- Kết hợp công suất: Trong trường hợp có M anten được thực hiện ở đường xuống và mỗi anten được điều khiển bởi một bộ khuếch đại công suất với tốc độ
2.3.2 Mạng toàn IP
Mạng toàn IP là kỹ thuật triển vọng nhất đồng hành với mạng thế hệ thứ tư. Sự khác nhau quan trọng nhất giữa mạng toàn IP và những mạng 2G/3G hiện nay là chức năng của RNC và BSC. Những chức năng này bây giờđược phân bổ vào BTS và một tập server cùng gateway. Những phần tử thay đổi đó được mô tả tiếp theo đây [4].
+ IP-BTS: BTS này có nhiều chức năng hơn BTS đang hoạt động hiện nay. IP-BTS đảm nhiệm như một RNC/BSC loại nhỏ, thường thực hiện chức năng lớp 1, 2 và 3. Có hai loại bao gồm BTS phục vụ và BTS trôi (tương đương với RNC phục vụ và RNC trôi trong mạng vô tuyến WCDMA).
+ (IP) server: IP-BTS không có khả năng thực hiện tất cả chức năng RNC/BTS ở mức mạng. Những server này xử lý báo hiệu giữa các phần tử mạng. Chúng cũng có khả năng tựđiều chỉnh tập thông số của mạng vô tuyến, nhờ vậy tận dụng tốt hơn tài nguyên vô tuyến. Có nhiều kỹ thuật được xử lý ở đây để sử dụng một server dùng chung để cải thiện hiệu năng và hiệu quả của mạng khi so sánh với những server riêng rẽ cho mỗi giao diện vô tuyến.
+ Gateway (GW): Những thiết bị này chịu trách nhiệm cho tương tác giữa mạng IP-RAN và mạng lõi IP. Gateway thường có hai loại bao gồm CS-GW và PS- GW dựa vào hình thức cuộc gọi là chuyển mạch kênh và chuyển mạch gói.
2.3.2.1 IPV6
Internet đang phát triển cực kỳ nhanh chóng. Theo khảo sát gần đây nhất vào tháng 1 năm 2000, số lượng host lên tới 109.5 triệu. Nguyên tắc đánh địa chỉ IPv4 với độ dài 32 bít chỉ cung cấp trên 4 tỷđịa chỉ và xu hướng này thì số lượng địa chỉ đó không đủ khả năng cho tất cả các host của internet vì những lý do sau:
+ Địa chỉ IP được phân thành hai phần được quản lý độc lập gồm phần mạng và phần dành cho máy chủ. Mặc dù không gian địa chỉ trong một mạng có thể cấp phát mềm dẻo nhưng khi cấp phát một phần không gian này (một giải địa chỉ IP) cho một miền quản lý riêng thì tất cả những địa chỉ IP trong vùng đó không thể cấp phát cho bất kỳ một miền nào khác nữa.
+ Không gian địa chỉ IPv4 được cấu trúc thành 4 lớp mạng A, B, C, D có kích cỡ khác nhau và không gian địa chỉ mỗi lớp mạng đó là hoàn toàn độc lập với nhau.
+ Theo dự đoán, sự gia tăng trong sử dụng TCP/IP ở những không gian phải là kết nối PC truyền thống sẽ dẫn tới cạn kiệt nhanh chóng tài nguyên địa chỉ IP. Điển hình như việc sử dụng rộng rãi TCP/IP cho các thiết bị cầm tay kết nối internet, đầu cuối điện tử hoặc tivi cho phép kết nối web sẽ làm tăng một số lượng khổng lồ host IP.
Vấn đề này được gọi là cạn kiệt địa chỉ IP. Có nhiều phương thức khắc phục vấn đề đó như tăng cường sử dụng DHCP và CIDR (Classless Inter Domain Routing) đã được thực hiện nhưng dần dần không gian địa chỉ IP hiện nay sẽ không còn đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng. Nhóm chuyên trách kỹ thuật internet IETF (Internet Engineering Task Force) đã thành lập nhóm vấn đề tài nguyên địa chỉ IP không còn giải quyết được. Theo tính toán của nhóm được đưa ra vào tháng 12 năm 1994 thì không gian địa chỉ IP sẽ không còn vào khoảng giữa từ năm 2005 đến 2011. Ngoài vấn đềđịa chỉ IP, thì một số hạn chế của IPv4 là các bảng định tuyến ở router đang phình ra quá lớn cản trở trong vấn đề quản lý; lưu lượng ưu tiên hay lớp dịch vụđã được định nghĩa nhưng hiếm khi được sử dụng và không phải tất cả đều
có hiệu lực trong IPv4 nhưng lại rất quan trọng trong các ứng dụng thời gian thực hiện đại. Tất cả những yếu tố đó dẫn tới yêu cầu phải định ngĩa một giao thức IP mới. IETF thành lập một nhóm làm việc Ipng (IP next generation) và phát hành khuyến nghị RFC 1752 cho giao thức IP thế hệ kế tiếp. Dần dần sau đó, các định nghĩa giao thức internet phiên bản 6 (IPv6) được giới thiệu trong RFC 1883 và được hoàn thành trong RFC 2460.