Định hướng tổ chức quản lý du lịch và công tác đào tạo, tuyển dụng

Một phần của tài liệu phát triển du lịch tỉnh bạc liêu – thực trạng và giải pháp (Trang 113 - 114)

6. Cấu trúc của luận văn

3.2.5.Định hướng tổ chức quản lý du lịch và công tác đào tạo, tuyển dụng

* Phối hợp liên ngành, đổi mới, tăng cường thể chế chính sách:

- Nghiên cứu xây dựng quy chế liên ngành trong kiểm tra lĩnh vực du lịch, đảm bảo vừa tăng cường hiệu lực quản lý pháp luật, vừa tránh chồng chéo, ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh du lịch.

- Xây dựng chính sách thu hút, ưu đãi đầu tư vào lĩnh vực du lịch.

- Quy định về sự phối hợp giữa du lịch, dịch vụ du lịch với các ngành dịch vụ liên quan như: tài chính, ngân hàng, bưu chính viễn thông…

- Xây dựng các quy chế quản lý du lịch trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.

- Tăng cường năng lực quản lý du lịch của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. - Hỗ trợ, tham gia và vận động thành lập Hiệp hội Du lịch của tỉnh và tổ chức đại hội đạt kết quả.

- Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển ngành du lịch Bạc Liêu đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 làm cơ sở cho chiến lược phát triển du lịch của tỉnh.

* Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch:

- Xây dựng dừ án triển nguồn nhân lực du lịch gắn với quy hoạch cán bộ, xây dựng đội ngũ lao động quản lý, lao động chuyên môn nghiệp vụ du lịch theo hướng chuyên nghiệp hóa từng chức danh.

- Đổi mới, tăng cường hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nguồn nhân lực và quản lý đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch.

- Tập trung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trong cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch, bồi dưỡng kiến thức về quản lý du lịch cho các cấp chính quyền, cho đội ngũ cán bộ quản lý, quản trị và kinh doanh du lịch, các cơ sở kinh doanh du lịch.

- Tăng cường mở lớp đào tạo nghiệp vụ du lịch cho đội ngũ lao động trong các cơ sở kinh doanh du lịch để từng bước chuẩn hóa tiêu chuẩn cả về chuyên môn, nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ… theo từng loại hình du lịch.

3.2.6. Định hướng phát triển các khu du lịch

Do tính chất tài nguyên, đặc thù phân bố dân cư, nét văn hóa truyền thống nên về cơ bản đối với Bạc Liêu không nên phát triển các khu du lịch có quy mô lớn – các khu du lịch nên có quy mô nhỏ, phù hợp với đặc điểm chất phác của người dân Nam Bộ và phù hợp với cảnh quan tự nhiên sông nước, miệt vườn.

Đặc thù của Bạc Liêu cũng thuận lợi cho việc phát triển các khu du lịch sinh thái (tại các khu bảo tồn tự nhiên), du lịch cộng đồng (tại miệt vườn, khu dân cư). Đó chính là những định hướng cơ bản đối với các khu du lịch của địa phương.

Một phần của tài liệu phát triển du lịch tỉnh bạc liêu – thực trạng và giải pháp (Trang 113 - 114)