6. Cấu trúc của luận văn
1.8.3. Nguyên tắc phát triển du lịch bền vững
Sử dụng nguồn lực một cách bền vững.
Việc bảo tồn và sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhân văn là tối cần thiết, nó đảm bảo cho hoạt động kinh doanh du lịch phát triển lâu dài. Phát triển bền vững chủ trương ủng hộ việc lưu lại cho các thế hệ tương lai một nguồn tài nguyên du lịch không kém hơn so với cái mà các thế hệ trước được hưởng.
Duy trì tính đa dạng.
Việc duy trì và tăng cường tính đa dạng của thiên nhiên, văn hóa xã hội là hết sức quan trọng cho du lịch bền vững và cũng là chỗ dựa sinh tồn của ngành công nghiệp du lịch.
Lồng ghép du lịch vào trong quy hoạch phát triển địa phương và quốc gia. Hỗ trợ nền kinh tế địa phương.Du lịch phải hỗ trợ các hoạt động kinh tế địa phương, phải tính toán chi phí môi trường vừa để bảo vệ nền kinh tế bản địa cũng như tránh gây hại cho môi trường.
Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương.Điều này không chỉ đem lại lợi ích cho cộng đồng, cho môi trường mà còn tăng cường đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của du khách.
Sự tư vấn của các nhóm quyền lợi (Stakeholders) và công chúng. Tư vấn giữa công nghiệp du lịch và cộng đồng địa phương, các tổ chức và cơ quan là đảm bảo cho sự hợp tác lâu dài cũng như giải quyết các xung đột có thể nảy sinh.
Đào tạo cán bộ kinh doanh du lịch,nhằm thực thi các sáng kiến và giải pháp DLBV, nhằm cải thiện chất lượng các sản phẩm du lịch.
Marketting du lịch một cách có trách nhiệm. Phải cung cấp cho du khách những thông tin đầy đủ và có trách nhiệm nhằm nâng cao sự tôn trọng của du khách
đến môi trường tự nhiên, xã hội và văn hóa khu du lịch, qua đó góp phần thõa mãn nhu cầu của du khách.
Triển khai các nghiên cứu nhằm hỗ trợ giải quyết các vấn đề, mang lại lợi ích cho khu du lịch, cho nhà kinh doanh du lịch và cho du khách.