Bài “Kính thiên văn”

Một phần của tài liệu xây dựng tiến trình dạy học một số kiến thức phần quang hình học – vật lý 11 (nâng cao) theo các giai đoạn của phương pháp thực nghiệm nhằm phát huy tính tích cực, tự chủ, bồi dưỡng năng lực sáng tạo của học sinh (Trang 129 - 131)

a) Đơn vị kiến thức 1: Công dụng, nguyên tắc cấu tạo của kính thiên văn.

Hoạt động 1: Đặt vấn đề và nêu ra giả thuyết về cấu tạo kính thiên văn

- Rút kinh nghiệm khi dạy bài “Kính hiển vi”, GV đã yêu cầu HS không sử dụng SGK.

- Với câu hỏi “có biện pháp nào giúp ta nhìn rõ được những vật như trăng, sao hay cây cối không?”, đa số HS ở cả hai lớp TN đều trả lời là dùng kính thiên văn.

- Với câu hỏi: “Kính thiên văn phải có cấu tạo như thế nào để có thể nhìn rõ các vật ở xa?”. Một số HS ở lớp TN1 trả lời kính thiên văn có thể gồm hai TKHT ghép lại, TKHT L1 có nhiệm vụ đưa ảnh về gần mắt, TKHT L2 giúp phóng đại ảnh; có 3 HS ở lớp TN1 đề nghị L1 là TKPK, L2 là TKHT; Ở lớp TN2, HS cũng đề xuất các phương án như lớp TN1, có khoảng 10 HS không có đề xuất.

Hoạt động 2: Kiểm tra giả thuyết và kết luận về cấu tạo của thiên văn

- Ở lớp TN1, có 5/7 nhóm lắp được 2 TKHT có thể nhìn rõ cây cối ở xa và hoàn thành đúng phiếu học tập, 2/7 chưa lắp đặt được kính thiên văn; Ở lớp TN2, có 5/7 nhóm hoàn thành đúng phiếu học tập, 2/7 chưa lắp được kính thiên văn.

b) Đơn vị kiến thức 2: Độ bội giác của kính thiên văn

Diễn ra như tiến trình đã soạn thảo Nhận xét giờ dạy:

- Ưu điểm:

+ HS tỏ ra rất thích thú khi dùng các dụng cụ quang để nhìn cây cối ở xa.

+ HS có thể hiểu thấu đáo tác dụng của từng bộ phân của kính thiên văn.

+ Tiên trình dạy học được bổ sung phù hợp với trình độ HS hơn so với bài “Kính hiển vi”

- Hạn chế:

+ Các TKHT ở phòng TN tiêu cự nhỏ nhất là 10cm và mỗi bộ thí nghiệm chỉ có 1 TKHT tiêu cự 10cm nên HS lắp đặt chỉ là mô hình, có thể nhìn rõ cây cối ở không xa mắt lắm.

+ Một số nhóm HS chưa bố trí được các TKHT để tạo thành kính hiển vi, Một phần vì thao tác HS còn kém, một phần vì việc bố trí này cũng hơi khó so với trình độ của HS.

Một phần của tài liệu xây dựng tiến trình dạy học một số kiến thức phần quang hình học – vật lý 11 (nâng cao) theo các giai đoạn của phương pháp thực nghiệm nhằm phát huy tính tích cực, tự chủ, bồi dưỡng năng lực sáng tạo của học sinh (Trang 129 - 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)