Các ứng dụng kỹ thuật trong phần “Quang hình học”

Một phần của tài liệu xây dựng tiến trình dạy học một số kiến thức phần quang hình học – vật lý 11 (nâng cao) theo các giai đoạn của phương pháp thực nghiệm nhằm phát huy tính tích cực, tự chủ, bồi dưỡng năng lực sáng tạo của học sinh (Trang 58 - 59)

- Gương phẳng: Một phần mặt phẳng phản xạ ánh sáng tốt được gọi là gương phẳng. Gương phẳng dùng để đổi phương và chiều truyền của chùm tia sáng.

- Gương cầu: Một phần mặt cầu phản xạ ánh sáng tốt được gọi là gương cầu. Gương cầu lõm thường được sử dụng để tạo ra chùm tia song song định hướng được hay dùng để thu ảnh của các vật ở xa, như các thiên thể. Gương cầu lồi dùng để mở rộng thị trường quan sát.

- Lăng kính: là một môi trường trong suốt được giới hạn bởi hai mặt phẳng không song song. Lăng kính được sử dụng trong máy quang phổ, lăng kính phản xạ toàn phần được sử dụng để thay đổi phương và chiều truyền của tia sáng.

- Thấu kính: là một môi trường trong suốt được giới hạn bởi hai mặt cầu khúc xạ đồng trục. Thấu kính mỏng được sử dụng để khắc phục tật cận, viễn, lão của mắt. Ngoài ra, thấu kính mỏng còn là bộ phận chính của nhiều quang cụ khác.

- Kính lúp: Là một thấu kính dương L có tụ số lớn. Các kính lúp đã khử quang sai gồm hai thấu kính ghép với nhau. Kính lúp dùng để quan sát vật nhỏ mà quan sát trực tiếp bằng mắt không rõ bằng cách tạo ra ảnh ảo có góc trông lớn hơn vật.

- Kính hiển vi: Kính hiển vi gồm ba bộ phận chính: vật kính, thị kính và bộ phận chiếu sáng. Vật kính và thị kính là hai hệ thấu kính ghép có tiêu cự f1’ và f2’ nhỏ, được xếp đồng trục trong ống kính và cách nhau khoảng d lớn hơn các tiêu cự f1’ và f2’ rất nhiều. Dùng để quan sát các vật rất nhỏ, có độ bội giác lớn hơn kính lúp nhiều lần.

- Kính thiên văn: Kính thiên văn gồm có một vật kính L1 có đường kính D lớn và có tiêu cự f1 dài. Thường vật kính được ghép từ hai thấu kính đã khử quang sai. Kính thiên văn giúp chúng ta đưa ảnh của vật về gần và làm tăng góc nhìn.

Một phần của tài liệu xây dựng tiến trình dạy học một số kiến thức phần quang hình học – vật lý 11 (nâng cao) theo các giai đoạn của phương pháp thực nghiệm nhằm phát huy tính tích cực, tự chủ, bồi dưỡng năng lực sáng tạo của học sinh (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)