Hoạt động theo ngành

Một phần của tài liệu phát triển du lịch tỉnh bạc liêu – thực trạng và giải pháp (Trang 84 - 91)

6. Cấu trúc của luận văn

2.2.1.Hoạt động theo ngành

2.2.1.1. Sản phẩm du lịch đặc trưng

Sản phẩm du lịch là vấn đề mang ý nghĩa sống còn, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của du lịch địa phương. Bạc Liêu hiện đang từng bước xây dựng và hoàn thiện sản phẩm du lịch mình gắn liền với các điểm, tuyến du lịch phù hợp. Trên cơ sở tiềm năng và nhu cầu của du khách, phải hình thành các loại hình du lịch thích hợp mà cơ bản là hai loại hình: Du lịch sinh thái và du lịch văn hóa – lịch sử. Từ đó xác định sản phẩm du lịch có giá trị bán cho du khách.

Qua tìm hiểu thị hiếu và nhu cầu của du khách đến với du lịch Bạc Liêu và thực tế điều kiện thiên nhiên, văn hóa, ngành Du lịch Tỉnh đã xác định các sản phẩm du lịch đặc trưng:

+ Du lịch sinh thái gắn với Văn hóa Lịch sử. + Du lịch Lễ hội.

Bên cạnh đó, ngành du lịch Tỉnh còn đưa ra 3 sản phẩm đặc thù của du lịch Bạc Liêu đó là: tham quan khu nhà ở công tử Bạc Liêu, vườn chim Bạc Liêu và khu lưu niệm cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu đồng thời đưa vào xếp hạng là sản phẩm đặc thù của du lịch đồng bằng sông Cửu Long.

Việc khôi phục các làng nghề truyền thống như làm muối, làm nước tương, nước mắm, làm lưới cũng thể hiện quyết tâm làm giàu thêm các sản phẩm đặc trưng của du lịch địa phương nhằm thu hút ngày càng nhiều du khách đến với Bạc Liêu.

Để du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng ngoài yếu tố phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đồng bộ, tạo nguồn nhân lực thì việc lựa chọn các sản

phẩm du lịch đặc thù sẽ là yếu tố làm cho thị trường du lịch ngày càng phát triển mạnh.

2.2.1.2. Thị trường du khách giai đoạn 2005 – 2010

Trong những năm qua cùng với sự phát triển của ngành du lịch, du lịch Tỉnh cũng có những bước phát triển mạnh mẽ, trở thành một ngành kinh tế quan trọng của Tỉnh với nhiều hoạt động phong phú, thu hút không chỉ du khách nội địa mà còn cả khách quốc tế đến với mảnh đất Bạc Liêu.

Nếu như lượng khách đến Bạc Liêu năm 2006 mới chỉ có 185.000 lượt thì đến năm 2011 có khoảng 530.400 lượt người, tăng 2,8 lần;Trong giai đoạn này, số lượng khách du lịch đến với Bạc Liêu tăng bình quân gần 37%/năm. Đây là con số rất ấn tượng, mang lại đông lực to lớn cho nền du lịch của một địa phương còn non trẻ như Bạc Liêu – nhất là trong những năm gần đây, chịu ảnh hưởng bởi khó khăn của nền kinh tế đất nước, suy thoái kinh tế thế giới.

0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 350000 400000 Lượt khách 2006 2007 2008 2009 2010Năm Số lượt du khách

Biểu đồ 2.6: Tổng số lượt khách đến Bạc Liêu giai đoạn 2006 – 2010

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bạc Liêu năm 2010 – Cục thống kê Bạc Liêu) * Khách du lịch quốc tế:

Trước năm 2005, khách du lịch quốc tế đến với Bạc Liêu với số lượng không lớn do trong giai đoạn này CSHT – VCKT phục vụ du lịch còn yếu kém, lạc hậu, một vài điêm du lịch mới xây dựng nhưng không đồng bộ, không mang dáng dấp của một cơ sở du lịch. Các cơ sở lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí không đủ phục vụ cho khách, chất lượng thấp không đáp ứng được yêu cầu nhất là đối với các du

khách đến từ các khu vực phát triển như châu Âu, Mỹ… Trong giai đoạn này, du khách chỉ đi với mục đích thăm thân nhân là chính.

Tuy nhiên từ sau năm 2005, ngành du lịch địa phương được quan tâm đầu tư về mọi mặt nhằm thu hút du khách, tăng doanh thu từ du lịch, tạo công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo…Năm 2005, khách quốc tế đến với Bạc Liêu là 6.174 người thì đến năm 2010 con số này lên đến 10.714 người – tăng lên gần gấp đôi trong thời gian 5 năm. Thị trường khách du lịch quốc tế đến Bạc Liêu chủ yếu là từ Đông Bắc Á, Bắc Mỹ, Tây Âu, Úc.

Tuy tốc độ tăng trưởng du khách quốc tế khá cao nhưng lượng khách quốc tế trong tổng lượng khách lại rất nhỏ bé chiếm chưa tới 3%. Mục đích du lịch hiện nay mặc dù có phong phú hơn giai đoạn trước nhưng vẫn chỉ tham gia vào dịp tổ chức những sự kiện văn hóa tiêu biểu của địa phương. Cơ cấu nguồn khách quốc tế chủ yếu là Mỹ, các nước Đông Nam Á và một số nước ở khu vực Tây Âu. Số ngày khách không cao chỉ đạt 1,1 ngày trong khi đây là nguồn khách có khả năng chi trả cao, có ý thức trách nhiệm trong việc tham quan du lịch, có nhu cầu tham gia nhiều hoạt động trong chuyến đi du lịch. Vì vậy, việc kéo dài được thời gian lưu trú và tạo sức hấp dẫn cho các sản phẩm du lịch, phù hợp với sở thích của du khách là vấn đề mà ngành du lịch địa phương cần phải quan tâm hơn nữa.

* Khách du lịch nội địa:

Là thị trường chính của Bạc Liêu, chiếm hơn 97% cơ cấu khách du lịch. Giai đoạn 2005 – 2010 lượng khách nội địa tăng lên từ 178.826 lượt lên tới 519.000 lượt. tốc độ trung bình hơn 33%.

Du khách nội địa đến với Bạc Liêu chủ yếu với mục đích thăm thân nhân, tham quan di tích lịch sử - văn hóa, tâm linh hoặc tham dự vào các sự kiện quốc gia hoặc địa phương diễn ra trên địa bàn tỉnh.

Số ngày khách nội địa lưu trú và mức độ chi tiêu cũng không cao, trung bình chỉ đạt 1,1 ngày/ khách và 4,11 triệu đồng/ lượt. Đây cũng là vấn đề mà ngành du lịch địa phương cần quan tâm nhiều hơn. Dù du khách nội địa khả năng chi tiêu

không cao nhưng với số lượng lớn hơn gấp nhiều lần cũng là một nguồn doanh thu không nhỏ cho du lịch địa phương.

So với các tỉnh lân cận như Cà Mau, Sóc Trăng thì Bạc Liêu cũng là tỉnh thu hút lương khách du lịch khá lớn. Ngành du lịch Tỉnh cần phát hy những thế mạnh đã đạt được, chú trọng đầu tư CSHT – VCKT phục vụ du lịch và mở rộng nhiều loại hình du lịch hơn nữa, tạo các sản phẩm du lịch độc đáo nhằm tăng nhanh lượng khách đến với Bạc Liêu, tạo khả năng cạnh tranh cao với các địa phương lân cận.

2.2.1.3. Doanh thu

* Tổng doanh thu: Tổng doanh thu toàn xã hội về các dịch vụ du lịch bao gồm tất cả các khoản thu do khách chi trả. Các nguồn thu này không phải do ngành du lịch trực tiếp thu mà còn do nhiều ngành khách có tham gia hoạt động du lịch thu. Ngược lại, có nhiều doanh nghiệp du lịch tham gia kinh doanh xuất khẩu, kinh doanh tổng hợp nhưng doanh thu này được tính cho ngành du lịch. Chính vì vậy, cũng như các tỉnh khác công tác thống kê doanh thu du lịch ở Bạc Liêu gặp nhiều khó khăn, chưa phản ánh đúng thực trạng ngành du lịch.

Tổng doanh thu du lịch Bạc Liêu có xu hướng tăng nhanh từ năm 2005. Giai đoạn 2000 – 2005 mức tăng bình quân doanh thu du lịch là 25%/năm. Doanh thu du lịch dịch vụ năm 2006 đạt 200 tỷ đồng thì năm 2011 đã đạt 469 tỷ đồng, tăng 2,4 lần.

Như vậy, mặc dù lượng khách và doanh thu hàng năm vẫn tăng nhưng hiệu quả kinh tế của ngành du lịch vẫn còn thấp. Đóng góp của du lịch trong GDP rất nhỏ so với thực tế, chỉ chiếm 5,65%, chưa xứng với tiềm năng và kỳ vọng. Mức doanh thu đạt được là do sự tăng trưởng về số lượng khách nhưng mức chi tiêu thì không tăng – đây là sự phát triển không ổn định.

* Cơ cấu nguồn thu: về cơ cấu, phần lớn nguồn thu xuất phát từ lưu trú, lữ hành – vận chuyển khách và ăn uống. Các dịch vụ vui chơi – giải trí và mua sắm ở Bạc Liêu chưa thực sự phong phú và còn mang tính chất mùa vụ nên chưa đem lại hiệu quả cao. Nếu phân chia theo đối tượng phục vụ thì phần lớn nguồn thu là từ phục vụ khách du lịch trong nước, khách quốc tế chỉ chiếm phần không đáng kể.

2.2.1.4. Đầu tư phát triển du lịch

Đầu tư cho du lịch là đầu tư cho phát triển, mang lại hiệu quả kinh tế xã hội và lợi ích nhiều mặt, du lịch đang được sự quan tâm hơn nữa của Tỉnh và toàn xã hội. Nguồn vốn đầu tư cho du lịch được trích một phần từ ngân sách thu từ hoạt động kinh doanh du lịch. Tỉnh đã có cơ chế ưu tiên cho phát triển du lịch như (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Đầu tư CSHT – VCKT: Giai đoạn 2006 - 2011 du lịch Bạc Liêu được đầu tư cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật nhiều hơn so với cùng kỳ. Tổng số vốn đầu tư hạ tầng du lịch từ nguồn vốn ngân sách đạt trên 80 tỷ đồng; trong đó nguồn vốn từ Trung ương 26 tỷ đồng; nguồn vốn từ ngân sách địa phương 62,31 tỷ đồng. Trong đó, đã đầu tư hạ tầng một số khu, điểm du lịch và tu bổ, tôn tạo nhiều di tích lịch sử - văn hoá đã được xếp hạng như Đền thờ Bác Hồ, Khu lưu niệm nhạc sĩ Cao Văn Lầu, Đồng Nọc Nạng, Nơi thành lập chi bộ Đảng cộng sản đầu tiên của tỉnh … Ngoài ra, huy động từ các nguồn xã hội hóa từ các cá nhân, tập thể và doanh nghiệp xây dựng các cơ sở lưu trú du lịch và các dịch vụ du lịch khác trên 300 tỷ đồng. Các nhà đầu tư cũng đã tích cực tham gia vào việc đầu tư các dự án du lịch: trong thời gian qua đã có 7 nhà đầu tư đăng ký đầu tư vào du lịch Bạc Liêu, như Tổng công ty Du lịch Sài Gòn, Công ty Du lịch sinh thái Rồng Việt; Đặc biệt Công ty Du lịch sinh thái Hồ Nam đã đầu tư Khu du lịch Hồ Nam với thời gian hơn 3 tháng đã hoàn thành giai đoạn I với tổng mức đầu tư trên 35 tỷ đồng... Bên cạnh đó, từ năm 2006 đến năm 2011 kinh phí ngân sách tỉnh cũng đã chi cho Chương trình hành động du lịch khoảng 4 tỷ 600 triệu đồng để phát triển du lịch của tỉnh.

+Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch:Xây dựng các câu lạc bộ đờn ca tài tử phục vụ khách du lịch tại các khu, điểm du lịch, tổng số hiện nay có 06 câu lạc bộ với trên 80 thành viên. Các câu lạc bộ đờn ca tài tử thường xuyên củng cố tập luyện và phục vụ du khách tại các điểm du lịch.

Nghiên cứu sản xuất mới nhiều mặt hàng lưu niệm phục vụ khách du lịch, nhiều mặt hàng đã được khách du lịch ưa chuộng và mua nhiều về làm quà như: mặt hàng tre trúc, thủ công mỹ nghệ, ấn phẩm du lịch; các đặc sản biển Bạc Liêu như tôm khô, khô cá khoai, khô cá kèo, và một số loại khô khác…Công tác tuyên

truyền, giới thiệu ẩm thực Bạc Liêu đã được tăng cường hơn bằng nhiều hình thức như: tổ chức hội thi ẩm thực của tỉnh, giới thiệu trên các báo, đài Trung ương và địa phương…Các doanh nghiệp đã quan tâm tới việc nâng cao chất lượng phục vụ trong hệ thống cơ sở lưu trú du lịch, nhà hàng và dịch vụ du lịch khác.

+ Đầu tư phục hồi các di tích lịch sử - văn hóa:Dự án khôi phục lại các di tích văn hóa – lịch sử đã được triển khai trên phạm vi toàn tỉnh với tổng số vốn đầu tư hơn 20 tỉ đồng. Các di tích lịch sử như đồng Nọc Nạng, mộ cố nhạc sỹ Cao Văn Lầu…đó là những đối tượng trọng điểm đầu tư trong thời gian này.

+ Đầu tư vào các điểm, khu du lịch: hiện trên toàn tỉnh có 7 dự án đầu tư với tổng số vốn hơn 300 tỉ đồng. Các dự án như khu du lịch Nhà Mát; bảo vệ, khôi phục các sân chim…. Nhằm phục vụ tốt hơn cho loại hình du lịch sinh thái.

2.2.1.5. Đầu tư cho hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến về du lịch:

Xây dựng chuyên mục du lịch “Đất và Người Bạc Liêu” trên sóng phát thanh và truyền hình tỉnh đã phát 67 kỳ; xây dựng trang du lịch trên báo Bạc Liêu mỗi tháng (47 số báo); phối hợp với Đài truyền hình cáp thành phố Hồ Chí Minh (04 chương trình), Ban khoa giáo Đài truyền hình Việt Nam xây dựng chương trình giới thiệu về du lịch Bạc Liêu (02 chương trình); sản xuất được 01 Video clip về du lịch Bạc Liêu. Đặc biệt, đã xây dựng xong website Văn hóa, Thể thao và Du lịch bằng hai thứ tiếng Việt - Anh với nhiều nội dung phong phú như: “Bạc Liêu Đất và Người” giới thiệu tiềm năng văn hóa, du lịch và con người Bạc Liêu, các thông tin hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch, tin tức cập nhật trong nước và quốc tế, thông tin về các doanh nghiệp du lịch của tỉnh… góp phần quảng bá tiềm năng du lịch của tỉnh và giúp du khách có điều kiện tiếp cận và hiểu biết về du lịch Bạc Liêu nhiều hơn.

Tham gia các sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch: Festival Cồng chiêng Quốc tế lần thứ I năm 2009 tại Gia Lai, Festival Lúa Gạo lần thứ I năm 2009 tại Hậu Giang; tham gia các Hội thảo, Hội chợ, Liên hoan du lịch trong nước. Đặc biệt, đã tham gia nhiều hội chợ trong nước và khu vực để giới thiệu, quảng bá tiềm năng du lịch của tỉnh như: Hội chợ tại Lễ hội Dừa Bến Tre, Hội chợ Thương mại - Du

lịch cửa khẩu Tịnh Biên - An Giang, Hội chợ tại Tuần lễ Văn hóa - Du lịch Buôn Ma Thuộc - Đắk Lắk, Hội chợ thành phố Hồ Chí Minh…và hàng năm tỉnh đều có tổ chức hội chợ thương mại du lịch để quảng bá du lịch.

Xây dựng ấn phẩm giới thiệu về văn hóa, lịch sử của tỉnh để tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân, khách du lịch như: ấn phẩm “90 năm - Bản Dạ cổ hoài lang”,“Vọng mãi bản Dạ cổ hoài lang”; hàng ngàn tập gấp du lịch, 3.000 cuốn sổ tay hướng dẫn du lịch Bạc Liêu 02 thứ tiếng Việt - Anh, tái bản hàng chục ngàn cuốn sách “Công tử Bạc Liêu - sự thật và giai thoại”, xuất bản 1.500 đĩa DVD ca cổ “Vọng mãi bản Dạ cổ hoài lang” và in 2.000 cuốn tuyển tập ca nhạc, ca cổ với những tác phẩm giới thiệu về đất nước con người Bạc Liêu…

Xây dựng pano du lịch “Du lịch Bạc Liêu kính chào quý khách” và UBND thành phố Bạc Liêu đã hoàn thành cổng chào vào khu du lịch vườn nhãn góp phần tăng vẻ mỹ quan cho khu du lịch và thu hút du khách; UBND huyện Đông Hải và huyện Phước Long đã xây dựng Pano quảng bá du lịch của huyện với tổng trị giá 1,5 tỷ đồng…

Xây dựng phim tư liệu “Về Bạc Liêu”, “Cẩm nang du lịch” do Sở Văn hóa- Thể thao và Du lịch và kênh HTVC thành phố Hồ Chí Minh phối hợp thực hiện.

Xây dựng đường dây nóng để cung cấp thông tin và phản hồi thông tin của khách du lịch qua hệ thống bưu điện.

Hàng năm đều tổ chức các đoàn xúc tiến du lịch với các địa phương trong nước, nhất là các địa phương có ngành du lịch phát triển mạnh, tiến tới xúc tiến du lịch ngoài nước khi có điều kiện.

Tổ chức các chuyến khảo sát, tham quan cho các đoàn khách của các tỉnh, các đơn vị lữ hành trong nước, các cơ quan thông tấn báo chí trong nước tại các tuyến, điểm du lịch có tiềm năng du lịch của tỉnh để trao đổi kinh nghiệm về quản lý và xúc tiến du lịch. Phối hợp với Hiệp hội Du lịch Đồng bằng Sông Cửu Long tổ chức thành công Hội thảo quảng bá – xúc tiến – đầu tư du lịch tỉnh Bạc Liêu.

2.2.1.6. Tình hình tổ chức và quản lý hoạt động du lịch

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức lớp Hội nghị triển khai Thông tư 88/2008/TT-BVHTTDL, Thông tư 89/2008/TT-BVHTTDL hướng dẫn thực hiện

Một phần của tài liệu phát triển du lịch tỉnh bạc liêu – thực trạng và giải pháp (Trang 84 - 91)