Về sự đa dạng di truyền của loài Xít xa ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá sự đa dạng trình tự AND ribosom ITS của ba loài dược liệu chứa berberin họ rutaceae ở việt nam (Trang 84 - 85)

M EU1 EU2 EU3 EU4 EU

4.3.Về sự đa dạng di truyền của loài Xít xa ở Việt Nam

Trước hết, về mặt phân bố, khảo sát về sự có mặt loài Xít xa ở các vùng địa lý khác nhau trên lãnh thổ Việt Nam cho thấy đây là một loài hiếm gặp, không phân bố rộng rãi, vì thế, số lượng mẫu thu hái của loài này chỉ giới hạn ở 3 mẫu, trong đó, 1 mẫu của Nghệ An và 2 mẫu ở 2 xã khác nhau đều thuộc Sapa, Lào Cai. Trình tự nucleotid vùng ITS-rADN của 3 mẫu Xít xa thu được trong nghiên cứu này hoàn

72

toàn giống nhau: kích thước vùng ITS là 745bp và tỉ lệ thành phần (G+C) là 61,3%, hệ số tương đồng từ công cụ BLAST là 100%. Như vậy, rất có thể cả 3 mẫu Xít xa này cùng thuộc một nguồn gen chung và được di thực trồng ở 2 vùng khác nhau. Cùng thuộc họ Rutaceae nên kích thước và tỉ lệ thành phần (G+C) của các mẫu Xít xa thu được tương tự như kích thước và tỉ lệ thành phần (G+C) vùng ITS của các mẫu Muồng truổng.

Sử dụng 2 dữ liệu gen ITS-rADN của loài Toddalia asiatica từ ngân hàng gen thế giới: mẫu HG002511 (ở Hawai) và mẫu HG4786 (ở Trung Quốc). Kết quả cho thấy tuy ở 2 vị trí địa lý cách xa nhau nhưng trình tự ITS-rADN của 2 mẫu

Toddalia asiatica trên có hệ số tương đồng là 98,9% và hệ số bootstrap là 100. Hệ số tương đồng trình tự ITS-rADN của 2 mẫu HG002511 và HG4786 so với 3 mẫu

Toddalia asiatica trong nghiên cứu cao: 99,1% - 99,3%. 3 mẫu Xít xa của Việt Nam được thu hái tại Lào Cai và Nghệ An có trình tự nucleotid vùng ITS-rADN giống nhau. Từ đó có thể sơ bộ kết luận trình tự nucleotid vùng ITS-rADN của loài

Toddalia asiatica có tính bảo thủ cao, thuận lợi cho việc xác định loài Toddalia asiatica dựa vào trình tự gen. Một nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Thanh Nga và cộng sự trên dược liệu thuộc chi Đẳng sâm cũng cho kết quả với sự tương đồng 100% trong trình tự vùng gen ITS của loài C. Javanica C. Tangshen [9]. Tuy nhiên, do sự phân bố quá hạn chế ở Việt Nam, việc khai thác loài T. asiatica cho mục đích thu berberin rất khó khăn, cần có thêm các nghiên cứu trồng trọt, di thực để mở rộng vùng phân bố của loài này.

Một phần của tài liệu Đánh giá sự đa dạng trình tự AND ribosom ITS của ba loài dược liệu chứa berberin họ rutaceae ở việt nam (Trang 84 - 85)