Phương pháp điều chế đa sóng mang FDM

Một phần của tài liệu Công nghệ SDR trong truyền thông di động trên thế giới (Trang 28 - 29)

CHƯƠNG 2 CÁC CÔNG NGHỆ ỨNG DỤNG TRONG MẠNG DI ĐỘNG THẾ HỆ MỚ

2.1.1.2Phương pháp điều chế đa sóng mang FDM

Phương pháp điều chế đa sóng mang được hiểu là toàn bộ băng tần của hệ thống được chia ra làm nhiều băng con với các sóng mang phụ cho mỗi băng con là khác nhau. Ý tưởng phương pháp này được mô tả như sau:

Phương pháp điều chế đa sóng mang còn được hiểu là phương pháp ghép kênh phân chia theo tần số FDM, trong đó toàn bộ dải tần số được chia làm Nc= 2L+1 kênh song song hay còn gọi là kênh phụ với bề rộng là:

fs =

Nc B

Nhiễu liên tín hiệu ISI gây ra bởi trễ truyền dẫn chỉảnh hưởng đến một ít các mẫu tín hiệu. Chất lượng hệ thống ít bịảnh hưởng tới hệ thống phân tập đa đường. Các ưu điểm cơ bản của phương pháp điều chế đa sóng mang so với phương pháp điều chếđơn sóng mang là:

¾ Ảnh hưởng nhiễu liên tín hiệu ISI đến chất lượng hệ thống giảm đáng kể.

¾ Ảnh hưởng của hiệu ứng lựa chọn tần số của kênh đối với chất lượng hệ thống cũng giảm do kênh chia làm nhiều kênh phụ.

¾ Độ phức tạp của bộ cân bằng kênh và lọc nhiễu cho hệ thống cũng giảm. Tuy nhiên, phương pháp điều chế đa sóng mang cũng có một số nhược điểm cơ bản: hệ thống nhạy cảm với hiệu ứng phụ thuộc thời gian của kênh. Điều này là do độ dài của một mẫu tín hiệu tăng lên, nên sự biến đổi về thời gian của kênh vô tuyến có thể xảy ra trong một mẫu tín hiệu.

Phương pháp điều chế đa sóng mang không làm tăng hiệu quả phổ sử dụng băng tần của hệ thống so với phương pháp điều chếđơn tần, ngược lại nếu các kênh phụđược phân cách với nhau ở một khoảng nhất định thì điều này lại làm giảm hiệu quả sử dụng phổ. Để làm tăng hiệu quả sử dụng phổ của hệ thống đồng thời vẫn kế thừa được các ưu điểm của phương pháp điều chếđa sóng mang, phương pháp điều chếđa sóng mang trực giao OFDM ra đời.

Một phần của tài liệu Công nghệ SDR trong truyền thông di động trên thế giới (Trang 28 - 29)