Tại sao MIMO và OFDM được ứng dụng cùng SDR? 1 Đối với MIMO

Một phần của tài liệu Công nghệ SDR trong truyền thông di động trên thế giới (Trang 98 - 99)

- Kết hợp công suất: Trong trường hợp có M anten được thực hiện ở đường xuống và mỗi anten được điều khiển bởi một bộ khuếch đại công suất với tốc độ

CHƯƠNG 4 GIẢI PHÁP SDR KẾT HỢP MIMO-OFDM

4.3 Tại sao MIMO và OFDM được ứng dụng cùng SDR? 1 Đối với MIMO

4.3.1 Đối với MIMO

MIMO có khả năng tăng dung lượng đường truyền trong điều kiện dải tần số ngày càng khan hiếm.

Thông qua tính toán hoặc chạy mô phỏng chúng ta sẽ thấy được dung lượng của đường truyền sóng vô tuyến sẽ tăng lên khi tăng số lượng anten sử dụng tại hai đầu phát và thu sóng.[14]

Sử dụng nhiều anten để tăng khả năng chọn lựa, tăng tính thích ứng của đường truyền sóng vô tuyến.

Một đặc điểm quan trọng của môi trường sóng vô tuyến trong không gian: sóng sẽ phản xạ, khúc xạ, nhiễu xạ... Như vậy khi sóng đến đầu thu sẽ là tổng hợp của nhiều sóng khác nhau. Các sóng này có thể kết hợp một cách tích cực hoặc tiêu cực làm độ lớn của biên độ sóng biến động theo thời gian và không gian... Môi trường đó còn được gọi là môi trường fadinh. Khi sử dụng nhiều anten sẽ tăng xác suất chọn lựa được sóng mạnh nhiều hơn sóng yếu. Đồng thời nếu chúng ta sử dụng cách phương pháp nhận sóng hợp lý, có thể tổng hợp sóng nhận được từ các anten khác nhau, tăng sức mạnh của sóng so với tạp âm tại đầu thu.

Sử dụng nhiều anten có thể điều chỉnh hướng của búp sóng, tăng độ lợi của anten và tăng dung lượng của hệ thống.

Với truyền thông không dây, khi dải tần số ngày càng khan hiếm, để tăng dung lượng đường truyền, người ta cần phải sử dụng đến kỹ thuật MIMO. Các ứng dụng ngày nay đều đỏi hỏi đường truyền có tốc độ cao để truyền tải các đa phương tiện lớn, ngoài âm thanh sẽ là hình ảnh, video, file, data.... Cũng như phân tích ở trên, nếu chỉ dùng dãy anten để beam-forming thôi thì chưa đủ sức đáp ứng nhu cầu về dung lượng đường truyền. Bởi khi beam-forming thì dùng nhiều ăngten nhưng chỉ truyền đi có một dòng bit mà thôi. Trong khi nếu dùng kỹ thuật MIMO theo kiểu mỗi anten đưa lên đó một dòng bit khác nhau thì có thể tăng được dung lượng

lên rất nhiều. Chính vì thế mà trong các chuẩn gần đây mạng không dây đều dùng MIMO.

Một phần của tài liệu Công nghệ SDR trong truyền thông di động trên thế giới (Trang 98 - 99)