Giải pháp về huy động nguồn vốn đầu tư phát triển du lịch

Một phần của tài liệu phát triển du lịch tỉnh bạc liêu – thực trạng và giải pháp (Trang 124 - 125)

6. Cấu trúc của luận văn

3.4.6. Giải pháp về huy động nguồn vốn đầu tư phát triển du lịch

* Tập trung đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước (cả trung ương và địa phương) theo hướng đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm làm cơ sở kích thích thu hút các nguồn vốn đầu tư khác vào các dự án du lịch. Nguồn vốn đầu tư này chủ yếu danh cho phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng (đường giao thông; cung cấp điện, nước; xử lý môi trường…); cho công tác bảo tồn và tôn tạo các giá trị tài nguyên du lịch (đặc biệt là các di sản văn hóa, các giá trị đa dạng sinh học… có ý nghĩa cho du lịch); hỗ trợ cho công tác quảng bá và đào tạo nguồn nhân lực du lịch. Đối với các khu điểm du lịch quốc gia cần được ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng bằng nguồn vốn ngân sách Trung ương, còn các khu, điểm du lịch địa phương cần được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng bằng nguồn vốn ngân sách địa phương. Đây là nguồn vốn đầu tư có ý nghĩa rất quan trọng trong việc kích thích thu hút các nguồn vốn khác đầu tư cho phát triển du lịch trên phạm vi toàn Tỉnh.

* Xây dựng các cơ chế, chính sách thông thoáng, phù hợp để thu hút và tạo ra các nguồn vốn đầu tư phát triển các hoạt động kinh doanh du lịch, huy động mọi nguồn vốn để giải quyết về nhu cầu đầu tư. Các nguồn vốn có ý nghĩa quan trọng hàng đầu trong việc đầu tư phát triển các hoạt động kinh doanh du lịch ở địa phương, bao gồm:

- Vốn tích lũy của doanh nghiệp, vốn vay ngân hàng với tỷ lệ lãi suất ưu đãi dành riêng cho các dự án đầu tư vào các vùng đất còn hoang sơ, cơ sở hạ tầng chưa phát triển; vào các lĩnh vực kinh doanh còn mới…; nguồn vốn đầu tư trong nước, trong dân thông qua Luật đầu tư; vốn thông qua cổ phần hóa các doanh nghiệp; dùng quỹ đất để tạo nguồn vốn thông qua hình thức cho thuê đất trả tiền trước…

- Thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) hoặc liên doanh với nước ngoài, vốn đầu tư 100% nước ngoài, vốn ODA (dành cho việc đầu tư cơ sở hạ tầng, bảo tồn tài nguyên, bảo vệ môi trường...)

* Thực hiện xã hội hóa trong công tác đầu tư phát triển du lịch, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia hoạt động kinh doanh du lịch dưới các hình thức khác nhau, đặc biệt có cơ chế thích hợp để thu hút nguồn vốn trong dân để đầu tư phát triển du lịch; xã hội hóa trong công tác đầu tư bảo tồn, tôn tạo các giá trị tài nguyên và môi trường để phục vụ phát triển du lịch. Tiếp tục hoàn chỉnh cơ chế quản lý đầu tư, tạo môi trường thông thoáng về đầu tư phát triển du lịch, đơn giản hóa các thủ tục hành chính và phát triển các dịch vụ hỗ trợ đầu tư để thu hút các nhà đầu tư. Tạo sự bình đẳng giữa đầu tư trong nước và nước ngoài, giữa tư nhân với Nhà nước; mở rộng các hình thức thu hút vốn đầu tư cả trong và ngoài nước như các hình thức BOT, BTO, BT...

Một phần của tài liệu phát triển du lịch tỉnh bạc liêu – thực trạng và giải pháp (Trang 124 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)