Mục tiêu của bài học

Một phần của tài liệu xây dựng tiến trình dạy học một số kiến thức phần quang hình học – vật lý 11 (nâng cao) theo các giai đoạn của phương pháp thực nghiệm nhằm phát huy tính tích cực, tự chủ, bồi dưỡng năng lực sáng tạo của học sinh (Trang 83 - 86)

a) Kiến thức

- Mô tả được hiện tượng phản xạ toàn phần.

- Nêu được điều kiện để có hiện tượng phản xạ toàn phần.

- Viết được công thức tính góc giới hạn và sử dụng được công thức này để làm các bài tập liên quan.

- Phân biệt được hiện tượng phản xạ toàn phần với các hiện tượng phản xạ thông thường.

- Mô tả được sự truyền ánh sáng trong cáp quang và nêu được vài ứng dụng của cáp quang.

b) Kỹ năng

- Vận dụng được hệ thức của định luật khúc xạ ánh sáng và suy luận toán học để đề xuất giả thuyết về điều kiện phản xạ toàn phần.

- Xác định chính xác đường truyền tia sáng khi tia sáng truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.

- Bố trí thí nghiệm và tiến hành thí nghiệm.

c) Tình cảm, thái độ

- Thái độ hợp tác với bạn, với GV khi làm việc nhóm. - Tích cực chủ động, mạnh dạn xây dựng bài.

- Khách quan, trung thực, tỉ mỉ, kiên nhẫn, hợp tác khi tiến hành thí nghiệm và xử lý các kết quả thí nghiệm.

2.4.2.2 Cấu trúc nội dung và sơ đồ tiến trình xây dựng một số kiến thức trong bài theo PPTN

a) Cấu trúc nội dung

Bài học gồm 1 đơn vị kiến thức: Hiện tượng phản xạ toàn phần. Điều kiện xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần.

Đơn vị kiến thức này được xây dựng bằng con đường phỏng theo PPTN.

b) Sơ đồ tiến trình xây dựng các kiến thức trong bài theo PPTN

Đơn vị kiến thức: Hiện tượng phản xạ toàn phần. Điều kiện xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần

GĐ1: Khi áp dụng định luật khúc xạ ánh sáng cho trường hợp ánh sáng truyền từ môi trường thuỷ tinh sang môi trường không khí thấy với những góc tới lớn hơn một góc giới hạn thì không tính được góc khúc xạ. Tia sáng sẽ đi như thế nào khi gặp mặt phân cách giữa hai môi trường truyền sáng?

GĐ2: Thông thường ánh sáng truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác, gặp mặt phân cách giữa hai môi trường bị tách thành hai chùm sáng: chùm phản xạ và chùm khúc xạ. Có thể trong trường hợp ánh sáng truyền từ môi trường có chiết suất lớn hơn sang môi trường có chiết suất nhỏ hơn, với những góc tới lớn hơn một góc giới hạn thì chỉ xảy ra hiện tượng phản xạ ở mặt phân cách giữa hai môi trường

GĐ3: Suy luận nếu giả thuyết trên đúng thì không chỉ khi chiếu ánh sáng từ thuỷ tinh vào không khí với góc tới lớn hơn góc giới hạn thì chỉ xảy ra hiện tượng phản xạ mà chiếu ánh sáng từ bất kỳ môi trường trong suốt nào có chiết suất lớn hơn sang môi trường có chiết suất nhỏ hơn với góc tới i lớn hơn igh đều chỉ xảy ra hiện tượng phản xạ.

Tính được: sini = n21sin r mà sinr≤1 nên sini≤n21 thì có tia khúc xạ.

Khi i>igh chỉ xảy ra phản xạ, tức là sini ≥ n21suy ra sinigh= n21 GĐ4: Đề xuất phương án thí nghiệm và làm thí nghiệm như hình.

Một phần của tài liệu xây dựng tiến trình dạy học một số kiến thức phần quang hình học – vật lý 11 (nâng cao) theo các giai đoạn của phương pháp thực nghiệm nhằm phát huy tính tích cực, tự chủ, bồi dưỡng năng lực sáng tạo của học sinh (Trang 83 - 86)