Đánh giá chung

Một phần của tài liệu phát triển du lịch tỉnh bạc liêu – thực trạng và giải pháp (Trang 82 - 84)

6. Cấu trúc của luận văn

2.1.6. Đánh giá chung

* Lợi thế:

Bạc Liêu là một tỉnh có tài nguyên du lịch phong phú cả về tài nguyên tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. Nằm trong tiểu vùng du lịch Tây Nam Bộ, Bạc Liêu có những tiềm năng ẩn chứa giá trị nhất định để phát triển du lịch. Địa hình chủ yếu là đồng bằng, hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt, hàng năm Bạc Liêu được cung cấp lượng nước, phù sa dồi dào. Vườn chim rộng lớn với nhiều loại được ghi vào sách đỏ. Khí hậu không phân ra hai mùa rõ, nhiệt độ trung bình năm dao là 25 – 260c, những cánh đồng muối rộng lớn, những cánh đồng lúa xanh tươi bát ngát tạo là những sắc màu đặc trưng hấp dẫn du khách đến từ các vùng trên đất nước.

Là nơi sản sinh ra nhiều vị anh hùng dân tộc, có nền văn hóa, nghệ thuật phong phú mang đậm dấu ấn của ba dân tộc Kinh – Hoa – Khmer. Tỉnh có gần 100 di tích lịch sử, văn hóa được kiểm kê trong đó có 8 di tích được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia; là nơi khai sinh ra loại hình ca cổ - một hình thức nghệ thuật không chỉ nổi tiếng trong nước mà thậm chí hiện nay đã được mời lưu diễn tại một số nước như Hoa Kỳ…

Với những lợi thế về tài nguyên du lịch, Bạc Liêu còn có thể phát triển đa dạng các loại hình du lịch. Các sản phẩm du lịch chủ yếu của Tỉnh hiện nay là du lịch sinh thái, tham quan, văn hóa, lịch sử, tâm linh.

Đội ngũ lao động trực tiếp tại các cơ sở lưu trú du lịch (khách sạn, nhà nghỉ) trên địa bàn tỉnh hiện nay khoảng 291 người, trong đó tổng số cán bộ quản lý 62 người, lễ tân 35, hướng dẫn viên du lịch nội địa: 02 (không có hướng dẫn viên du lịch quốc tế)... theo cách tính của Sở thì cứ 5 năm số lượng lao động du lịch trực tiếp của tỉnh lại tăng lên 1,5 – 2 lần. Đây là tốc độ tăng rất lớn, tuy nhiên để đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch thì số lượng này vẫn còn rất mỏng.

* Tồn tại:

Bên cạnh những thuận lợi, ưu thế cho phát triển du lịch, Bạc Liêu cũng gặp phải những khó khăn về vấn đề cơ sở hạ tầng chưa thật đồng bộ, hệ thống cung cấp nước sạch còn hạn chế, xử lý chất thải chưa tốt, giao thông đường sông còn hạn chế chưa khai thác được hết tiềm năng du lịch. Chưa có những khu liên hợp vì thế không thể hấp dẫn được du khách, đội ngũ cán bộ du lịch còn non trẻ, trình độ còn yếu do đó chưa thực sự phát huy hêt thế mạnh của du lịch địa phương.

Trong số 291 lao động trực tiếp thì trình độ lao động qua đào tạo nghiệp vụ khoảng 103 người, chiếm 35,4% (chỉ tính số lao động tại các khách sạn, nhà nghỉ, đơn vị lữ hành). Số lao động còn lại chủ yếu là vào làm rồi học tại chổ theo cách nghề dạy nghề, thiếu bài bản. Chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu phát triển ngành trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay. Đội ngũ cán bộ, chuyên viên làm công tác quản lý còn thiếu và yếu, không có cán bộ chuyên trách làm công tác du lịch ở cấp huyện. Cán bộ quản lý kinh doanh chưa được đào tạo chuyên sâu, một số giám đốc doanh nghiệp tư nhân đã qua đại học nhưng hầu hết được đào tạo thông qua các chuyên ngành không liên quan đến du lịch.

Số lao động biết ngoại ngữ và tin học chiếm khoảng 30% (theo con số được thống kê từ hồ sơ của người lao động thông qua bằng cấp, chứng chỉ). Theo cách tính của Tổ chức Du lịch quốc tế (UNWTO) cứ có 1 lao động trực tiếp làm việc trong ngành du lịch thì sẽ kéo theo ít nhất 2,2 lao động gián tiếp thì số lượng lao

động gián tiếp hiện nay của Bạc Liêu khoảng trên dưới 1.000 người. Đây là cộng đồng dân cư làm du lịch và các hoạt động liên quan đến du lịch để có thêm thu nhập. Chắc chắn những lao động gián tiếp này chưa được trang bị các kiến thức về du lịch, làm du lịch và phục vụ du lịch theo cảm tính. Những điều nêu trên là khó khăn rất lớn trong hoạt động du lịch của Tỉnh.

Một phần của tài liệu phát triển du lịch tỉnh bạc liêu – thực trạng và giải pháp (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)