

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị sỏi mật bằng phẫu thuật kết hợp tán sỏi điện thủy lực tại Bệnh viện Tỉnh Thanh Hoá (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w