Phân loại cụ thể các loại hình du lịch

Một phần của tài liệu phát triển du lịch tỉnh bạc liêu – thực trạng và giải pháp (Trang 34 - 38)

6. Cấu trúc của luận văn

1.5.2. Phân loại cụ thể các loại hình du lịch

1.5.2.1.Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ - được phân chia thành hai loại chính

* Du lịch quốc tế (International Tourism) là hình thức du lịch mà ở đó điểm xuất phát và điểm đến của du khách nằm ở lãnh thổ các quốc gia khác nhau, du

khách phải đi qua biên giới và tiêu thụ ngoại tệ ở nơi đến du lịch. Bản thân nó cũng chia thành hai loại cụ thể:

Du lịch quốc tế chủ động (Inbound Tourism) là hình thức du lịch của khách ngoại quốc đến một nước nào đó và tiêu thụ tiền tại nước đó.

Du lịch quốc tế bị động (Outbuond Tourism) là hình thức du lịch của khách quốc tế từ nước lưu trú đi ra nước ngoài du lịch.

* Du lịch nội địa (Domestic Tourism) du lịch nội địa được hiểu là các hoạt động tổ chức, phục vụ người trong nước du lịch, nghỉ ngơi và tham quan các đối tượng du lịch trong lãnh thổ quốc gia, về cơ bản không có sự giao dịch, thanh toán bằng ngoại tệ.

1.5.2.2.Căn cứ vào nhu cầu du lịch của du khách

* Du lịch chữa bệnh – du khách đi du lịch do nhu cầu điều trị các loại bệnh tật về thể xác và tinh thần nhằm mục đích phục hồi sức khỏe, ví dụ: chữa bệnh bằng khí hậu (thay đổi vùng khí hậu) ; chữa bệnh bằng phương pháp thủy lý như tắm nước nóng, bùn khoáng, tắm biển; chữa bệnh bằng phương pháp y học cổ truyền như châm cứu, bấm huyệt…

* Du lịch nghỉ ngơi, giải trí – nhu cầu chính của du khách là nghỉ ngơi, giải trí để phục hồi thể lực và tinh thần, đưa lại sự thư giãn, sảng khoái. Nhằm phục vụ tốt cho loại hình này các doanh nghiệp, các tổ chức du lịch phải thiết kế các chương trình vui chơi giải trí đa dạng, phong phú, đặc sắc để tạo sự thu hút du khách. Ví dụ các tổ hợp vui chơi, giải trí nổi tiếng của các quốc gia như Disneyland ở Hoa Kỳ, Pháp, Nhật, thế giới thu nhỏ ở Trung Quốc, Thái Lan.

* Du lịch thể thao – loại hình này được chia thành 2 loại:

Du lịch thể thao chủ động: Bao gồm các chuyến đi du lịch và lưu trú để du khách tham gia trực tiếp vào các hoạt động thể thao.

Du lịch thể thao bị động – là chuyến đi du lịch của du khách để xem các cuộc thi đấu thể thao, thế vận hội.

Những chuyến đi liên quan đến thể thao chiếm 55% tổng số chuyến đi du lịch ra nước ngoài của Đức, 52% của Hà Lan, 23% của Pháp. Có kiểu ngày nghỉ

theo hướng thể thao là ngày nghỉ thể thao mùa hè, ngày nghỉ thể thao mùa đông và ngày nghỉ ở Núi.

Thị phần mùa hè chiếm 19%, loại hình mà du khách ưa thích là đi bộ, leo núi; thị phần mùa đông chiếm 38%, loại hình thông dụng là trượt tuyết, thị phần leo núi chiếm 43%, loại hình ưa thích là leo vách đá.

* Du lịch công vụ

Mục đích chính là thực hiện nhiệm vụ công tác hoặc nghề nghiệp nào đó (tham dự các hội nghị, hội thảo, kỷ niệm các ngày lễ lớn). Thành phần chính gồm những người đại diện cho một giai cấp, Đảng phái, quốc gia, một hãng kinh doanh hay một công ty.

Du lịch công vụ được chia thành hai loại:

Du lịch công vụ chính trị là một phái đoàn hay một cá nhân đi dự các cuộc đàm phán, tham dự các ngày lễ dân tộc.

Du lịch công vụ kinh tế là đi tham dự các hội chợ, các cuộc triển lãm kinh tế.

* Du lịch tôn giáo – loại hình này nhằm thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng đặc biệt của những người theo tôn giáo (Thiên chúa giáo, Hồi giáo, Cơ đốc giáo, Phật giáo, Nho giáo…)

Loại hình này được chia thành hai loại:

Du khách đi thăm nhà thờ, đền, đình, chùa vào ngày lễ.

Các cuộc hành hương của các tín đồ đạo giáo về đất đạo (như hành hương về tòa thánh Vatican, thánh địa Mecca…)

* Du lịch khám phá – loại hình này phù hợp với du khách có nhu cầu khám phá thế giới xung quanh, khám phá về phong cách sinh hoạt, tâm lý, tính cách con người, ẩm thực, những mặt hàng lưu niệm, các danh thắng tự nhiên, môi trường hoang dã. Khám phá trong du lịch, ngoài việc mở mang kiến thức, còn để lại cho du khách những cảm xúc thích thú. Mỗi loại hình du lịch đều mang ý nghĩa khám phá: đi du lịch để hiểu người, hiểu đất, phát hiện những điều kỳ thú của thiên nhiên, văn hóa, con người.

* Du lịch thăm hỏi (thăm viếng). Loại hình này được nảy sinh do nhu cầu giao tiếp xã hội, nhằm mục đích thăm hỏi bà con, họ hàng, bạn bè thân quen ở những nước và những vùng khác.

1.5.2.3.Căn cứ vào phương tiện giao thông.

* Du lịch bằng xe đạp, Mô tô – loại hình này phát triển mạnh ở những nước có địa hình bằng phẳng, thuận lợi và đặc biệt phù hợp với du lịch cuối tuần.

* Du lịch tàu hỏa – loại hình này có thuận lợi là chuyển tải được số lượng lớn du khách với chi phí vận chuyển tương đối rẻ.

* Du lịch tàu biển. Trong suốt thập niên qua, kinh doanh du lịch tàu biển là ngành công nghiệp du lịch có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất. Trong giai đoạn 1990 – 1999 tỷ lệ tăng số lượt du khách quốc tế là 4,2% nhưng ngành du lịch tàu biển có số lượng khách tăng 7,7%.

* Du lịch ô tô – đây là loại hình du lịch phổ biến, chiếm tỷ trọng cao nhất trong luồng khách du lịch. Ở các nước Châu Âu loại hình này chiếm 80% tổng số du khách.

* Du lịch hàng không – là loại hình du lịch có nhiều triển vọng, tạo điều kiện đi du lịch xa với tiện nghi hiện đại, giảm thời gian di chuyển cần thiết và làm tăng thời gian đi du lịch. Tuy nhiên loại hình này có hạn chế là chi phí đi lại cao.

1.5.2.4.Căn cứ vào đặc điểm địa lý của điểm du lịch.

* Du lịch miền biển – mục đích chủ yếu của du khách là tắm biển, tắm nắng và tham gia các loại hình thể thao như lướt ván trên sóng biển, lặn biển và bóng chuyền trên bãi biển. Ngoài việc tắm biển du khách rất ưa thích tham gia những trò chơi thú vị trên biển như mô tô nước, dù kéo, bơi thuyền, muốn khám phá những đảo xa, khám phá môi trường hoặc những tour du lịch biển chuyên đề như “Côn đảo xưa và nay”.

* Du lịch núi – loại hình thỏa mãn nhu cầu du lịch tham quan cảnh đẹp hùng vĩ của rừng núi, nghiên cứu khoa học, nghĩ dưỡng, leo núi, hang động…

* Du lịch đô thị - các thủ đô thành phố có sức hấp dẫn lớn đối với du khách bởi các công trình kiến trúc mỹ thuật, nền văn hóa đặc sắc, nghệ thuật độc đáo tầm cỡ quốc gia và quốc tế.

* Du lịch đồng quê – làng quê là nơi có không khí trong lành, cảnh vật yên bình và không gian thoáng đãng là điều kiện tuyệt vời giúp du khách nghỉ ngơi, thư giãn phục hồi sức khỏe.

1.5.2.5.Căn cứ vào hình thức tổ chức du lịch.

* Du lịch theo đoàn – các thành viên đi du lịch được tổ chức theo đoàn và thường có chuẩn bị chương trình du lịch sẵn. Du lịch theo đoàn được chia ra thành hai loại:

Du lịch theo đoàn không thông qua tổ chức du lịch và Du lịch theo đoàn thông qua tổ chức du lịch.

* Du lịch cá nhân – cá nhân tự định ra chuyến hành trình, kế hoạch tham quan, lưu trú, ăn uống hoặc giải trí theo sở thích, thị hiếu riêng của mình. Loại này có thể chia ra hai loại:

Du lịch cá nhân không thông qua tổ chức du lịch và Du lịch cá nhân có thông qua tổ chức du lịch.

1.5.2.6.Căn cứ vào phương thức ký kêt hợp đồng du lịch.

* Du lịch trọn gói (Inclusive Tour) hoặc chương trình du lịch trọn gói (Package Tour) – giá của chương trình du lịch bao gồm vận chuyển, lưu trú, ăn uống và dịch vụ tham quan, mức giá trọn gói thường rẻ hơn so với mua riêng lẻ từng phần dịch vụ trong Tour trọn gói.

* Mua từng phần dịch vụ của Tour du lịch – Du khách chỉ mua từng dịch vụ như dịch vụ vận chuyển hoặc dịch vụ lưu trú.

Một phần của tài liệu phát triển du lịch tỉnh bạc liêu – thực trạng và giải pháp (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)