Công tác kiểm tra, đánh giá ĐNGV giai đoạn vừa qua được Trung tâm chú ý. Trung tâm có kế hoạch kiểm tra của từng năm, chỉ đạo các phòng, tổ
chuyên môn thực hiện. Nội dung kiểm tra tập trung vào việc thực hiện các nhiệm vụ của GV, nhất là công tác chuyên môn. Kiểm tra hoạt động giảng dạy, giáo dục HS, hồ sơ bài giảng, các sổ sách liên quan, chất lượng học tập của người học...Kết quả kiểm tra, đánh giá là một căn cứ để bình xét thi đua khen thưởng hàng năm đối với tập thể và GV có thành tích trong công tác.
Tuy nhiên công tác kiểm tra, đánh giá có những mặt tồn tại cần khắc phục là: Tổ chức kiểm tra chưa được thường xuyên, chưa kịp thời uốn nắn những hạn chế đối với GV; Đội ngũ làm công tác kiểm còn thiếu kinh nghiệm, chưa mang tính chuyên nghiệp nên chưa phát hiện triệt để những hạn chế của GV để giúp họ sửa chữa. Xử lý sau kiểm tra chưa thực sự kịp thời; Nội dung đánh giá không lượng hoá được nên nhiều khi rơi vào tình trạng đánh giá theo cảm tính, ít quan tâm đến chất lượng và hiệu quả lao động sư phạm của người GV. Chưa phát huy được các kênh khác nhau để đánh giá.
2.4.7. Đánh giá chung về thực trạng sử dụng giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên Trung tâm dạy nghề Thanh Hóa.
2.4.7.1. Những thành tựu
Trung tâm đã xây dựng kế hoạch phát triển ĐNGV theo từng năm và đã xây dựng được đội ngũ GVDN với số lượng từ 08 GV năm 2010 lên 17 GV năm 2012. Nhận thức của cán bộ quản lý và GV đã có những chuyển biến tích cực theo hướng chuẩn hoá; Công tác đào tạo, bồi dưỡng cập chuẩn đào tạo và vượt chuẩn đào tạo cho ĐNGV được quan tâm, có 02 GV đi học đại học và 01 GV đi học Cao học.
Chế độ tiền lương, phụ cấp ưu đãi của đối với GV, các chế độ nghỉ lễ, tết luôn được Trung tâm thực hiện. LĐLĐ tỉnh và Tổng LĐLĐ Việt Nam đã có chế độ thu hút đối với GV đi học thạc sĩ, tiến sĩ. Nhà trường đã xây dựng và thực hiện chế độ hỗ trợ GV trong công tác đào tạo, bồi dưỡng thông qua Quy chế chi tiêu nội bộ.
Cơ sở vật chất nhà trường được quan tâm xây dựng: Lớp học, nhà xưởng, thiết bị thực hành nghề …....Công tác kiểm tra, đánh giá, khen thưởng được tổ chức thực hiện hàng năm.
2.4.7.2. Những hạn chế
Công tác quy hoạch ĐNGV chưa tốt, kế hoạch phát triển ĐNGV chỉ mang tính tình thế.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV chưa gắn kết với yêu cầu nhiệm vụ chính trị và nhu cầu sử dụng, chưa tạo được nguồn GV cho những tổ chuyên môn còn thiếu. Việc bồi dưỡng ĐNGV hàng năm chưa được quan tâm đúng mức, nội dung bồi dưỡng chưa toàn diện như: Kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề, công nghệ dạy học mới, lý luận chính trị, ngoại ngữ ...
Các chế độ và chính sách chưa đủ sức khuyến khích và thu hút những người có trình độ cao vào nhà trường giảng dạy cũng như giữ chân được các giáo viên có trình độ và năng lực yên tâm công tác tại trường. Môi trường làm việc và học tập chưa thực sự thuận lợi để GV phát huy năng lực.
Công tác kiểm tra, đánh giá chưa chưa thường xuyên, chưa có tác động mạnh để uốn nắn những hạn chế, định hướng đến mục tiêu phát triển ĐNGV.
2.4.7.3. Nguyên nhân của những hạn chế
Nhà trường chưa xây dựng kế hoạch mang tầm chiến lược về xây dựng và phát triển ĐNGV.
Nguồn tuyển dụng GV rất hẹp vì cơ sở đào tạo GVDN ít trong khi thành lập các cơ sở dạy nghề ngày càng nhiều.
Công tác xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng GV chưa khoa học, manh mún chưa xuất phát từ thực tiễn và yêu cầu phát triển của nhà trường.
Cơ chế, chính sách khuyến khích động viên đội ngũ GV tham gia học tập, NCKH chưa thoả đáng, chưa có chính sách kịp thời nên chưa đủ sức để tạo động lực cho GV tích cực phấn đấu Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất còn quá chậm và thiếu, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển dạy nghề.
Chế độ tiền lương và phụ cấp theo lương của GVDN còn quá thấp. tỉnh chưa có chính sách đãi ngộ đủ sức thu hút đối với GVDN. Mức hỗ trợ đối với GV đi học của nhà trường còn quá thấp.
Công tác kiểm tra chưa được thường xuyên, chưa kịp thời uốn nắn những hạn chế đối với GV. Đội ngũ làm công tác kiểm tra ít kinh nghiệm và chưa được chuyên môn hóa.
Kết luận chương 2
Trên cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ GVDN nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác dạy nghề, qua khảo sát thực trạng ĐNGV và công tác quản lý phát triển ĐNGV Trung tâm DNCĐ Thanh Hóa, chúng ta có thể thấy được như sau:
Trong những năm qua Trung tâm đã không ngừng xây dựng phát triển ĐNGV. Đã xây dựng được ĐNGV với số lượng và chất lượng tương đối tốt, ĐNGV tuổi đời và tuổi nghề còn trẻ, trình độ chuyên môn phù hợp với tiêu chuẩn GVDN, có phẩm chất đạo đức tốt, có tinh thần đoàn kết và kỷ luật. Bên cạnh những ưu điểm nổi bật trên, ĐNGV Trung tâm DNCĐ Thanh Hóa còn nhiều bất cập:
1. Thực trạng về ĐNGV của Trung tâm DNCĐ Thanh Hóa: ĐNGV thiếu về số lượng; Cơ cấu về trình độ, cơ cấu về số lượng còn mất cân đối giữa các tổ bộ môn; chưa theo kịp sự phát triển của đơn vị cũng như nhu cầu của xã hội. Trình độ và năng lực sử dụng ngoại ngữ, trình độ lý luận chính trị của ĐNGV còn hạn chế; nhiều GV khó khăn trong việc dạy nghề theo mô - đun, chậm đổi mới phương pháp, sử dụng vật tư và thiết bị dạy nghề chưa hiệu quả; Năng lực hoạt động giáo dục, quản lý HS, NCKH và tự bồi dưỡng của ĐNGV còn rất hạn chế;
Nguyên nhân cơ bản là do: Biên chế GV được Tổng LĐLĐ Việt Nam và LĐLĐ tỉnh giao hàng năm ít; việc quy hoạch ĐNGV chưa phù hợp; thu nhập của GVDN thấp; điều kiện giao lưu và hợp tác quốc tế chưa có; GV ngại đổi mới về phương pháp dạy học; đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hạn chế. Trung tâm mới thành lập nên ĐNGV còn mới mẻ, ít kinh nghiệm và bị chi phối bởi những công việc khác.
2. Công tác phát triển ĐNGV: Quy hoạch ĐNGV chưa tốt, việc phát triển chỉ mang tính biện pháp tình thế; Đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV chưa thực sự gắn với yêu cầu nhiệm vụ chính trị và nhu cầu sử dụng, bồi dưỡng chưa được quan tâm đúng mức, nội dung bồi dưỡng chưa toàn diện; Chế độ, chính sách chưa đủ sức khuyến khích và thu hút đối với GV; Môi trường làm việc và học tập chưa thực sự thuận lợi; Công tác kiểm tra, đánh giá chưa có tác động mạnh để uốn nắn những hạn chế đối với GV.
Nguyên nhân cơ bản là do: Trung tâm chưa xây dựng được kế hoạch chiến lược quản lý phát triển ĐNGV; nguồn tuyển dụng GV rất hẹp vì cơ sở đào tạo GVDN ít; công tác đào tạo GV và phối hợp với tuyển dụng GV chưa khoa học; công tác xây dựng kế hoạch bồi dưỡng GV chưa khoa học; đầu tư xây dựng cơ sở vật chất còn quá chậm và thiếu, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển dạy nghề; Chế độ tiền lương và phụ cấp theo lương của GVDN còn quá thấp; tỉnh chưa có chính sách đãi ngộ đủ sức thu hút riêng đối với GVDN. Mức hỗ trợ đối với GV đi học của Trung tâm còn thấp; hoạt động của tổ chuyên môn còn nghèo nàn, chưa sáng tạo, chưa có tác dụng bồi dưỡng cho GV; công tác kiểm tra chưa thường xuyên và
kịp thời. Đội ngũ làm công tác kiểm tra ít kinh nghiệm và chưa được chuyên môn hóa.
3. Với sự phát triển mạnh mẽ của xã hội và yêu cầu đặt ra đối với phát triển nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế. Sự tồn tại và phát triển của trường Trung tâm DNCĐ Thanh Hóa cùng với việc đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới đòi hỏi sự cần thiết phải có các biện pháp xây dựng và phát triển đội ngũ GV đơn vị đủ về số lượng, đồng bộ và cân đối về cơ cấu, nâng cao về chất lượng theo chuẩn giáo viên dạy nghề. Muốn vậy, Trung tâm cần phải làm tốt công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển ĐNGV, gắn kết quả đào tạo, bồi dưỡng với sử dụng GV; Đầu tư xây dựng CSVC, trang thiết bị dạy học phù hợp với sự phát triển dạy nghề; xây dựng chính sách ưu đãi đủ sức thu hút và giúp GV chuyên tâm vào công việc...
Các vấn đề nghiên cứu trên là luận cứ thực tiễn để đề ra những biện pháp quản lý phát triển ĐNGV của Trung tâm mang tính khả thi, nâng cao chất lượng dạy nghề của đơn vị.
Chương 3
Một số giải pháp phát triển đội ngũ
giáo viên Trung tâm dạy nghề công đoàn Thanh Hóa 3.1. Nguyên tắc đề xuất giải pháp.
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu
Nguyên tắc này nhằm đảm bảo cho giải pháp được đề xuất hướng vào việc phát triển đội ngũ GV Trung tâm dạy nghề công đoàn Thanh Hóa, bảo đảm cho đội ngũ phát triển về số lượng, cơ cấu hợp lý, chất lượng được củng cố và nâng cao, đáp ứng được yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ qúa trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá.
Báo cáo chính trị Đại hội XI của Đảng đã nêu rõ “Phấn đấu đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại…chuyển đổi mô hình tăng trưởng chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng quy mô vừa chú trọng nâng cao chất lượng,
hiệu quả….” Để đạt được mục tiêu phát triển kinh tế đến năm 2020, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XVII (NK 2010-2015) đã thông qua 05 chương trình trọng tâm trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh của tỉnh gồm: Chương trình phát triển khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp, công nghệ cao; Chương trình phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới; Chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền Tây Thanh Hoá; Chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền biển; mục tiêu phát triển nguồn nhân lực tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2011 – 2015 và các giai đoạn tiếp theo, đây là mục tiêu, là chương trình hành động cụ thể mà Trung tâm dạy nghề công đoàn Thanh Hóa phải góp sức cùng với các trường trong tỉnh thực hiện mục tiêu chung.
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn
Các giải pháp được đề xuất phải xuất phát từ yêu cầu thực tế của nhà trường , đồng thời giải pháp đưa ra phải chặt chẽ, khoa học, lôgic, tác động lên cả hệ thống chính sách cũng như những điều kiện và môi trường, đảm bảo cho hoạt động giảng dạy và sáng tạo của ĐNGV và phải tác động lên toàn bộ quá trình quy hoạch, tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí và quản lý GV.
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi
Yêu cầu của nguyên tắc này là các giải pháp được đề xuất phải phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của đất nước, của địa phương, của nhà trường và yêu cầu đổi mới giáo dục nghề nghiệp hiện nay. Bên cạnh đó các giải pháp phải mang tính đặc thù, thích ứng và được sự ủng hộ của đa số GV của nhà trường
Việc phát triển ĐNGV được tiến hành trên cơ sở kết hợp tốt giữa sự cố gắng nổ lực từ nội tại bên trong nhà trường với sự tác động giúp đỡ từ bên ngoài; giữa yếu tố chủ quan và khách quan.
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả
Nguyên tắc này đòi hỏi những giải pháp được đề xuất phải đem lại hiệu quả thiết thực trong việc nâng cao chất lượng, hoàn thiện về cơ cấu, từ đó bảo đảm được yêu cầu của việc xây dựng và tạo ra sự phát triển ổn định lâu dài của đội ngũ.
Việc phát triển đội ngũ GV phải dựa trên cơ sở nghiên cứu đúng đắn về mặt lý luận, phân tích thực tiễn; đồng thời phải đáp ứng được những yêu cầu đòi hỏi do thực trạng nhiệm vụ của nhà trường đang đặt ra.
3.2. Một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên Trung tâm dạy nghề Công đoàn Thanh Hóa
3.2.1. Thực hiện tốt công tác quy hoạch đội ngũ giáo viên3.2.1.1. Mục tiêu 3.2.1.1. Mục tiêu
Lập qui hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ GV là vấn đề trọng tâm của công tác cán bộ. Do đó cần phải làm cho công tác quy hoạch và xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ GV đi vào nề nếp, kỷ cương, tránh tuỳ tiện, chủ quan, áp đặt, định kiến trong bố trí đội ngũ GV.
Mục tiêu của việc lập qui hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ GV là nhằm bảo đảm cho đội ngũ đủ về số lượng, có cơ cấu hợp lý, chất lượng được củng cố và nâng cao, phù hợp với yêu cầu phát triển toàn diện của trường Cao đẳng nghề từ nay đến năm 2020.
3.2.1.2. Nội dung qui hoạch, kế hoạch
Căn cứ vào định hướng phát triển quy mô đào tạo của nhà trường để lập qui hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ GV, từ đó xác định nhu cầu tuyển dụng, tránh mọi biểu hiện tiêu cực trong tuyển dụng, dẫn đến chọn người không đúng trình độ, năng lực.
Xây dựng quy hoạch cán bộ là một việc làm hết sức quan trọng trong công tác tổ chức của các địa phương, đơn vị nói chung và của nhà trường nói riêng. Quy hoạch đội ngũ GV Trung tâm DNCĐ Thanh Hóa là quá trình phát hiện nguồn nhân lực để bồi dưỡng, quy hoạch phải coi trọng việc chọn GV để bồi dưỡng và luân chuyển hợp lý theo yêu cầu công việc chuyên môn ở các khoa, bảo đảm đủ và cân đối GV giữa các bộ môn, đồng thời mọi người đều được phân công nhiệm vụ phù hợp năng lực, sở trường và trình độ chuyên môn. Tuy nhiên phải tính đến chất lượng của đội ngũ GV.
Để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ sư phạm, đồng thời tránh tình trạng thiếu GV vào từng thời điểm, do đó phải dự báo trước số GV đi học nâng cao trình độ, việc cử GV đi học phải có sự chọn lọc ngay từ đầu, theo đúng qui hoạch để đào tạo được những GV giỏi thật sự, tránh hiện tượng trình độ không tương xứng với năng lực chuyên môn.
Công tác quy hoạch đội ngũ GV phải gắn với khảo sát, đánh giá đội ngũ GV trên các tiêu chí cụ thể, khoa học gắn với công tác bổ nhiệm, miễn nhiệm, dự báo nguồn GV sắp nghỉ hưu, GV không đáp ứng yêu cầu giảng dạy phải chuyển làm việc khác để chuẩn bị nguồn nhân lực thay thế.
Công tác quy hoạch đội ngũ GV cần phải gắn liền với việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá xếp loại hàng năm, qua đó phát hiện những nhân tố tích cực để phát huy và kịp thời điều chỉnh, ngăn chận những lệch lạc, yếu kém trong chuyên môn nghiệp vụ, tư cách, đạo đức…
3.2.1.3. Tổ chức thực hiện
Trong công tác lập qui hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ GV cần căn cứ vào các chủ trương định hướng, chỉ đạo của các cơ quan quản lý lãnh đạo cấp trên và mục tiêu nhiệm vụ của nhà trường; có sự chỉ đạo sát sao, kịp thời của Tổng LĐLĐ Việt Nam, LĐLĐ tỉnh, BGĐ Trung tâm, sự quan tâm của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh và sự phối hợp giúp đỡ, tạo điều kiện của các ngành, các cấp.
Quy hoạch sau khi được xây dựng cần có chế độ rà soát, bổ sung, điều chỉnh theo định kỳ. Hằng năm, căn cứ vào qui hoạch để xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ, trong đó xác định những điều kiện và giải pháp cụ thể để thực hiện