Tại sao cần nghiên cứu và ứng dụng SDR vào thực tiễn

Một phần của tài liệu Công nghệ SDR trong truyền thông di động trên thế giới (Trang 53 - 54)

- Kết hợp công suất: Trong trường hợp có M anten được thực hiện ở đường xuống và mỗi anten được điều khiển bởi một bộ khuếch đại công suất với tốc độ

CHƯƠNG 3 CÔNG NGHỆ SDR

3.1.2 Tại sao cần nghiên cứu và ứng dụng SDR vào thực tiễn

Với sự phát triển không ngừng nhu cầu con người về thông tin và truyền thông dữ liệu, thoại, video, thông điệp quảng bá và thông tin điều khiển. Để đáp ứng tính cấp thiết trong truyền thông như việc thay đổi thiết bị vô tuyến một cách dễ dàng và giảm chi phí đã trở thành tâm điểm trong kinh doanh. Với công nghệ SDR mang đến chi phí mềm dẻo và tiết kiệm công suất để chuyển hướng truyền thông, với những lợi ích đạt được những dịch vụ và sản phẩm sẵn sàng đến được với người sử dụng đầu cuối.

SDR là một công nghệ phát triển nhanh và phổ biến rộng rãi trong ngành công nghiệp thông tin vô tuyến thương mại. Nó hỗ trợ việc triển khai các hệ thống thông tin vô tuyến đa băng tần và đa tiêu chuẩn. Các nhà khai thác di động, các nhà sản xuất và những thuê bao di động đều có lợi ích từ việc ứng dụng SDR để cải thiện nhanh chóng hệ thống thông tin.

Với kỹ thuật SDR, các nhà khai thác di động có thể nâng cấp hệ thống mạng đến phiên bản mới nhất mà không cần thay đổi phần cứng, do đó làm giảm tổng chi phí TCO (Total cost of ownership). Họ có thểđưa ra các dịch vụ mới nhằm đến các lớp người sử dụng khác nhau trên một hạ tầng phần cứng chung. Việc triển khai thiết bị SDR có thể giúp các nhà khai thác chuyển từ “nhà cung cấp mạng” thành “nhà cung cấp dịch vụ”, từđó tạo ra các nguồn doanh thu khổng lồ mới. Thêm nữa, thiết bị SDR giúp cải thiện thời gian đưa sản phẩm ra thương mại, làm giảm đáng kể rủi ro đầu tư của nhà khai thác.

Từ quan điểm của nhà sản xuất, sử dụng kỹ thuật SDR giúp xóa đi khoảng cách phát triển giữa các công nghệ khác nhau, làm giảm chi phí nghiên cứu phát triển và giảm thời gian đưa ra thương mại của các sản phẩm và dịch vụ mới. Do các giao diện vô tuyến và dải tần trong kỹ thuật SDR sử dụng nhiều tiêu chuẩn kỹ thuật tiên tiến khác nhau, nền tảng SDR có thể đáp ứng được rất nhiều các yêu cầu của thị trường. Các sản phẩm SDR được mô đun hóa và cho phép nâng cấp “mềm” các dịch vụ, tính năng và các cơ chế an ninh mới. Với kỹ thuật SDR, các nhà sản xuất

Với các thuê bao, thiết bị đầu cuối SDR đồng nghĩa với một nền tảng chung cho rất nhiều các tiêu chuẩn kỹ thuật, cho phép tùy biến và truy nhập các tính năng và dịch vụ mới đa dạng với việc nâng cấp dễ dàng. Các thuê bao có thể sử dụng đầu cuối SDR để chuyển vùng dễ dàng giữa các nhà khai thác và tận hưởng sự di động thực sự. Kỹ thuật SDR làm tăng vòng đời của việc đầu tư cho thiết bị đầu cuối và đảm bảo sự không lỗi thời.

Một phần của tài liệu Công nghệ SDR trong truyền thông di động trên thế giới (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)