Thăm dò tính cấp thiết và khả thi của giải pháp

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên Trung tâm dạy nghề công đoàn Thanh Hóa (Trang 99)

Để kiểm chứng tính hiện thực và khả thi của các giải pháp đã phân tích trên, chúng tôi đã lấy ý kiến của cán bộ quản lý, giáo viên, cán bộ công nhân viên và học sinh trong nhà trường. Số người hỏi ý kiến là 23 cán bộ, giáo viên của nhà trường. Đồng thời chúng tôi tham khảo ý kiến của 150 học sinh đang theo học các nghề tại nhà trường trong phiếu hỏi chúng tôi ghi rõ 6 biện pháp. Mỗi biện pháp đọc hỏi về tính cấp thiết và tính khả thi với 3 mức độ.

+ Về tính cấp thiết: Rất cấp thiết - cấp thiết - chưa cấp thiết

+ Về tính khả thi: Rất khả thi - khả thi - không khả thi

Sau khi tổng hợp các phiếu hỏi theo từng tiêu chí chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 3.3: Tổng hợp kết quả thăm dò tính cấp thiết của các biện pháp

TT Các gải pháp Tính cấp thiết Rất cấp thiết Cấp thiết Chưa cấp thiết

1 Thực hiện tốt công tác quy hoạch đội ngũ

giáo viên 22,3 77,7 0

2 Đổi mới công tác tuyển chọn đội ngũ giáo viên

75,6 24,4

0 3 Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng đội

ngũ GV

83,2 16,8 0

4 Thực hiện tốt chế độ chính sách đối với đội ngũ GV

97,1 2,9 0

5 Đổi mới công tác đánh giá đội ngũ GV 80,2 19,8 0 6 Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng

đối với việc phát triển đội ngũ GV

Nhận xét

Qua bảng tổng hợp kết quả khảo sát, phân tích và đối chiếu về mức độ cần thiết của các giải pháp, chúng ta nhận thấy các giải pháp trên đều tác động qua lại lẫn nhau, kết hợp với nhau và có mối quan hệ khắng khít nhau.

Trong 6 giải pháp đề xuất đều rất cần thiết, thực hiện tốt chế độ chính sách đối với đội ngũ GV được đánh giá cao nhất là 97,1%, chứng tỏ trong thời gian qua Trung tâm thực hiện chưa tốt các chế độ chính sách dối với đội ngũ GV hiện có, tỷ lệ này cũng khẳng định thực hiện tốt chế độ chính sách đối với đội ngũ GV hiện có là quan trọng nhất. Các giải pháp thực hiện tốt công tác quy hoạch đội ngũ giáo viên và đổi mới công tác tuyển chọn đội ngũ giáo viên đạt yêu cầu về mức độ rất cần thiết trên 75%, tuy nhiên 2 giải pháp này chưa được sự ủng hộ cao của đội ngũ GV,CBCNV và HS.

Từ sự cần thiết của các giải pháp, chúng ta xem xét kết quả khảo sát, phân tích và đối chiếu về mức độ khả thi của các giải pháp.

Bảng 3.4 : Tổng hợp kết quả thăm dò về tính khả thi của các biện pháp

TT Các giải pháp Tính khả thi

Rất khả thi Khả thi Không khả thi

1 Thực hiện tốt công tác quy hoạch

đội ngũ giáo viên 7,3 92,7 0

2 Đổi mới công tác tuyển chọn đội

ngũ giáo viên 4,3 95,7 0

3 Đổi mới công tác đào tạo, bồi

dưỡng đội ngũ GV 18,4 81,6 0

4 Thực hiện tốt chế độ chính sách

đối với đội ngũ GV 13,4 86,6 0

5 Đổi mới công tác đánh giá đội

ngũ GV 26,2 73,8 0

6

Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối với việc phát triển đội ngũ GV

Nhận xét

Xét vế tính khả thi của các giải pháp: Đổi mới công tác tuyển chọn đội ngũ giáo viên có tính khả thi cao nhất đạt 91,46%; giải pháp đổi mới công tác đánh giá đội ngũ GV, mức khả thi đạt 73,8 %, so với tất cả các giải pháp thì giải pháp này có tỷ lệ thấp nhất, tuy nhiên giải pháp này tính không khả thi được đánh giá là 0%, đạt yêu cầu về tính khả thi của giải pháp.

Tóm lại: Như vậy về cơ bản cả 6 biện pháp mà chúng tôi đã đề xuất đều được đa số các nhà quản lý và cán bộ giáo viên trong nhà trường tán thành đồng thời chúng tôi cho rằng để thực hiện các giải pháp trên đạt hiệu quả, cần cụ thể hoá vào tình hình thực tế của nhà trường, của tỉnh để các giải pháp phù hợp với nhu cầu đổi mới, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của Trung tâm DNCĐ Thanh Hoá.

Đi vào nghiên cứu khoa học, chúng ta phải có hệ thống quan điểm, lý luận cơ bản và đánh giá khi khảo sát đề tài khoa học. Mặc dù nói như thi hào Gớt (Đức): “Mọi lý thuyết đều là màu xám, chỉ cây đời là mãi mãi xanh tươi” Nhưng vẫn phải có hệ thống lý luận thì chúng ta mới hình thành được các vấn đề một cách chặt chẽ và logic.

Từ tầm quan trọng của đội ngũ GV ở các cơ sở đào tạo nghề, trên cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu được nhiều tác giả trong nước và nước ngoài đề cập đến với mục đích: nâng cao chất lượng đội ngũ GV chính là nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, từ thực trạng về đội ngũ giảng viên Trung tâm DNCĐ Thanh Hóa và yêu cầu phát triển nguồn nhân lực của tỉnh từ nay đến năm 2020, đề tài đã nêu ra được một số giải pháp phát triển đội ngũ GV Trung tâm DNCĐ. Các giải pháp xuất phát từ nhu cầu phát triển đội ngũ giáo viên, từ thực tế những vấn đề xã hội đang đòi hỏi và thực trạng nhà trường. Các giải pháp là một hệ thống đồng bộ, có liên quan tác động lẫn nhau và có chung mục đích phát triển đội ngũ GV Trung tâm. Các giải pháp đề xuất trên đều có mức độ cần thiết và tính khả thi cao, tuy nhiên nếu thực hiện một cách đồng bộ, linh hoạt trong điều kiện thực tiễn phù hợp sẽ mang lại hiệu quả đối với việc tăng cường phát triển đội ngũ GV Trung tâm DNCĐ trên cả mặt: số lượng, chất lượng và cơ cấu đội ngũ, đáp ứng yêu cầu phát triển GV dạy nghề của các Trung tâm dạy nghề thuộc hệ thống công đoàn nói chung và của Trung tâm DNCĐ Thanh Hóa nói riêng.

KẾT LUẬN

Trong quá trình hoạt động vừa qua, đội ngũ GV Trung tâm DNCĐ Thanh Hóa luôn được quan tâm xây dựng và phát triển đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ được phân công. Song, đứng trước yêu cầu phát triển trong bối cảnh vừa hợp tác,

vừa cạnh tranh của thời kỳ hội nhập quốc tế, đội ngũ GV vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Đề tài: “Một số giải pháp phát triển đội ngũ GV Trung tâm DNCĐ Thanh Hóa ” được nghiên cứu là đòi hỏi tất yếu đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển nhà trường đến năm 2015 và những năm tiếp sau.

Đối chiếu với mục tiêu nghiên cứu và các nhiệm vụ đề ra, đề tài đã giải quyết được các vấn đề sau đây:

1. Trình bày cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ GV nói chung và đội ngũ GVDN các Trung tâm dạy nghề trong hệ thống công đoàn theo mục tiêu và phương pháp tiếp cận theo Quyết định số 630 QĐ – TTg ngày 29/05/2012 của Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược phát triển dạy nghề thời kỳ 2011 – 2020 và Quyết định 755/QĐ-TLĐ ngày 02/7/2009 của Tổng LĐLĐ Việt Nam về việc phê duyệt Đề án quy hoạch mạng lưới Trường nghề, Trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm của Công đoàn đến năm 2013 định hướng đến năm 2020.

2. Khảo sát hiện trạng, đánh giá được mặt mạnh, mặt yếu của đội ngũ GVDN theo quan điểm khách quan; phân tích được những mâu thuẫn, nguyên nhân và xem xét những yếu tố tác động đến công tác phát triển đội ngũ GV Trung tâm DNCĐ Thanh Hóa theo quan điểm hệ thống, cấu trúc.

3. Xác định nhiệm vụ, vai trò của Trung tâm DNCĐ Thanh Hóa đóng góp cho việc phát triển KT-XH của tỉnh và định hướng phát triển đội ngũ GV Trung tâm DNCĐ Thanh Hóa giai đoạn 2011 - 2015, tầm nhìn đến 2020.

4. Đề xuất được 06 giải pháp, trong đó nêu rõ mục tiêu, nội dung và cách thức tổ chức thực hiện để phát triển đội ngũ GV Trung tâm DNCĐ Thanh Hóa đáp ứng yêu cầu phát triển nhà trường giai đoạn 2012 - 2020 và nâng cấp thành Trường Trung cấp nghề Kinh tế – Kỹ Thuật & Nghiệp vụ Công đoàn Thanh Hoá theo Quyết định số 630/QĐ-TTg ngày 29/05/2012 của Thủ tướng Chính phủ, nghị quyết Đại Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XVII về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực giai đoạn 2010 – 2015 và định hướng đến năm 2020.

5. Đề tài là sự cụ thể hóa chiến lược phát triển Trung tâm DNCĐ Thanh Hóa. Kết quả nghiên cứu của đề tài là tiền đề quan trọng góp phần làm phong phú cơ sở lý luận và thực tiễn của chiến lược và có ý nghĩa to lớn trong quá trình triển khai thực hiện chiến lược nhằm vận dụng một cách chủ động và sáng tạo chủ trương của cả nước

và của địa phương, tận dụng thời cơ và vượt qua thách thức, xây dựng đơn vị vững mạnh và phát triển trong thời kỳ mới.

Kiến nghị

1. Với Liên đoàn Lao động tỉnh Thanh Hóa

Liên đoàn Lao động tỉnh Thanh Hóahiện quản lý trực tiếp 03 đơn vị sự nghiệp trong đó có Trung tâm DNCĐ, tuy nhiên mối đơn vị lại hoạt động theo chuyên môn đặc thù rất khác nhau. Để các đơn vị hoạt động đi vào nề nếp và tạo sự thống nhất, đồng bộ trong quản lý. Chúng tôi đề nghị LĐLĐ tỉnh nên có những cơ chế quản lý riêng biệt, dựa trên đặc thù chuyên môn ở mỗi đơn vị, nhằm tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các đơn vị chủ động hoạt động .

Đảm bảo về chỉ tiêu biên chế GV hàng năm phù hợp với quy mô học sinh và ngành nghề đào tạo của nhà trường. Khắc phục tình trạng luôn thiếu GV giảng dạy, GV hiện phải dạy vượt quá rất nhiều so với giờ tiêu chuẩn. Giao chỉ tiêu đi học chương trình“Quản lý nhà nước”, "Cao cấp lý luận chính trị" cho đơn vị, vì đây là một tiêu chuẩn liên quan đến mã ngạch công chức của GV, một thành tố rất quan trọng trong tiêu chuẩn chất lượng ĐNGV.

Tăng cường đầu tư, hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị cho nhà trường theo hướng hiện đại, đồng bộ đáp ứng với yêu cầu đổi mới dạy nghề.

Có chính sách tạo điều kiện cho nhà trường và các doanh nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ về đào tạo CNKT, về tiếp cận và chuyển giao công nghệ, về kỹ năng thực hành nghề ... nhằm tạo điều kiện cùng phát triển.

2. Với Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa

Hỗ trợ kinh phí chi thường xuyên cho Trung tâm DN công đoàn (vì đơn vị góp phần vào việc đào tạo nghề đối với lực lượng lao động tại địa phương), chỉ đạo UBND Thành phố Thanh Hóa tạo điều kiện về việc giải phóng mặt bằng tại địa điểm mới đã được tỉnh phê duyệt để đơn vị kịp thời triển khai xây dựng cơ sở vật chất.

3. Đối với Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Thanh Hóa

- Thường xuyên tổ chức hội thi giáo viên dạy giỏi ở cấp tỉnh. Tổ chức các Hội nghị báo cáo điển hình, phổ biến kinh nghiệm trong đào tạo nghề từ đó thúc

đẩy nề nếp, chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, khả năng tự học tự bồi dưỡng, khả năng NCKH của GV.

- Thường xuyên kiểm tra giám sát việc thực hiện kế hoạch đào tạo ở các trường nghề, kiểm tra soạn thảo giáo án, đề cương bài giảng theo mẫu quy định của Tổng cục Dạy nghề. Tư vấn đề chuyên môn và phương pháp quản lý, đào tạo, trong đó có Trung tâm dạy nghề CĐ Thanh Hóa.

4. Lãnh đạo Trung tâm dạy nghề CĐ Thanh Hóa

Thực hiện kế hoạch tuyển dụng và quy hoạch đào tạo bồi dưỡng GV giai đoạn 2011 - 2015 theo hướng đạt trình độ chuẩn, trẻ hóa, có tính kế thừa bền vững; ưu tiên bổ sung, đào tạo kịp thời đội ngũ GV có chất lượng ở các khối ngành kinh tế, tài chính, cơ khí, điện.

Nhanh chóng cân đối, hoàn chỉnh và triển khai quy hoạch đào tạo GV có học vị thạc sĩ, tiến sĩ chuyên ngành bằng nhiều phương án: đào tạo trong nước, đào tạo ở nước ngoài và kết hợp đào tạo trong nước với ngoài nước đáp ứng yêu cầu phát triển nhà trường giai đoạn 2011 – 2015 và những năm tiếp sau.

Tăng cường chế độ đãi ngộ, hỗ trợ thỏa đáng cho GV học tập đạt trình độ thạc sĩ, tiến sĩ, trong khi chờ đợi cơ quan chủ quản ban hành chính sách mới về trợ cấp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức và thu hút nhân tài như: động viên và khen thưởng xứng đáng những GV phấn đấu học tập, bố trí công việc phù hợp, tạo thuận lợi về chỗ ở, điều kiện làm việc…

Đảng uỷ, Ban giám đốc cần quan tâm, đầu tư đúng mức cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ GV, coi đây là một nhiêm vụ hết sức quan trọng để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Để đạt được mục tiêu trên, nhà trường cần xây dựng đề án nâng cao chất lượng đội ngũ GV, đồng thời vận dụng linh hoạt các giải pháp của đề tài.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Ban Bí thư TƯ Đảng, Chỉ thị số 40 ngày 15/6/2004 về xây dựng

nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, Hà Nội

2 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X(2008), Nghị quyết số 20.NQ/TW ngày 28/01//2008 về “ Tiếp tục xây dựng giai cấp công

nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa”.

3 Bộ Giáo dục & Đào tạo(2002), Kỷ yếu Hội thảo quốc gia về giáo

dục đào tạo, Hà Nội, 2002.

4 Bộ Lao động -Thương binh & Xã hội(2008), Quyết định số 71/QĐ- BLĐTBXH ngày 30/12/2008 ban hành Quy định về thành lập, cho

phép thành lập, chia tách, sáp nhập, giải thể trường Cao đẳng nghề, trường Trung cấp nghề và Trung tâm Dạy nghề.

5 Bộ Lao động –Thương binh và Xã hội.(2005),Quyết định số 1000/2005/QĐ-BLĐTBXH ngày 07/6/2005 về việc phê duyệt Đề án “ Phát triển xã hội hoá Dạy nghề đến năm 2010’’.

6 Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội(2007), Quyết định số 13/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 14 tháng 5 năm 2007 về việc ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động của Trung tâm dạy nghề. 7 Bộ trưởng Bộ Lao động –Thương binh và Xã hội(2006) Quyết định số 07/2006/Q Đ-BLĐTBXH ngày 02/10/2006 của về phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới Trường Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề và Trung tâm dạy nghề đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”.

8 Bộ trưởng Bộ Lao động –Thương binh và Xã hội(2008), Quyết định số: 58/QĐ2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 9/8/2008 ban hành về

“chương trình khung cho trình độ trung cấp; sơ cấp nghề”.

9 Chi bộ Trung tâm dạy nghề CĐ Thanh Hóa (2012), Báo cáo chính

trị Đại hội năm 2012

10 Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa (2010), Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh

Thanh Hoá lần thứ XVII.

11 Đảng CSVN (2010) Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI. 12 Hồ Chí Minh, Bàn về công tác giáo dục. Nxb, Sự thật.Hà Nội, 1972 13 Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), "Luật

14 Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2007), "Luật dạy nghề năm 2006", Luật dạy nghề, Nxb Lao động -Xã hội, Hà Nội.

15 Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), "Luật

Giáo dục sửa đổi năm 2010", Nxb Giáo dục , Hà Nội.

16 Thái Văn Thành, (2007), Quản lý giáo dục và quản lý nhà trường, NXB Đại học Huế.

17 Thủ tướng Chính phủ (2009),Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 về việc phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động

nông thôn.

18 Thủ tướng Chính phủ (2012),Quyết định số 630/QĐ-TTg ngày 29/5/2012 về việc phê duyệt Chiến lược dạy nghề thời kỳ 2011-

2020.

19 Thủ tướng Chính phủ (2012),Quyết định số 711/QĐ-TTg

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên Trung tâm dạy nghề công đoàn Thanh Hóa (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w