Tiểu kết chương 2

Một phần của tài liệu phát triển du lịch tỉnh bạc liêu – thực trạng và giải pháp (Trang 98)

6. Cấu trúc của luận văn

2.3.Tiểu kết chương 2

Mặc dù còn có nhiều khó khăn nhưng ngành du lịch Bạc Liêu cũng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ: tổ chức quản lý nhà nước về du lịch dần được củng cố và phát triển chỉ đạo hoạt động du lịch bước đầu khai thác tiềm năng du lịch ở địa phương, rút được một số kinh nghiệm quý cho hoạt động kinh doanh du lịch, một ngành kinh tế cần được quan tâm, tạo tiền đề cho phát triển.

* Thành tựu đạt được:

Lượng du khách đến với Bạc Liêu gia tăng mức trên 11%/ năm, khách du lịch quốc tế tăng trưởng mức 16,4%/năm, khách nội địa 11,09%/năm. Doanh thu Du lịch tăng với mức 23,16%/ năm.

Hệ thống CSVCKT không ngừng được mở rộng và nâng cao. Lượng phòng của cơ sở lưu trú của Tỉnh tính đến 31/10/2011 đạt đến 523 phòng, công suất sử dụng trên 80% bước đầu đáp ứng được nhu cầu lưu trú của du khách. Hiện nay số vốn đầu tư cho du lịch trên địa bàn toàn Tỉnh tăng khá mạnh đạt đến trên 380 tỷ đồng, trong đó có 80 tỷ đồng thuộc ngân sách nhà nước, còn lại thuộc nhóm tư nhân.

* Khó khăn tồn tại:

Tỉ trọng tăng trưởng du khách và doanh thu còn thấp so với cả nước, chưa tương xứng với tiềm năng du lịch.

Chất lượng lao động còn quá yếu kém. Cho đến nay số lao động trực tiếp trong Du lịch vẫn còn quá ít so với nhu cầu chỉ có 291 người chỉ có 35,4% trong số này được đào tạo nghiệp vụ, toàn Tỉnh vẫn chưa có hướng dẫn viên du lịch quốc tế.

Công tác quản lý của địa phương còn nhiều bất cập, hạn chế.

Công tác thị trường, sản phẩm và quảng bá, xúc tiến du lịch còn hạn chế. Để du lịch Tỉnh thực sự phát triển và cất cánh trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn thì còn rất nhiều việc phải làm. Nó đòi hỏi sự phối hợp đồng bộ gữa các cơ quan chủ quản từ Trung ương đến địa phương và sự phối hợp phát triển này phải kéo dài liên tục trong thời gian dài chứ không phải chỉ thực hiện trong một giai đoạn nào đó. Chính vì vậy, việc Ban chỉ đạo du lịch Tỉnh đưa ra các bản quy hoạch, đề xuất hệ thống các giải pháp là chính xác và kịp thời.

Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BẠC LIÊU TRONG GIAI ĐOẠN 2011 – 2020. 3.1. Cơ sở để xây dựng định hướng phát triển du lịch Tỉnh Bạc Liêu.

3.1.1. Quan điểm và mục tiêu phát triển du lịch Vùng Đồng Bằng sông Cửu Long (đề án phát triển du lịch ĐBSCL đến năm 2020) (đề án phát triển du lịch ĐBSCL đến năm 2020)

* Quan điểm. Quan điểm chủ đạo xuyên suốt đối với phát triển du lịch vùng ĐBSCL là nhằm đưa du lịch trở thành ngành kinh tế có đóng góp thực sự quan trọng vào công cuôc phát triển đất nước, góp phần tích cực vòa quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, vào nỗ lực xóa đói giảm nghèo cho người dân, đảm bỏa an ninh quốc phòng và góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch của cả nước, nâng cao vị thế ngành du lịch trên cơ sở khai thác có hiệu quả và bền vững những lợi thế về vị trí, tài nguyên của Vùng.

* Các mục tiêu phát triển

Mục tiêu kinh tế. Phát triển du lịch dựa trên thế mạnh của từng khu vực, địa bàn trng vùng, tạo ra những sản phẩm đặc thù, độc đáo và mở ra khả năng kết nối các san phẩm nội vùng, liên vùng, liên quốc gia trong những chương trình du lịch hấp dẫn. Hoạt động du lịch cần có đạt hiệu quả cao về kinh tế bằng việc tổ chức kinh doanh hợp lí, kết hợp nguồn lực của nhiều thành phần kinh tế và của các địa phương trong và ngoài vùng. Phấn đấu tăng nguồn thu từ du lịch và phân phối rộng, hợp lý nguồn lợi từ du lịch. Đẩy mạnh xã hội hóa phát triển du lịch tập trung xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật cho ngành du lịch, không ngừng nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm. Khuyến khích phát triển du lịch cộng đồng, đồng thời kêu gọi đầu tư xây dựng các dự án về du lịch có quy mô và chất lượng quốc tế; đầu tư khai thác dịch vụ vận chuyển, nâng cao chất lượng dịch vụ nhà hàng, khách sạn tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước và cán bộ kinh doanh du lịch; tăng cường quảng bá du lịch và các dịch vụ phục vụ du lịch khác. Từ đó, xây dựng thương hiệu “du lịch đồng bằng sông Cửu Long”

Phấn đấu đến năm 2015 ĐBSCL đón 2,7 triệu lượt khách quốc tế, 5,2 triệu lượt khách nội địa; năm 2020 đón 3,9 triệu lượt khách quốc tế và 6,5 triệu lượt

khách nội địa. Thu nhập du lịch ănm 2015 đạt 723 triệu USD và đạt 1,35 tỷ USD vào năm 2020. Hệ thống cơ sở lưu trú năm 2015 sẽ có 37.150 buồng và 50.000 buồng vào năm 2020.

Mục tiêu về văn hóa xã hội. Phát triển du lịch làm tăng thêm giá trị nền văn hóa dân tộc, giá trị các di tích lịch sử, cách mạng của vùng, đồng thời nâng cao dân trí, tạo thêm công ăn việc làm, tăng khả năng giao lưu văn hóa thiết lập nên các mối quan hệ hữu nghị hợp tác mới.

Phấn đấu đến năm 2015 lao động trực tiếp trong ngành du lịch là 54.100 người và 100.600 lao động gián tiếp, các chỉ số này cho năm 2020 lần lượt là 82.700 ngừoi và 153.900 người.

Mục tiêu về môi trường. Phát triển du lịch sẽ góp phần làm tăng nguồn thu cho công tác bảo vệ môi trường tại các điểm du lịch dựa vào thiên nhiên. Phát triển du lịch cũng góp phần cải thiện bộ mặt đô thị, đồng thời góp phần cải thiện công tác vệ sinh môi trường tại các địa bàn nông thôn có hoạt động du lịch.

3.1.2. Quan điểm và chiến lược phát triển du lịch Tỉnh

Phát triển du lịch nhằm góp phần tăng nhanh nhịp độ tăng trưởng kinh tế - xã hội của Tỉnh theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa và góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Hoạt động du lịch phải đạt hiệu quả toàn diện về chính trị, kinh tế - xã hội, môi trường sinh thái, an ninh, trật tự an toàn xã hội, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và nhân phẩm người Việt Nam, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa thế giới, góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại, hợp tác, đầu tư.

Hoạt động du lịch mang tính liên ngành và lãnh thổ, vì vậy cần có sự phối hợp phát triển đồng bộ giữa các ngành, các địa phương để vừa mở rộng phát triển, vừa quản lý chặt chẽ. Thực hiện chính sách nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia hoạt động kinh doanh du lịch theo luật pháp dưới sự quản lý thống nhất của các cơ quan quản lý nhà nước các cấp (kể cả liên doanh trong nước và nước ngoài), trong đó các doanh nghiệp nhà nước phải giữ vai trò nòng cốt, hướng dẫn các thành phần kinh tế khác.

Phát triển du lịch tỉnh trên cơ sở khai thác những lợi thế về điều kiện tự nhiên và những nguồn lực du lịch sẵn có của tỉnh. Xu thế và định hướng phát triển của du lịch Bạc Liêu là “du lịch sinh thái”, trước hết là khai thác tuyến du lịch sinh thái ven biển từ Nhà Mát đến Gành Hào, du lịch vườn nhãn, các khu bảo tồn thiên nhiên, các sân chim, vườn chim… Đồng thời, kết hợp phát triển du lịch văn hóa trên cơ sở các di tích lịch sử, văn hóa và phong tục tập quán trong tinh.

Đặt sự phát triển du lịch Bạc Liêu trong mối quan hệ phát triển du lịch của vùng đồng bằng sông Cửu Long, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Lạt, Vũng Tàu… đẻ hợp tác, hỗ trợ cùng nhau phát triển.

Đẩy mạnh phát triển du lịch, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của Tỉnh. Phấn đấu tăng nhanh giá trị sản lượng của hoạt động du lịch, dịch vụ trong cơ cấu kinh tế tỉnh.

Mở rộng phát triển du lịch quốc tế để tăng thu ngoại tệ, giải quyết việc làm, đồng thời chú trọng phát triển khai thác thị trường du lịch nội địa – một thị trường du lịch quan trọng, để tăng nhanh giá trị sản lượng du lịch và đáp ứng nhu cầu về du lịch ngày càng tăng của nhân dân, góp phần nâng cao dân trí, tình yêu quê hương và thể chất cho nhân dân.

3.1.3. Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020

Thủ tướng đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020 với những nội dung chủ yếu sau:

Phấn đấu xây dựng Bạc Liêu cơ bản trở thành một tỉnh có nền nông nghiệp công nghệ cao phát triển bền vững gắn với phát triển công nghiệp và dịch vụ, có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; đời sống vật chất tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng cao, có nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc; có nền quốc phòng – an ninh vững mạnh, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo; quyết tâm đưa Bạc Liêu sớm trở thành một trong những tỉnh phát triển khá trong vùng và cả nước.

*Mục tiêu cụ thể:

a) Về kinh tế: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 13,5 – 14%/năm giai đoạn 2011 – 2015 và đạt 12 – 12,5%/năm giai đoạn 2016 – 2020. GDP bình quân đầu người đạt khoảng 38,8 triệu đồng vào năm 2015 và khoảng 82,1 triệu đồng vào năm 2020.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp; đến năm 2015 tỷ trọng các ngành nông – lâm – thủy sản đạt 36,4%, các ngành phi nông nghiệp đạt 63,6%; đến năm 2020 tương ứng là 31% và 69%.

- Phấn đấu kim ngạch xuất khẩu đạt trên 380 triệu USD vào năm 2015 và đạt khoảng 900 – 1.000 triệu USD vào năm 2020; tổng mức lưu chuyển hàng hóa và dịch vụ tăng trưởng bình quân đạt 22%/năm; thu ngân sách theo giá hiện hành tăng bình quân khoảng 16 – 16,5%/năm giai đoạn 2011 – 2015 và 19,5%/năm thời kỳ 2016 – 2020; nâng dần tỷ lệ thu ngân sách so GDP lên 8,1% năm 2015 và 8,2% năm 2020.

b) Về xã hội:

- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giai đoạn 2011 – 2015 đạt 1,12%/năm và giai đoạn 2016 – 2020 khoảng 1,0% - 0,9%/năm; giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân mỗi năm khoảng 1,5% - 2%.

- Phấn đấu đến năm 2015, mỗi năm tạo việc làm mới cho khoảng 13.500 – 14.000 lao động; tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 50%; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm xuống 15%; có 25 giường bệnh/vạn dân; 20% số xã đạt đủ tiêu chí về xây dựng nông thôn mới; tỷ lệ hộ được sử dụng điện đạt 98%.

- Phấn đấu đến năm 2020, tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị dưới 4%, quỹ thời gian lao động được sử dụng ở nông thôn 90%; phổ cập giáo dục trung học phổ thông đúng độ tuổi quy định đạt mức 90%; tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt khoảng 65 – 70%; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm còn 10%; đạt 7 bác sĩ và 1 dược sỹ đại học/vạn dân; có 32 giường bệnh/vạn dân; 95% trẻ em được tiêm chủng đủ 8 – 10 loại vacxin; 95% số khóm ấp được công nhận đạt chuẩn văn hóa; 50% số xã đạt đủ tiêu chí về xây dựng nông thôn mới; tỷ lệ hộ được sử dụng điện đạt 100%.

c) Về môi trường:

- Phấn đấu đến năm 2015, 70% dân số được sử dụng nước sạch; 85% chất thải rắn, 100% chất thải y tế được thu gom và xử lý.

- Phấn đấu đến năm 2020, 85% dân số được sử dụng nước sạch; 100% chất thải rắn được thu gom và xử lý; 100% cơ sở sản xuất công nghiệp có hệ thống xử lý

nước thải đạt tiêu chuẩn; hoàn thành cơ bản việc cải tạo và nâng cấp hệ thống tiêu thoát nước mưa và xử lý nước thải của thành phố và các thị trấn, Chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường vào các khu, cụm, điểm công nghiệp tập trung.

3.2. Các định hướng phát triển chủ yếu.

Một số định hướng phát triển chung cho du lịch Bạc Liêu. Phát triển bền vững ngành du lịch Bạc Liêu trước mắt cũng như lâu dài với những định hướng ưu tiên sau:

- Phát triển du lịch sinh thái, cảnh quan sông nước, môi trường bền vững: Phát triển du lịch phải gắn liền với việc khai thác có hiệu quả với việc bảo vệ và tôn tạo tài nguyên, cảnh quan, môi trường sinh thái… để đảm bảo cho việc phát triển du lịch bền vững.

- Phát triển du lịch văn hóa, lễ hội, tín ngưỡng – làng nghề truyền thống: Phát triển du lịch dựa trên nguyên tắc bảo vệ và phát huy truyền thống bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại.

Là một lãnh thổ giàu cả tiềm năng du lịch tự nhiên và nhân văn có thể khai thác phục vụ phát triển du lịch. Chính vì vậy trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội địa phương, phát triển du lịch Bạc Liêu được xác định một định hướng quan trọng là phát triển phải tương xứng với tiềm năng phong phú, đóng góp tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Tỉnh, đặc biệt là góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, tạo công ăn việc làm cho xã hội và các nỗ lực xóa đói, giảm nghèo.

3.2.1. Định hướng về thị trường khách du lịch

* Định hướng về các thị trường khách du lịch quốc tế

Những thị trường then chốt, chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu khách quốc tế đến Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long nói chung và Bạc Liêu nói riêng bao gồm các nước Đông Bắc Á (trung bình gần 50%) mà tiêu biểu là Hàn Quốc, Nhật, Đài Loan, Hồng Kông (Trung Quốc); tiếp đến là các nước Tây Âu (chiếm trên 31%) như Pháp, Đức, Anh, Bỉ, Hà Lan, Đan Mạch, Thụy Điển, Thụy Sĩ; tiếp theo là các nước Bắc Mỹ như Hoa Kỳ, Canada (chiếm trung bình 9%). Các nước Đông Âu (chủ yếu là Nga) chiếm 4%; các nước ở Châu Đại Dương như Úc, New Zealand chiếm 3%; và các nước ASEAN chiếm tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu khách quốc tế đến Bạc Liêu. Tuy

nhiên, đây là những thị trường tiềm năng trong tương lai của du lịch Việt Nam nói chung và của Bạc Liêu nói riêng.

Trong những năm tới, các nhóm thị trường Đông Bắc Á, Tây Âu, Bắc Mỹ vẫn giữ vai trò quan trọng nhất, vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu khách quốc tế đến địa phương. Tuy nhiên, cũng đối với những thị trường này, nhưng các đối tượng cần được hướng tới là nhóm khách du lịch “chất lượng cao”, có thời gian lưu trú dài hơn, có khả năng chi tiêu cao hơn… Do vậy, thị trường mục tiêu mà du lịch Bạc Liêu cần đầu tư khai thác và hướng tới trong những năm tiếp theo là các thị trường du lịch cao cấp, có trình độ học vấn cao, có khả năng chi tiêu lớn và thời gian lưu trú dài hơn. Với mục tiêu này thì ngành du lịch địa phương cần mở rộng và hướng tới khai thác một số thị trường khách với mục đích thương mại (tuy nhiên, thị trường khách thương mại phụ thuộc vào khả năng thu hút đầu tư nước ngoài và phát triển của địa phương); tham quan, nghiên cứu, tìm hiểu văn hóa, sinh thái… đến từ các nước Nhật, Hàn Quốc, Mỹ, các nước Tây Âu…

Dựa trên những nét đặc thù về tài nguyên du lịch, dựa trên một số tâm lý và sở thích của các thị trường du khách quốc tế… có thể hình thành và xây dựng một số sản phẩm du lịch tương ứng với đặc điểm và sở thích một số thị trường cơ bản.

Bảng 3.1. Một số SPDL ưu tiên cho các thị trường chính của vùng ĐBSCL.

Một phần của tài liệu phát triển du lịch tỉnh bạc liêu – thực trạng và giải pháp (Trang 98)