Với UBND Tỉnh Bạc Liêu

Một phần của tài liệu phát triển du lịch tỉnh bạc liêu – thực trạng và giải pháp (Trang 127 - 129)

6. Cấu trúc của luận văn

3.5.1. Với UBND Tỉnh Bạc Liêu

Nâng cao năng lực cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch tại địa phương, chú trọng vai trò của ban Chỉ đạo phát triển du lịch Tỉnh.

Công tác thống kê của Tỉnh còn yếu kém, cần rà soát lại các khâu trong công tác thống kê. Hiện nay, trên địa bàn Tỉnh vẫn còn nhiều khu du lịch – đặc biệt là các khu du lịch tâm linh chưa thực sự quản lý được số lượng du khách đến hoặc đi, mức chi tiêu của du khách do đó không tạo được cơ sở dữ liệu chính xác, điều này làm tổn thất rất lớn trong công tác quy hoạch và phát triển.

Khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên và bảo vệ môi trường: coi trọng khai thác hợp lý, có hiệu quả, bảo vệ và phát huy các giá trị tài nguyên và môi trường du

lịch. Phối hợp các Bộ, Ngành, Địa phương kiểm kê và đánh giá các tài nguyên du lịch để có kế hoạch khai thác sử dụng trước mắt và lâu dài.

Trước mắt cần có sự phối hợp liên ngành và địa phương xây dựng và thực hiện tốt quy chế bảo vệ môi trường du lịch ở những nơi có môi trường nhạy cảm như môi trường ở các sân chim, vùng biển. Điều này trong thực tế đã xảy ra và gây hậu quả nghiêm trọng trong thời gian dài – khu vực sân chim Bạc Liêu bị bao quanh bởi các khu nuôi tôm công nghiệp, ánh đèn ban đêm và tiếng ồn công nghiệp đã làm cho các loài chim rời bỏ nơi cư trú, gây tổn thất đa dạng sinh học cho nơi này. Đây là một hậu quả nghiêm trọng và rất khó khăn để khắc phục, ảnh hưởng đến công tác phát triển du lịch, làm giảm doanh thu...

Do nguồn vốn là có hạn, kiến nghị lãnh đạo Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh ưu tiên cho xây dựng khu Phật bà Nam Hải để tác động đến quần thể Khu du lịch Nhà Mát – Hiệp Thành phát triển hơn nữa. Đồng thời, sớm hoàn thành tuyến lộ (đường) nhựa đê biển Đông từ Nhà Mát đi Gành Hào để kích thích và tạo điều kiện phát triển du lịch sinh thái ven biển.

Hiện nay, có nhiều dự án xây dựng sân golf trong vùng du lịch ĐBSCL. Đây quả thật là những hạt nhân phát triển du lịch, bất động sản quan trọng, tuy nhiên lại không thực sự phù hợp với phần lớn lãnh thổ địa phương. Do những tác động lớn về tài nguyên, môi trường ngoài ra loại hình này cũng không phù hợp với đặc tính thôn dã, miệt vườn của Bạc Liêu cũng như không phù hợp với lối sống, điều kiện sống của nhân dân trong Tỉnh. Do đó, khi có dự án xây dựng nên đánh giá thật chính xác.

Tỉnh cần dành nguồn kinh phí thích đáng để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch, trùng tu, nâng cấp các di tích văn hóa lịch sử theo thứ tự ưu tiên. Tích cực hợp tác với Tổng cục Du lịch, Bộ Kế hoạch Đầu tư tranh thủ nguồn kinh phí của “chương trình hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển du lịch quốc gia”.

Cần xây dựng lại hệ thống chính sách thu hút nhân tài phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội nói chung ở Bạc Liêu và đối với ngành Du lịch nói riêng. Chính sách thu hút cần rõ ràng, minh bạch và phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội. Việc xây dựng nên có sự đối chiếu với các chính sách tương tự của các địa phương khác.

Không để xảy ra sự chênh lệch quá lớn. Ví dụ như: để thu hút một cán bộ có trình độ Thạc sỹ về Tỉnh Bạc Liêu chỉ đưa ra 30 triệu đồng hỗ trợ trong khi ở Tỉnh Tiền Giang con số này lên đến 60 triệu đồng.

Đưa ngành Du lịch vào trong chương trình giảng dạy ở địa phương mặc dù hiện nay ở Tỉnh đã có tới 1 trường Đại học, 4 trường Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp.

Một phần của tài liệu phát triển du lịch tỉnh bạc liêu – thực trạng và giải pháp (Trang 127 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)