KẾT LUẬN Kết quảđạt đượ c c ủ a lu ậ n v ă n

Một phần của tài liệu Công nghệ SDR trong truyền thông di động trên thế giới (Trang 106 - 108)

- Kết hợp công suất: Trong trường hợp có M anten được thực hiện ở đường xuống và mỗi anten được điều khiển bởi một bộ khuếch đại công suất với tốc độ

CHƯƠNG 4 GIẢI PHÁP SDR KẾT HỢP MIMO-OFDM

KẾT LUẬN Kết quảđạt đượ c c ủ a lu ậ n v ă n

Luận văn đã trình bày những công nghệ tiêu biểu ứng dụng cho hệ thống thông tin di động như MIMO, OFDM, mạng toàn IP và đặc biệt là công nghệ SDR. Để dễ dàng cho việc tiếp cận công nghệ tác giả đã trình bày tình hình thông tin di động trên thế giới và của nước ta kết hợp với chuẩn hóa của các tổ chức truyền thông quốc tế từ đây chúng ta có thể xác định được hướng công nghệ hợp lý cho phát triển ở mỗi quốc gia.

Với công nghệ MIMO, OFDM tác giảđã chứng minh được những tính năng nổi trội của công nghệ như khả năng thiết kếđường truyền tốc độ cao, hiệu năng sử dụng phổ, giảm nhiễu, tăng dung lượng hệ thống… Kỹ thuật điều chế OFDM là một trường hợp đặc biệt của phương pháp điều chế đa sóng mang trong đó các sóng mang phụ trực giao với nhau, nhờ vậy mà phổ tín hiệu ở các sóng mang phụ cho phép chồng lấn lên nhau mà phía thu vẫn có thể khôi phục lại tín hiệu ban đầu. Các tiến bộ trong xử lý tín hiệu số kết hợp với tốc độ xử lý của các bộ DSP là nền tảng vững chắc cho sự phát triển của các hệ thống đa sóng mang.

Đặc biệt công nghệ SDR tác giả đi từ khái niệm một cách nhìn trừu tượng đến cụ thể hơn ở kiến trúc của SDR với phân hệ định nghĩa phần cứng và phân hệ định nghĩa phần mềm. Quá trình xử lý tín hiệu ở các phân hệ thông qua các bộ xử lý có khả năng lập trình DSP, FPGA, ASIC. Một vấn đề phức tạp về giao thức SDR cũng được làm rõ ởđây, với khả năng tương thích, soạn thảo và cấu hình lại giao thức để tùy chọn giao thức và cụm giao thức cho yêu cầu hệ thống thiết lập bởi thiết bị đầu cuối định nghĩa phần mềm. Như vậy với giao thức có thể cấu hình lại làm tăng tính linh động của hệ thống trong quá trình hoạt động cũng như khi nâng cấp thiết bị.

Với sự mềm dẻo, hiệu quả về mặt chi phí và sức mạnh SDR đã được ứng dụng rộng rãi trong hệ thống truyền thông di động: Bluetooth, WLAN, CDMA, GSM, WCDMA và WiMAX. ZTE cũng đã có những giải pháp ứng dụng SDR cho

thiết kế trạm gốc với giải pháp này các nhà khai thác có thể dễ dàng mở rộng, điều hành và bảo dưỡng hệ thống thông tin của họ đồng thời cắt giảm chi phí một cách đáng kể.

Cuối cùng tác giả đề xuất giải pháp SDR kết hợp MIMO-OFDM. Với khả năng tăng dung lượng hệ thống, xử lý thời gian thực, tăng hiệu năng và giảm công suất tiêu hao. Tác giảđã phân tích đánh giá những ưu nhược của giải pháp. Tuy giải pháp còn những hạn chế nhưng khả năng phát triển để ứng dụng vào thực tế là rất khả thi.

Hướng phát triển của đề tài

- Nghiên cứu tích hợp các công nghệ mới MIMO, OFDM, mạng toàn IP, SDR cho mạng 4G.

- Nghiên cứu đưa ra thiết kế thử nghiệm cho sản phẩm ứng dụng công nghệ SDR

- Nghiên cứu SDR băng tần rộng để sử dụng được các thiết bịở các dải tần khác nhau.

- Nghiên cứu kỹ thuật ghép kênh tiên tiến MIMO ứng dụng cho SDR.   

Một phần của tài liệu Công nghệ SDR trong truyền thông di động trên thế giới (Trang 106 - 108)