Tài nguyên du lịch

Một phần của tài liệu phát triển du lịch tỉnh bạc liêu – thực trạng và giải pháp (Trang 54 - 73)

6. Cấu trúc của luận văn

2.1.3.Tài nguyên du lịch

2.1.3.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên

*Đất đai:Bạc Liêu có diện tích tự nhiên không lớn, khoảng 258.410 ha, đứng thứ 8 ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Hằng năm, một phần lớn diện tích được bồi đắp lấn ra biển và một phần nhỏ diện tích bị sạt lở. Khu vực từ Gò Cát - Đông Hải đến giáp ranh huyện Vĩnh Châu - tỉnh Sóc Trăng được bồi đắp nhiều nhất. Tốc độ lấn biển có năm lên tới 60 - 80 m. Hiện nay, vùng ven biển Bạc Liêu đã hình thành một bãi bồi rộng 1 - 2 km, dài khoảng 40 km từ thị xã Bạc Liêu đến Gò Cát.

Đất đai chia thành các nhóm chính sau:

- Nhóm đất mặn: chiếm khoảng 38,44% diện tích. - Nhóm đất phèn: chiếm khoảng 51,78% diện tích. - Nhóm đất cát: chiếm khoảng 3,24% diện tích. - Nhóm đất phù sa: chiếm khoảng 2,03% diện tích. - Các nhóm đất khác: chiếm khoảng 4,55% diện tích.

Xét về khả năng thích nghi, đất đai Bạc Liêu chia thành 2 khu vực:

- Khu vực phía Bắc quốc lộ 1A có 11 vùng thích nghi. Phía Đông Bắc thích hợp cho trồng lúa, hoa màu và các cây nông nghiệp khác. Phía Tây thích hợp cho nuôi trồng thủy sản.

- Khu vực phía Nam quốc lộ 1A có 10 vùng thích nghi, phù hợp cho nuôi trồng thủy sản, làm muối và rừng ngập mặn.

*Địa hình: Bạc Liêu nằm trong vùng đất mới của Đồng bằng Sông Cửu Long, đó là vùng đồng bằng rìa châu thổ. Địa hình tương đối bằng phẳng, cao trung bình từ 0,3 - 0,5 m. Địa hình có xu hướng dốc từ bờ biển vào nội đồng, từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Độ dốc trung bình toàn tỉnh từ 1 - 1,5 cm/km, chia thành hai khu vực rõ rệt:

- Khu vực phía Nam quốc lộ 1A có địa hình với những giồng cát biển không liên tục, cao trung bình từ 0,4 - 0,8 m, hướng nghiêng, thấp dần vào nội địa.

- Khu vực phía Bắc quốc lộ 1A là vùng trũng của tỉnh, cao trung bình từ 0,2 - 0,3 m so với mực nước biển.

Kiểu địa hình này thuận lợi cho việc đưa nước biển vào nội đồng phục vụ nuôi trồng thủy sản, song cũng tạo thành các vùng trũng cục bộ, đặc biệt là ở các huyện Phước Long, Hồng Dân và Giá Rai.

Bờ biển Bạc Liêu có những bãi bồi rộng, hằng năm tiến dần ra biển với hàng nghìn ha rừng phòng hộ. Đây là môi trường thuận lợi để nuôi trồng các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao như: nghêu, sò. Thềm lục địa của tỉnh có tiềm năng dầu và khí tự nhiên.

Như vậy, xét trên góc độ tài nguyên du lịch, dạng địa hình của Bạc Liêu rất đơn điệu, nhưng lại có ưu thế cho việc khai thác phuc vụ các hoạt động du lịch văn hóa, tâm linh.

*Khí hậu: Bạc Liêu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết chia thành hai mùa rõ rệt: mùa khô (mùa nắng) bắt đầu từ tháng 10-11 năm trước đến tháng 4-5 năm sau; mùa mưa bắt đầu từ tháng 4-5 đến tháng 10-11. Lượng mưa trung bình năm 2410mm. Mùa mưa chiếm hơn 95% tổng lượng mưa cả năm.

Nhiệt độ trung bình năm 27,60c, nhiệt độ thấp nhất trong năm là 25,80c (mùa mưa), nhiệt độ cao nhất trong năm là 30,30c (mùa nắng); số giờ nắng cả năm là 2657,5 giờ phân bố tương đối đều cho các tháng. Tuy nhiên chênh lệch giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất lên đến gần 200h.

Độ ẩm không khí trung bình cả năm khá cao, đạt khoảng 82%. Tháng có độ ẩm thấp nhất là 76% rơi vào các tháng 3,4,5. Tháng có độ ẩm cao nhất là 88% rơi vào tháng 10,11.

Nhìn chung, do điều kiện địa hình nên có thể thấy toàn tỉnh Bạc Liêu đều có chung một nền nhiệt ẩm, không có sự phân hóa rõ rệt như các tỉnh, miền khác.

Căn cứ vào chỉ tiêu khí hậu sinh học đối với sức khỏe con người (theo bảng chỉ tiêu của học giả Ấn Độ, có thể đánh giá mức độ thích hợp khí hậu Bạc Liêu là:

+ Nhiệt độ trung bình năm 27,60c đạt hạng 3 (nóng)

+ Tổng lượng mưa năm là 2410mm đạt hạng 2 (khá thích nghi). + Biên độ nhiệt năm: 4,50c đạt hạng 1 (thích nghi).

Như vậy 2 trong 4 chỉ tiêu của khí hậu Bạc Liêu được xếp vào hạng 1 và 2 có nghĩa là thích nghi và khá thích nghi. Tuy hai chỉ tiêu còn lại xếp hạng 3 nhưng cũng đạt tiêu chuẩn khí hậu thích hợp với sức khỏe của con người.

Bên cạnh đó, Bạc Liêu rất ít khi xuất hiện các dạng thời tiết đặc biệt, nếu có cũng chỉ kéo dài trong vài ngày như hiện tượng sương muối. Nhìn chung, khí hậu Bạc Liêu tương đối ổn định, mang tính chất nhiệt đới gió mùa, không có mùa đông lạnh. Đặc biệt, đây là vùng ven biển nên là điều kiện lí tưởng cho việc hình thành các điểm du lịch nghỉ mát, nghỉ dưỡng và một số loại hình khác sử dụng tài nguyên biển… tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch.

2.6 0 0 0 94.6 300.5 206.4 477.3 214.7 320.9 759.6 32.9 0 200 400 600 800

I II III IV V VI VII VIII IX X XI XIItháng mm 22 24 26 28 30 32 0 C Lượng mưa Nhiệt độ

Biểu đồ 2.1: Nhiệt độ - lượng mưa tại tỉnh Bạc Liêu năm 2010

(Niên giám thống kê tỉnh năm 2010- Cục thống kê Bạc Liêu) *Tài nguyên rừng và động thực vật: rừng Bạc Liêu thuộc hệ sinh thái rừng ngập mặn như: tràm, chà là, giá, cóc, lâm vồ,… Bên dưới là thảm thực vật gồm cỏ và các loài dây leo. Theo Viện sinh học nhiệt đới, rừng Bạc Liêu có 104 loài thực vật, 10 loài thú nhỏ, 8 loài bò sát…

Ngoài ra, Bạc Liêu có 01 vườn chim hoang dã (diện tích hơn 30ha) ở xã Hiệp Thành, cách thành phố Bạc Liêu khoảng 3km (về phía đông); hai vườn cò ở thị trấn Phước Long và Vĩnh Phú Tây (huyện Phước Long); một vườn chim với loài giang sen quý hiếm ở huyện Đông Hải. Đặc biệt, vườn chim Bạc Liêu là vườn chim lớn nhất trong tỉnh với khoảng hơn 40 loài chim; số lượng hơn 60 nghìn con, gồm nhiều loại như: điên điển, quắm trắng, quắm đen, chằn bè, cò lông bông, lele, vịt

nước, còng cộc, vạc… Vườn chim Bạc Liêu là một trong những khu vực được đưa vào hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia Việt Nam.

Hệ sinh thái Bạc Liêu có tiềm năng phong phú tuy nhiên hiện nay lớp phủ rừng còn rất ít. Phần lớn là diện tích rừng thứ sinh, rừng trồng mới trong thời gian gần đây, chất lượng giá trị kinh tế chưa cao. Cần có chính sách cụ thể để bảo vệ một số loài đặc hữu… từ đó đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái và giáo dục môi trường.

*Hệ thống sông ngòi:Bạc Liêu có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, cơ bản chia làm hai nhóm:

Nhóm 1: chảy ra hải lưu phía nam, gồm: sông Gành Hào (dài 55 km) có các nhánh là rạch Giồng Ké, rạch Lộ, rạch Nhà Thờ, rạch Cái Keo, rạch Gốc,...; sông Mỹ Thanh (70 km) có các nhánh là rạch Lé, rạch Bạc Liêu, rạch Trò Nho, rạch Trà Niêu, rạch Trà Teo, trong đó rạch Bạc Liêu dài 35 km. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhóm 2: chảy ra sông Ba Thắc (thường gọi là sông Hậu, tức Hậu Giang). Nhóm này gồm rạch Ba Xuyên và các nhánh nhỏ của rạch Ba Xuyên.

*Về kênh đào:để tháo phèn phục vụ sản xuất và phục vụ nhu cầu giao thông, giai đoạn 1901 - 1903, chính quyền thực dân đã đào kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp dài 140 km, đoạn Bạc Liêu - Cà Mau dài 48, 5 km. Đến năm 1915, chính quyền thực dân lại dùng xáng nạo vét mở rộng kênh đào Bạc Liêu - Cà Mau (dài 66 km) và đào thêm kênh Bạc Liêu - Cổ Cò (dài 18 km). Sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918), chính quyền thực dân tiếp tục khai thác vùng đất Bạc Liêu với quy mô lớn hơn: năm 1920, đào kênh xáng Hộ Phòng - Chủ Chí - Chợ Hội (dài 29 km) và kênh Giá Rai - Phó Sinh - Cạnh Đền (dài 33 km); năm 1925, đào kênh xáng Lộ Bẻ - Gành Hào dài 18 km; năm 1931 đào kênh xáng Xóm Lung - Cống Cái Cùng (dài 13 km), kênh xáng cầu số II - Phước Long (dài 24 km) và kênh xáng Cầu Sập - ngã tư Vĩnh Phú - Ngan Dừa (dài 49,5 km).

*Biển:Bạc Liêu có bờ biển dài 56 km. Biển Bạc Liêu có nhiều loài tôm, cá, ốc, sò huyết,... Hàng năm, sản lượng khai thác đạt gần 100 nghìn tấn cá, tôm. Trong đó, sản lượng tôm gần 10 nghìn tấn.

*Bờ biển thấp và phẳng rất thích hợp để phát triển nghề làm muối, trồng trọt hoặc nuôi tôm, cá. Hàng năm, sự bồi lấn biển ở Bạc Liêu ngày một tăng. Đây là

điều kiện lý tưởng cho Bạc Liêu phát triển thêm quỹ đất, đồng thời là yếu tố quan trọng đưa kinh tế biển của Bạc Liêu phát triển.

Nguồn nước phục vụ cho phát triển du lịch tỉnh rất phong phú, ít bị ô nhiễm. Ngoài việc khai thác cho sinh hoạt, sản xuất, các mặt hồ, sông còn được khai thác phục vụ hoạt động du lịch nhưng tỉ lệ còn quá ít so với tiềm năng. Tuy nhiên, trong quá trình khai thác cần quan tâm hơn nữa đến việc chống ô nhiễm nguồn nước để đảm bảo phát triển theo hướng bền vững.

Như vậy, tài nguyên du lịch tự nhiên của Bạc Liêu là tiền đề cho phát triển hoạt động du lịch với các loại hình du lịch tham quan, nghỉ dưỡng, du lịch nghiên cứu sinh thái… do đó, chúng ta cần thiết phải xây dựng các chương trình du lịch cụ

thể để thu hút ngày càng nhiều hơn du khách đến với Bạc Liêu.

Bảng 2.3. Một số tài nguyên du lịch điển hình tại Bạc Liêu STT Tài nguyên du

lịch

Địa điểm Thắng cảnh Nghỉ dưỡng GT KN GT KN 1 Khu du lịch Nhà Mát – Hiệp Thành P. Nhà Mát – Tp Bạc Liêu - - 2 Khu DL vườn Nhãn Bạc Liêu P. Nhà Mát – Tp Bạc Liêu - -

3 Sân chim Bạc Liêu Phường 2 – Tp Bạc Liêu - - 4 Khu du lịch sinh thái Hồ Nam Phường 7– Tp Bạc Liêu 5 Khu du lịch sinh

thái ven biển

Nhà Mát – Gành Hào

(Nguồn: Sở VHTTDL Tỉnh Bạc Liêu)

Ghi chú:

- GT: giá trị thu hút khách du lịch: : cao : vừa - KN: khả năng khai thác du lịch: : cao : vừa

2.1.3.2. Tài nguyên du lịch nhân văn *Dân cư, dân tộc:

Bạc Liêu là tỉnh đồng bằng có diện tích đứng thứ 40 và dân số đứng thứ 48 so với toàn quốc. Năm 2010, dân số toàn tỉnh là 867.777 người chiếm khoảng 10% tổng số dân cả nước. Trong đó, dân số nam chiếm 432.587 người chiếm 49,9%, dân số nữ là 435.190 chiếm 50,1% dân số toàn tỉnh. Mật độ dân số trung bình toàn tỉnh là 338 người/km2, cao hơn mật độ dân số trung bình toàn quốc (260 người/km2).

Dân cư phân bố khá đồng đều giữa các huyện thị. Thành phố Bạc Liêu, trung tâm kinh tế - chính trị, văn hóa, kỹ thuật của cả tỉnh được Chính phủ quyết định nâng lên là đô thị loại III, tập trung dân đông nhất tỉnh với 150.848 người, chiếm 17,4% dân số toàn tỉnh, mật độ dân số là 860 người/km2. Phần lớn dân cư tập trung ở nông thôn với 637.556 người chiếm hơn 73,4% dân số, tỉ lệ dân thành thị thấp. Do mới được công nhận là đô thị loại 3 năm 2009, nên tình hình đô thị hóa của tỉnh vẫn còn thấp hơn nhiều so với các tỉnh lân cận như Sóc Trăng, Cà Mau.

Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên hàng năm của tỉnh là 1,22%, trung bình mỗi năm tăng từ 10.000 – 11.000 người. Khu vực nông thôn vẫn còn tỉ lệ tăng tự nhiên cao hơn gần 0,1% so với thành thị do nhiều yếu tố khách quan như: vấn đề giáo dục giới tính, sức khỏe, sinh sản… Về tỉ lệ gia tăng cơ học gần như bằng không vì đây là địa phương còn nghèo, chậm phát triển nên hàng năm lượng dân di cư sang các tỉnh, thành khác là lớn hơn nhiều so với lượng dân nhập cư.

Trình độ dân trí và giáo dục trong tỉnh đạt mức khá. Bạc Liêu là tỉnh có kết cấu dân số trẻ, nguồn lao động khá dồi dào, hơn 50% dân số toàn tỉnh đang trong độ tuổi lao động. Trước đây, Bạc Liêu được biết đến như là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực của 3 tỉnh cực nam Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng với 01 trường Đại học, 05 trường Cao Đẳng và trung cấp chuyên nghiệp với gần 8.000 học sinh, sinh viên mỗi năm. Số lao động có trình độ tập trung phần lớn ở khu vực thành phố, thị xã, trung tâm các huyện. Tính riêng lao động có trình độ đại học trở lên chiếm đông nhất ở tại thành phố Bạc Liêu với hơn 58%. Phần lớn lao động ở các khu vực các xã

vùng sâu đều có trình độ văn hóa thấp, chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, ít có điều kiện tiếp cận với khoa học kỹ thuật tiên tiến.

812.835 823.829 835.771 847.547 856.829 867.777 780 790 800 810 820 830 840 850 860 870 nghìn người 2005 2006 2007 2008 2009 2010 năm Dân số trung bình 100

Biểu đồ 2.2: Tình hình dân số Tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2005 – 2010.

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bạc Liêu năm 2010- Cục Thống kê Bạc Liêu)

Về dân tộc, Bạc Liêu là nơi sinh sống chủ yếu của 3 dân tộc anh em: Kinh – Hoa – Khmer cùng sinh sống trong cộng đồng rất hòa thuận, dân tộc Kinh chiếm đa số gần 89% hộ gia đình, số hộ gia đình dân tộc Hoa chiếm gần 3%, còn lại là dân tộc Khmer, các dân tộc khác chiếm chưa tới 0.02%.

89 37.98 0.02 Kinh Hoa Khmer Dân tộc khác

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu các dân tộc Tỉnh Bạc Liêu năm 2010

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bạc Liêu năm 2010- Cục thống kê Bạc Liêu) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Như vậy, các dân tộc trên toàn tỉnh Bạc Liêu thuộc ba nhóm ngôn ngữ khác nhau: + Nhóm ngôn ngữ Việt – Mường: có dân tộc Việt.

+ Nhóm ngôn ngữ Hán: có dân tộc Hoa.

Những nét tiêu biểu của một số dân tộc tỉnh Bạc Liêu

- Dân tộc Kinh: Trải qua quá trình lịch sử hơn 300 năm phát triển, người Kinh là bộ phận dân cư đông đảo nhất và có vai trò quan trọng về phát triển Kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng trong cộng đồng dân tộc tỉnh Bạc Liêu. Họ là một trong số các dân tộc có mặt ở Bạc Liêu từ rất sớm, cư trú tập trung tại các thành phố, huyện, thị trấn của tỉnh. Người Kinh ở nơi này vẫn bảo lưu, gìn giữ và phát huy được các giá trị văn hóa của dân tộc mình, đồng thời bản sắc văn hóa của họ còn được bổ sung làm cho phong phú thêm qua giao tiếp với các cộng đồng láng giềng.

- Dân tộc Hoa: Người Hoa ở Bạc Liêu tập trung chủ yếu ở thành phố Bạc Liêu và một hai huyện lân cận. Ở các huyện vùng sâu, xa thì người Hoa chiếm phần khiêm tốn. Lớp người Hoa trong thời kì đầu vì chính trị mà trở thành lưu dân phiêu bạt nơi xứ người hầu hết làm tráng đinh. Họ lấy người Việt, Khmer làm vợ và do đó xuất hiện lớp người Minh Hương, tức là con cháu họ sau này. Người Hoa ở Bạc liêu thường trồng rẫy, buôn bán và khai thác đất ven biển. Người Hoa còn đóng vai trò khai sinh ra vườn nhãn Bạc Liêu, ruộng muối Bạc Liêu nổi tiếng khắp Nam kỳ lục tỉnh. Sở trường mạnh nhất của họ là buôn bán, nếu căn cứ vào vai trò thương mại giữa 3 dân tộc thì người Hoa bao giờ cũng chiếm ưu thế. Họ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc nhen nhóm nền công nghiệp chế biến đầu tiên cho tỉnh Bạc liêu bằng cách đưa những công nghệ mới, thiết lập những nhà máy xay xát để phục vụ cho việc làm ăn của mình trong thời kì đầu thế kỉ XX. Văn hóa của họ mang đậm sắc thái Phật giáo và Nho giáo. Tại Bạc Liêu, văn hóa được phô bày qua các chùa miếu với lối kiến trúc và tín ngưỡng theo truyền thống Trung Hoa như thờ: Thiên

Một phần của tài liệu phát triển du lịch tỉnh bạc liêu – thực trạng và giải pháp (Trang 54 - 73)