Vai trò của kiến trúc dải băng tần cơ sở

Một phần của tài liệu Công nghệ SDR trong truyền thông di động trên thế giới (Trang 75 - 77)

- Kết hợp công suất: Trong trường hợp có M anten được thực hiện ở đường xuống và mỗi anten được điều khiển bởi một bộ khuếch đại công suất với tốc độ

CHƯƠNG 3 CÔNG NGHỆ SDR

3.5.1 Vai trò của kiến trúc dải băng tần cơ sở

Dải băng tần cơ sở của bất kỳ hệ thống nào cũng phải chịu trách nhiệm truyền các dòng dữ liệu thô dạng kỹ thật số theo đúng định dạng để chuẩn bị cho việc truyền qua 1 kênh không dây nào đó. Trong bộ truyền phát, diễn ra các quá

hiệu hay dữ liệu. Tại máy thu, thông tin từ thiết bị đầu cuối tần số vô tuyến phải được phân tích một cách cẩn trọng để tách đúng dữ liệu cần nhận. Điều này yêu cầu cần có tính đồng bộ hóa, tính điều biến, việc bù kênh, giải mã kênh và chọn lọc kênh đa truy cập. Nhiều chức năng khác cũng được kết hợp lại với nhau tạo thành một chuỗi các chức năng xử lý, cung cấp một đường truyền mà thông qua đó dữ liệu và các bit trên đầu được truyền qua.

Cấu trúc chuỗi xử lý băng tần cơ sởđược xây dựng để xử lý loại kênh không dây và một số chức năng hỗ trợ khác mà dữ liệu sẽđược truyền qua đó. Sử dụng các cấu trúc giải mã kênh và điều biến khác nhau để làm tăng tối đa lưu lượng dữ liệu truyền qua một kênh nào đó mà chính những kênh đó có thể bịảnh hưởng bởi trình ứng dụng (ví dụ như tốc độ dữ liệu theo yêu cầu). Sử dụng phương pháp đa truy cập để tăng tối đa số lượng máy truyền phát mà có thể sử dụng chung một dải phổ cùng một lúc, mang tính hiệu quả cao. Các chức năng hỗ trợ như tính đồng bộ hóa, tính bù, các thuật toán đa hình khối đều thúc đẩy việc định dạng truyền cơ sở, làm tiêu hao nguồn và mất thêm một số công đoạn xử lý, điều này đặc biệt quan trọng đối với trường hợp là thiết bị xách tay dễ di chuyển.

Phần lớn giao diện vô tuyến ngày nay phụ thuộc vào một số tiêu chuẩn kỹ thuật, yêu cầu nghiêm ngặt về mặt định dạng truyền trong hệ thống cụ thể nào đó. Ví dụ, tiêu chuẩn GSM, UTRA và IS-95 chỉ định ra một vài định dạng cá nhân đối với hệ thống truyền thông di động không dây. Việc truyền âm thanh số (DAB) và DVB-T định ra các định dạng cho các hệ thống truyền từ trái đất và DVB-S dành cho hệ thống truyền từ vệ tinh. Một số hệ thống không dây tốc độ bit cao khác thì dùng cho mạng tầm ngắn , truy cập không dây cốđịnh và các trình ứng dụng khác. Phần mềm vô tuyến có thể được thiết kế để truyền nhận, sử dụng hàng loạt các chuẩn sẵn có. Khi có độ rộng băng tần, phần mềm vô tuyến này có thể đột xuất tham gia. Bất kỳđịnh dạng truyền chuẩn nào cũng có thểđược lựa chọn để mang lại dịch vụ cần thiết phù hợp với yêu cầu của người sử dụng.

Đánh giá của thị trường tập trung vào những yêu cầu của người sử dụng đối với công nghệ ứng dụng. Chúng ta tìm cách để cung cấp những dịch vụ và những ứng dụng đó đểđáp ứng yêu cầu của người sử dụng.

Các lập trình viên ứng dụng phần lớn sẽ sử dụng các linh kiện kỹ thuật hiện đại, có thể sau một vài hiệu chỉnh, sau đó tích hợp chúng lại với nhau thành hệ thống hạ tầng cơ sở. Đây chính là phương thức phát triển của thiết bị di động 2G với thiết bịđầu cuối GSM có chứa các thiết bị mạch tích hợp chuyên dụng hỗn hợp (ASIC) dựa trên cơ sở bộ vi xử lý đặc biệt (µP) hay core của bộ xử lý tín hiệu số (DSP).

Công nghệ thiết bị mới đang phát triển rất nhanh, nó thay thế hoàn toàn công nghệ µP và DSP truyền thống. Cổng mạng có thể lập trình trường dữ liệu (FPGA) và các bộ xử lý kết cấu có thể tái cấu hình được đã đưa ra một khía cạnh khác đối với việc sử dụng công nghệ µP và DSP truyền thống.

Một phần của tài liệu Công nghệ SDR trong truyền thông di động trên thế giới (Trang 75 - 77)