Chuẩn bị về thí nghiệm và cơ sở vật chất

Một phần của tài liệu xây dựng tiến trình dạy học một số kiến thức phần quang hình học – vật lý 11 (nâng cao) theo các giai đoạn của phương pháp thực nghiệm nhằm phát huy tính tích cực, tự chủ, bồi dưỡng năng lực sáng tạo của học sinh (Trang 44 - 46)

* Nghiên cứu kỹ thuật sử dụng thí nghiệm trong dạy học theo PPTN.

a) Sử dụng thí nghiệm để phát hiện vấn đề [15]

- Dùng thí nghiệm để tạo ra vấn đề mới.

+ Thí nghiệm phải đơn giản, tạo ra hiện tượng dễ quan sát không bị nhiều yếu tố gây nhiễu.

+ Hiện tượng tạo ra trong thí nghiệm phải chứa đựng yếu tố trái với suy nghĩ thông thường của HS.

- Dẫn dắt HS phát hiện ra mâu thuẫn nhận thức.

+ GV phải nêu ra câu hỏi yêu cầu HS nhớ lại một kiến thức một hiện tượng nào đó nhằm khẳng định lại sự hiểu biết của HS sau đó đưa thí nghiệm tạo ra một hiện tượng mới trái với sự hiểu biết trước đó của HS, yêu cầu HS giải thích nguyên nhân.

+ GV yêu cầu HS nhắc lại kiến thức cũ, vận dụng kiến thức cũ để dự đoán kết quả hiện tượng sẽ xảy ra. Sau đó GV đưa ra thí nghiệm để HS thấy hiện tượng không xảy ra như dự đoán, yêu cầu HS trả lời tại sao.

b) Sử dụng thí nghiệm để giải quyết vấn đề [15]

- Thí nghiệm có vai trò quyết định trong việc đánh giá một dự đoán là đúng hay sai.

- Thí nghiệm trong giai đoạn này cần thoả những yêu cầu sau:

+ Hiện tượng mà thí nghiệm tạo ra do nguyên nhân chính rõ rệt có thể dùng làm cơ sở để dự đoán.

+ Lập luận từ dự đoán đến hệ quả càng ít giai đoạn trung gian càng tốt.

+ Hiện tượng tạo ra trong thí nghiệm càng dễ quan sát trực tiếp càng tốt.

* Lựa chọn các đề tài có thể tổ chức cho HS có thể làm được thí nghiệm đồng loạt. Sự lựa chọn trên các yêu cầu:

- Đề tài nghiên cứu đòi hỏi những thí nghiệm nghiên cứu tương đối đơn giản phù hợp trình độ HS, thao tác dễ thực hiện, hiện tượng dễ quan sát, các phép đo không quá phức tạp.

- Cần tận dụng tối đa những dụng cụ, thiết bị, vật liệu dễ kiếm trong đời sống hằng ngày quen thuộc với HS.

- Chú trọng đến mặt định tính hay chỉ cần thực hiện các phép đo đơn giản nhằm giúp HS hiểu rõ bản chất của hiện tượng.

- Thời gian tiến hành thí nghiệm không quá dài để HS có thể thực hiện giải quyết được nhiệm vụ đề ra của bài học trong thời gian tiết học.

- Dụng cụ đến tay HS phải có độ bền cần thiết, đảm bảo an toàn. Tuy nhiên dụng cụ thí nghiệm cho HS không thể đòi hỏi độ chính xác cao mà chỉ yêu cầu sai số tương đối không quá 10%.

* Tìm hiểu các phương án thí nghiệm có thể sử dụng trong bài học, lựa chọn phương án khả thi phù hợp với trình độ HS, với cơ sở vật chất hiện có của nhà trường.

Một phần của tài liệu xây dựng tiến trình dạy học một số kiến thức phần quang hình học – vật lý 11 (nâng cao) theo các giai đoạn của phương pháp thực nghiệm nhằm phát huy tính tích cực, tự chủ, bồi dưỡng năng lực sáng tạo của học sinh (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)