3.2.5.1. Mục tiêu
Kiểm tra, đánh giá là một chức năng cơ bản của QLGD, thực hiện các nhiệm vụ kiểm tra đánh giá, phát hiện và điều chỉnh nhằm giúp các đối tượng hoàn
thành nhiệm vụ và đưa toàn bộ hệ thống QLGD tới một trình độ cao hơn. Kiểm tra, đánh giá để người lãnh đạo, quản lý có thông tin về việc thực hiện kế hoạch, chương trình đào tạo. Đánh giá năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm…của đội ngũ GV, từng tổ bộ môn, từ đó giúp người quản lý xây dựng kế hoạch hoạt động, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và điều chỉnh, thực hiện kế hoạch năm học của Trung tâm.
Công tác kiểm tra, đánh giá là chức năng rất quan trọng nhằm điều chỉnh, nâng cao khả năng của đội ngũ GV về việc dạy và học.
Việc kiểm tra, đánh giá đội ngũ GV phải đạt được những yêu cầu sau:
- Đánh giá được mặt mạnh, tích cực của đội ngũ GV để phát huy những thế mạnh đó.
- Phát hiện những tồn tại, những vi phạm để kịp thời uốn nắn, điều chỉnh và tìm ra các biện pháp khắc phục, sửa chữa.
- Giúp GV có ý thức cao hơn trong công tác dạy và học, bồi dưỡng và tự bồi dưỡng.
- Qua công tác kiểm tra, đánh giá tìm ra được những nhân tố mới, những tài năng, để có kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao chất lượng giảng dạy và nghiên cứu khoa học.
3.2.5.2. Nội dung
Nội dung kiểm tra hoạt động sư phạm của một GV dạy nghề gồm: Trình độ chuyên môn nghề, thực hiện quy chế chuyên môn, thực hiện công tác giảng dạy và giáo dục.
Việc kiểm tra các hoạt động GD của đội ngũ GV thông qua dự giờ thường xuyên hoặc dự giờ đột xuất, kiểm tra toàn diện, kiểm tra theo chuyên đề, kiểm tra chéo giữa các tổ chuyên môn nhằm phát hiện, đánh giá đúng đắn những ưu điểm, những hạn chế về trình độ kiến thức, kỹ năng, thái độ, việc vận dụng phương pháp giảng dạy và giáo dục trong hoạt động giảng dạy. Từ đó điều chỉnh kịp thời, tạo động lực, nền nếp, nâng cao hiệu quả hoạt động giảng dạy.
Kiểm tra và đánh giá hoạt động giảng dạy của GV dựa trên 3 tiêu chí: Nội dung giảng dạy (Kiến thức, kỹ năng, thái độ), phương pháp giảng dạy và phong thái của GV.
Kiểm tra, đánh giá việc giảng dạy tích hợp giữa lý thuyết và thực hành. Tiến hành kiểm tra, đánh giá hướng trọng tâm vào công tác chuyên môn nghiệp vụ gồm:
- Kiểm tra việc thực hiện chương trình, kế hoạch giảng dạy của GV (Chương trình, nội dung, tiến độ thực hiện).
- Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện công việc chuẩn bị lên lớp của GV (Giáo án, chất lượng giáo án, phương tiện giảng dạy, thiết bị thực hành….).
- Kiểm tra hoạt động chuyên môn của tổ bộ môn, kết quả đào tạo, bồi dưỡng, tự bồi dưỡng và hoạt động nghiện cứu khoa học của đội ngũ GV.
3.2.5.3. Tổ chức thực hiện:
Trên cơ sở các quy định của nhà nước về quyền hạn, nhiệm vụ, các tiêu chí, tiêu chuẩn của Trung tâm dạy nghề, xây dựng các tiêu chí đánh giá xếp loại, để bảo đảm tính xác thực và thống nhất trong nhà trường cần đưa xuống các tổ chuyên môn để GV cùng tham gia góp ý, sau đó Giám đốc ký quyết định ban hành.
Qua các hội nghị tập huấn, hội nghị sơ kết, tổng kết, qua chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nâng cao nhận thức cho đội ngũ GV để họ thấy tính tất yếu của công tác kiểm tra, coi kiểm tra như nhu cầu không thể thiếu được đối với công tác quản lý nâng cao chất lượng đào tạo nghề.
Xây dựng chế độ thông tin báo cáo hoạt động kiểm tra, xây dựng quy chế làm việc của ban kiểm định chất lượng dạy nghề trong đó có thanh tra hoạt động của đội ngũ GV.
Kết luận kiểm tra, đánh giá phải khách quan, công bằng, công khai và dựa trên cơ sở khoa học (Nên rút kinh nghiệm và có kết luận ngay sau khi tiến hành
kiểm tra, đánh giá). Kết quả kiểm tra, đánh giá là một trong những cơ sở quan
trọng để xếp loại GV, kết thúc việc kiểm tra phải thông báo trao đổi với GV những ưu điểm, những hạn chế, giúp họ tìm ra phương hướng khắc phục hạn chế, phát
huy mặt mạnh để nâng cao hiệu quả trong công tác giảng dạy. Qua kết luận thực hiện chế độ thi đua khen thưởng, kỷ luật kịp thời và thoả đáng.