Bài “Hiện tượng phản xạ toàn phần”

Một phần của tài liệu xây dựng tiến trình dạy học một số kiến thức phần quang hình học – vật lý 11 (nâng cao) theo các giai đoạn của phương pháp thực nghiệm nhằm phát huy tính tích cực, tự chủ, bồi dưỡng năng lực sáng tạo của học sinh (Trang 125 - 126)

Đơn vị kiến thức: Hiện tượng phản xạ toàn phần

Hoạt động 1: Phát hiện vấn đề và đề xuất giả thuyết

- Hầu hết HS đều hoàn thành phiếu học tập sau 5 phút, HS tính được góc khúc xạ và vẽ tia khúc xạ trong trường hợp và b, nhưng có một số HS không vẽ tia phản xạ kèm theo, ở lớp TN1 có 31/42 HS vẽ được tia phản xạ kèm theo, ở lớp TN2 chỉ có 22/39 HS vẽ được tia phản xạ kèm theo.

- Ở trường hợp c, đa số HS tính được sinr > 1, một vài HS thì đổi qua ghi thành n.sini = sinr và tính ra kết quả sai. GV đã chỉ ra chỗ sai của những HS đó.

- Với gợi ý của GV, đa số HS ở cả hai lớp TN đều đưa ra được phán đoán như trong tiến trình soạn thảo sau khoảng 1 phút.

Hoạt động 2: Phát hiện vấn đề và đề xuất giả thuyết điều kiện xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần

Diễn ra như tiến trình đã soạn thảo

Hoạt động 3: Đề xuất phương án, tiến hành thí nghiệm và kết luận

- Ở lớp TN1, có 1 nhóm đưa ra phương án dùng đến chiếu vào cạnh bên từ dưới lên, GV đã giải thích cho HS nếu chiếu như vậy thì tia sáng sẽ qua mấy lần khúc xạ giữa không khí- thuỷ tinh, thuỷ tinh – nước, nước – không khí nên khó để

xác định các góc; có 1 nhóm đưa ra phương án dùng chiếu ánh sáng từ không khí vào bản mặt song song, GV đã giải thích cho HS nếu dùng phương án này thì theo tính thuận nghịch của ánh sáng, nếu không có tia khúc xạ khi ánh sáng truyền từ thuỷ tinh ra không khí thì cũng không thể có tia tới tương ứng truyền từ không khí vào thuỷ tinh mà cho được tia khúc xạ tương ứng.

- Ở lớp TN1, có 2 nhóm HS giải thích được tác dụng của bán trụ, ở lớp TN2 có 1 nhóm HS giải thích được tác dụng của bán trụ.

- Các nhóm HS ở hai lớp TN đều bố trí thí nghiệm, làm thí nghiệm và hoàn thành được phiếu học tập 2. Lớp TN1 thời gian làm thí nghiệm và hoàn thành phiếu học tập là 12 phút. Lớp TN2 thời gian làm thí nghiệm và hoàn thành phiếu học tập là 15 phút.

- Các câu hỏi còn lại HS trả lời như tiến trình đã soạn thảo.

Hoạt động 4: Ứng dụng của hiện tượng phản xạ toàn phần

Diễn ra như tiến trình đã soạn thảo Nhận xét giờ dạy:

- Ưu điểm:

+ Tiến trình soạn thảo tương đối phù hợp với trình độ HS.

+ HS đã biết đề xuất vấn đề nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của GV.

+ HS biết đề xuất giả thuyết dưới sự định hướng của GV.

+ HS đã biết đề xuất các phương án thí nghiệm khác với SGK.

+ HS biết phân công trong nhóm, bố trí thí nghiệm và làm thí nghiệm một cách nhanh chóng.

+ HS thao tác thí nghiệm nhanh chóng hơn so với bài “khúc xạ ánh sáng”. - Hạn chế:

+ Chưa chuẩn bị cho HS các phương án thí nghiệm mà HS đưa ra.

+ Thời gian dạy bài “hiện tượng phản xạ toàn phần” kéo dài hơn phân phối 10 phút.

Một phần của tài liệu xây dựng tiến trình dạy học một số kiến thức phần quang hình học – vật lý 11 (nâng cao) theo các giai đoạn của phương pháp thực nghiệm nhằm phát huy tính tích cực, tự chủ, bồi dưỡng năng lực sáng tạo của học sinh (Trang 125 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)