- Kết hợp công suất: Trong trường hợp có M anten được thực hiện ở đường xuống và mỗi anten được điều khiển bởi một bộ khuếch đại công suất với tốc độ
CHƯƠNG 3 CÔNG NGHỆ SDR
3.6.1.1 Macrocell ứng dụng SDR
Cấu trúc macrocell được thiết kế để đáp ứng yêu cầu về trạm phát cỡ lớn. Kích cỡ của ô được quy định theo tiêu chuẩn ITU.
Bởi vì cell lớn có bán kính hàng km, do đó chúng có xu hướng được lắp đặt ở giai đoạn đầu khi triển khai một mạng mới để nhanh chóng phủ sóng rộng với số lượng BS ít nhất. Khoảng cách đường truyền càng dài thì bộ khuếch đại nguồn càng phải lớn và hệ thống anten càng phải cao. Khi mật độ người sử dụng tăng thì các cell cực đại (macrocell) trở nên quá tải và công suất mạng thường được cải thiện bằng việc thêm nhiều ô nhỏ và picocell ở những khu vực có mặt độ user cao. Macrocell cho phép phủ sóng dạng hình ô và sử dụng để cải thiện sự ổn định bằng cách cung cấp công suất dự phòng khi microcell không hoạt động vì nằm trong thời kỳ bảo trì bảo dưỡng hoặc nâng cấp.
Kiến trúc phần cứng được tối ưu hóa để kết hợp công suất user và bán kính ô lớn ;cung cấp cấu tạo phần cứng theo môđun được liên kết bằng các tổng đài linh động và khả năng mở rộng.
Hinh 3.17 Kiến trúc Macrocell
Kiến trúc Macro trong hình 3.17 minh họa 3 thành phần cấu tạo: nền phần cứng (platform), hệđiều hành và phần mềm ứng dụng. Phần cứng được chia thành 3 khối chức năng: tần số cao tương tự (RF), trung tần kỹ thuật số( IF) và xử lý tín hiệu kỹ thuật số(SP). Bộ cảm biến(điều khiển) hệ thống IF, SP và giao diện mạng cài đặt theo chuẩn khung PCI compact 19 Inch.
Mỗi khối RF đại diện cho 1 dải tần rộng RF hoàn chỉnh, nhận và truyền tải trọng có khả năng xử lý độ trải phổ lên đến 20 MHz . Chuỗi RF có trách nhiệm biến đổi A/D, biến đổi D/A, biến đổi tăng và biến đổi giảm tương tự thành IF kỹ thuật số thông thường, sự khuếch đại thu âm nhiễu thấp và bộ khuếch đại nguồn . Dải RF được kết nối bằng 1 ma trận chuyển mạch linh động tới khu vực IF kỹ thuật số. Sự sắp xếp này cho phép phần cứng IF và SP xử lý tín hiệu từ biên độ nguồn 1 cách linh động bao gồm các anten ở những vùng không trung khác nhau, hoặc ở các khu vực khác nhau.
Mỗi khối IF đại diện cho một tấm vi mạch xử lý IF công suất cao, có khả năng hoạt động ở nhiều nấc của sóng mang RF truyền và nhận dữ liệu. Ví dụ ở mặt nhận, xử lý IF gồm việc chọn sóng mang ở tần số IF kỹ thuật số bình thường cũng như việc lọc, rút giảm và biến đổi giảm tần số thành dải cơ sở. Ở mặt truyền, xử lý IF gồm việc biến đổi tần số từ dải cơ sở, dung hợp tốc độ và kết hợp sóng mang để gửi một nguồn đa sóng mang dải tần rộng đơn tới bộ chuyển đổi D/A.
Khối SP trong hình 3.17 biểu diễn thẻ xử lý tín hiệu kỹ thuật số loại công suất cao. Thẻ SP được kết nối thông qua hệ thống chuyển mạch linh động thành thẻ IF để bất kỳ luồng dữ liệu số dải gốc trong chuỗi thẻ IF đều có thể được chuyển mạch thành bất kỳ thẻ SP. Thẻ SP là tài nguyên lớp 1 cơ sở trong BTS, có trách nhiệm đối với lưu lượng nguồn (dữ liệu và âm thanh), và kiểm soát các kênh từ BSC và mã hóa, điều biến các kênh đó như là các ứng dụng giao diện vô tuyến tầng 1 nội trú (ví dụ CDMA2000, UTMS…) minh họa sự phân tách phần mềm ứng dụng khỏi phần cứng thông qua lớp trung gian là phần sụn.