Công tác tuyển dụng và sử dụng giáo viên

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên Trung tâm dạy nghề công đoàn Thanh Hóa (Trang 74)

Công tác tuyển dụng là việc làm thường xuyên của Trung tâm, trên cơ sở nhu cầu GV của các Tổ chuyên môn, số lượng học sinh và chỉ tiêu biên chế của LĐLĐ tỉnh giao cho đơn vị, hàng năm Ban Giám đốc xây dựng kế hoạch tuyển dụng và phân bổ chỉ tiêu tuyển dụng.

Trung tâm đã thành lập hội đồng tuyển dụng GV, Hội đồng này có nhiệm vụ tham mưu cho Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh trong việc tuyển dụng GV đảm bảo theo tiêu chuẩn và quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và pháp luật lao động.

Tuy nhiên công tác tuyển dụng có những bất cập như: Số lượng GV giữa các Tổ so với học sinh chưa cân đối; tuyển dụng GV ở trình độ Cao học còn ít; chất lượng GV mới tuyển dụng có những hạn chế đáng kể, không ít GV mới tuyển dụng còn hạn chế về năng lực chuẩn bị bài giảng, nghiệp vụ sư phạm, kỹ năng thực hành nghề, và một số phẩm chất mà người GV cần có.

Nhà trường đã phân công, bố trí GV dạy đúng ngành nghề và theo đúng trình độ được đào tạo. Đối với các môn lý thuyết nghề, trường bố trí những GV có trình độ ĐH thực hiện giảng dạy. Đối với những môn thực hành nghề, trường bố trí cả GV có trình độ ĐH và CĐ thực hiện giảng dạy. Toàn bộ GV có trình độ Trung cấp hoặc CNKT được bố trí giảng dạy thực hành. Do đặc thù hoạt động của Trung tâm không chỉ giảng dạy tại các cơ sở chính mà thường xuyên phải đi dạy ở các xã vùng sâu, vùng xa cho nông dân, hoặc đi tư vấn, chiêu sinh…nhưng đội ngũ GV luôn khắc phục khó khăn, chấp hành sự phân công tổ chức. Vì thiếu GV, nhà trường phải bố trí GV giảng dạy liên tục ở nhiều lớp nên hầu hết GV đều dạy vượt số giờ tiêu chuẩn, một số GV đã phải dạy vượt quá mức vượt cho phép nên ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giảng dạy.

2.4.3. Công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên

GV là yếu tố giữ vai trò quan trọng trong việc nâng cao vị thế của Trung tâm và quyết định chất lượng giáo dục trong các cơ sở đào tạo. Vì vậy, công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng GV đủ chuẩn chất nhằm nâng cao chất lượng GD&ĐT nghề nghiệp được nhà trường đặc biệt quan tâm.

Trung tâm luôn tạo điều kiện về thời gian cho đội ngũ GV được học tập nâng cao trình độ, chính sách tiền lương được hỗ trợ như sau: Căn cứ Quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan LĐLĐ tỉnh và Quy chế Đào tạo bồi dưỡng cán bộ công đoàn của Tổng LĐLĐ Việt Nam, các cán bộ GV khi được cử đi học được hưởng nguyên lương và phụ cấp (nếu có), được thanh toán tiền học phí, học liệu, tiền lưu trú, tiền tàu xe. Khi tốt nghiệp trình độ Thạc sỹ được hỗ trợ 15 triệu đồng và Tiến sỹ là 30 triệu đồng. Bê cạnh đó Trung tâm đã năng động mở nhiều ngành nghề mới, đa dạng hóa các loại hình đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội để gia tăng nguồn thu sự nghiệp và xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn thu nhập này; trong đó trích từ nguồn thu sự nghiệp hỗ trợ cho học tập nâng cao trình độ thạc sĩ 5 triệu đồng/năm đối với cá nhân đi học để khuyến khích, động viên GV học tập nâng cao trình độ. Việc tuyển dụng GV được thực hiện công bằng, công khai theo các quy định hiện hành. Ngoài chế độ ưu tiên theo chỉ đạo thống nhất của ngành cho đối tượng thuộc diện chính sách như: con thương binh, liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng, vùng sâu, vùng xa, vùng kháng chiến cũ

… nhà trường còn có chế độ ưu tiên nhằm khuyến khích, động viên và tôn vinh những GV có kết quả học tập tốt, học vị cao. Cụ thể là ưu tiên tuyển dụng những người thỏa mãn một trong các tiêu chí sau:

- Có học vị tiến sĩ, thạc sĩ đúng chuyên ngành đào tạo, phù hợp với nhu cầu tuyển dụng.

- Tốt nghiệp loại giỏi và xuất sắc ở các bậc đào tạo chuyên môn phù hợp với nhu cầu tuyển dụng,

- Có kinh nghiệm làm việc liên tục, đúng chuyên môn tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức từ 3 năm trở lên kể từ khi tốt nghiệp.

Tuy nhiên, công tác đào tạo trong giai đoạn vừa qua chưa thực sự khoa học và còn mang tính tình thế, việc cử GV đi học để đạt chuẩn và vượt chuẩn, nhà trường chưa có kế hoạch giao nhiệm vụ cụ thể đối với từng khoa, tổ mà chỉ đưa ra chỉ tiêu chung chung, việc GV đi học xuất phát chủ yếu từ nguyện vọng của cá nhân. Do vậy có GV chuyên ngành đào tạo không phù hợp với thực tiễn giảng dạy, có những khoa GV đi học quá nhiều dẫn đến việc bố trí GV giảng dạy rất khó khăn. Trung tâm chưa có GV được đi học nâng cao về trình độ lý luận chính trị, ngoại ngữ, ứng dụng công nghệ dạy học, xây dựng chương trình đào tạo, đặc biệt là kỹ năng thực hành nghề, năng lực dạy nghề theo mô đun …

2.4.4. Chế độ, chính sách đối với giáo viên

Các chế độ, chính sách đãi ngộ đối với GV luôn được sự quan tâm từ trung ương cho đến địa phương. Thực hiện Quyết định số 244/2005/QĐ-TTg ngày 06/10/2005 của Thủ tường Chính phủ quy định về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập, ngoài tiền lương GV trường được hưởng mức phụ cấp ưu đãi là 30%. Theo kết quả phiếu khảo sát tháng 4/2012, có 06 phiếu dành cho cán bộ quản lý thì 05 phiếu đánh giá phụ cấp ưu đãi đối với GV là chưa phù hợp, 01 phiếu đánh giá là tương đối phù hợp ; Trong 17 phiếu khảo sát dành cho GV thì 16 phiếu đánh giá tác dụng của phụ cấp theo lương yếu, 01 phiếu đánh giá bình thường. Như vậy, phụ cấp qua lương hiện tại chưa phù hợp và tác dụng của nó còn yếu đối vơi phát triển đội ngũ GVDN, lãnh đạo đơn vị cần quan tâm xem xét, kiến nghị điều

chỉnh cho phù hợp.

Là đơn vị sự nghiệp có thu, chính vì vậy CBGV tại Trung tâm DNCĐ Thanh Hóa không được hưởng 30% phụ cấp của khối Đảng đoàn thể, mặc dù vậy đơn vị đã luôn quan tâm đến ĐNGV, đảm bảo về chế độ tiền lương và phụ cấp ưu đãi hàng tháng, thực hiện bình xét thi đua khen thưởng hàng tháng và năm. Đối với GV được cử đi đào tạo, bồi dưỡng được tạo điều kiện về thời gian và các chế đọ theo quy định hiện hành của Tổng LĐLĐ Việt Nam. Nhìn chung, chính sách thu hút và chính sách đãi nghộ còn chưa hợp lý, tỉnh chưa có chính sách thu hút riêng đối với GVDN, kinh phí của nhà trường hỗ trợ cho GV đi học còn quá ít.

2.4.5. Xây dựng môi trường và điều kiện làm việc, học tập

Môi trường làm việc, học tập của GV được quan tâm xây dựng, GV được giảng dạy theo chuyên môn được đào tạo, được tôn trọng về quyền của GV theo điều lệ Trung tâm dạy nghề. Các phòng học lý thuyết được thiết kế xây dựng đúng tiêu chuẩn, đủ ánh sáng. Hệ thống xưởng thực hành được đầu tư theo từng nghề, bãi tập lái xe được củng cố, các phương tiện và thiết bị dạy nghề được đầu tư và bổ sung hàng năm theo nhu cầu sử dụng của mỗi nghề. Hệ thống mạng Internet, máy tình, máy chiếu được đầu tư. Nhà làm việc dành cho cán bộ, GV đang được đầu tư xây dựng. Cở sở vật chất, thiết bị và cảnh quan Trung tâm đang được quan tâm đầu tư xây dựng hàng năm.

Song, môi trường làm viêc, học tập của GV vẫn còn những hạn chế cần khắc phục đó là: Cở sở vật chất quá chật hẹp, phòng làm việc của các phòng, tổ chuyên môn phải bố trí dùng chung; GV chưa được sử dụng phòng chờ giảng; Hệ thống máy tính, máy chiếu còn ít, chưa đáp ứng cho GV sử dụng hệ thống giáo án điện tử, khó khăn cho GV áp dụng CNTT trong dạy học; đời sống vật chất của GV còn rất khó khăn, có tới 19 GV hiện đang phải đi thuê nhà ở, hầu hết giáo viên phải vay trước tiền lương qua hệ thống ngân hàng...;

2.4.6. Công tác kiểm tra, đánh giá

Công tác kiểm tra, đánh giá ĐNGV giai đoạn vừa qua được Trung tâm chú ý. Trung tâm có kế hoạch kiểm tra của từng năm, chỉ đạo các phòng, tổ

chuyên môn thực hiện. Nội dung kiểm tra tập trung vào việc thực hiện các nhiệm vụ của GV, nhất là công tác chuyên môn. Kiểm tra hoạt động giảng dạy, giáo dục HS, hồ sơ bài giảng, các sổ sách liên quan, chất lượng học tập của người học...Kết quả kiểm tra, đánh giá là một căn cứ để bình xét thi đua khen thưởng hàng năm đối với tập thể và GV có thành tích trong công tác.

Tuy nhiên công tác kiểm tra, đánh giá có những mặt tồn tại cần khắc phục là: Tổ chức kiểm tra chưa được thường xuyên, chưa kịp thời uốn nắn những hạn chế đối với GV; Đội ngũ làm công tác kiểm còn thiếu kinh nghiệm, chưa mang tính chuyên nghiệp nên chưa phát hiện triệt để những hạn chế của GV để giúp họ sửa chữa. Xử lý sau kiểm tra chưa thực sự kịp thời; Nội dung đánh giá không lượng hoá được nên nhiều khi rơi vào tình trạng đánh giá theo cảm tính, ít quan tâm đến chất lượng và hiệu quả lao động sư phạm của người GV. Chưa phát huy được các kênh khác nhau để đánh giá.

2.4.7. Đánh giá chung về thực trạng sử dụng giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên Trung tâm dạy nghề Thanh Hóa.

2.4.7.1. Những thành tựu

Trung tâm đã xây dựng kế hoạch phát triển ĐNGV theo từng năm và đã xây dựng được đội ngũ GVDN với số lượng từ 08 GV năm 2010 lên 17 GV năm 2012. Nhận thức của cán bộ quản lý và GV đã có những chuyển biến tích cực theo hướng chuẩn hoá; Công tác đào tạo, bồi dưỡng cập chuẩn đào tạo và vượt chuẩn đào tạo cho ĐNGV được quan tâm, có 02 GV đi học đại học và 01 GV đi học Cao học.

Chế độ tiền lương, phụ cấp ưu đãi của đối với GV, các chế độ nghỉ lễ, tết luôn được Trung tâm thực hiện. LĐLĐ tỉnh và Tổng LĐLĐ Việt Nam đã có chế độ thu hút đối với GV đi học thạc sĩ, tiến sĩ. Nhà trường đã xây dựng và thực hiện chế độ hỗ trợ GV trong công tác đào tạo, bồi dưỡng thông qua Quy chế chi tiêu nội bộ.

Cơ sở vật chất nhà trường được quan tâm xây dựng: Lớp học, nhà xưởng, thiết bị thực hành nghề …....Công tác kiểm tra, đánh giá, khen thưởng được tổ chức thực hiện hàng năm.

2.4.7.2. Những hạn chế

Công tác quy hoạch ĐNGV chưa tốt, kế hoạch phát triển ĐNGV chỉ mang tính tình thế.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV chưa gắn kết với yêu cầu nhiệm vụ chính trị và nhu cầu sử dụng, chưa tạo được nguồn GV cho những tổ chuyên môn còn thiếu. Việc bồi dưỡng ĐNGV hàng năm chưa được quan tâm đúng mức, nội dung bồi dưỡng chưa toàn diện như: Kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề, công nghệ dạy học mới, lý luận chính trị, ngoại ngữ ...

Các chế độ và chính sách chưa đủ sức khuyến khích và thu hút những người có trình độ cao vào nhà trường giảng dạy cũng như giữ chân được các giáo viên có trình độ và năng lực yên tâm công tác tại trường. Môi trường làm việc và học tập chưa thực sự thuận lợi để GV phát huy năng lực.

Công tác kiểm tra, đánh giá chưa chưa thường xuyên, chưa có tác động mạnh để uốn nắn những hạn chế, định hướng đến mục tiêu phát triển ĐNGV.

2.4.7.3. Nguyên nhân của những hạn chế

Nhà trường chưa xây dựng kế hoạch mang tầm chiến lược về xây dựng và phát triển ĐNGV.

Nguồn tuyển dụng GV rất hẹp vì cơ sở đào tạo GVDN ít trong khi thành lập các cơ sở dạy nghề ngày càng nhiều.

Công tác xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng GV chưa khoa học, manh mún chưa xuất phát từ thực tiễn và yêu cầu phát triển của nhà trường.

Cơ chế, chính sách khuyến khích động viên đội ngũ GV tham gia học tập, NCKH chưa thoả đáng, chưa có chính sách kịp thời nên chưa đủ sức để tạo động lực cho GV tích cực phấn đấu Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất còn quá chậm và thiếu, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển dạy nghề.

Chế độ tiền lương và phụ cấp theo lương của GVDN còn quá thấp. tỉnh chưa có chính sách đãi ngộ đủ sức thu hút đối với GVDN. Mức hỗ trợ đối với GV đi học của nhà trường còn quá thấp.

Công tác kiểm tra chưa được thường xuyên, chưa kịp thời uốn nắn những hạn chế đối với GV. Đội ngũ làm công tác kiểm tra ít kinh nghiệm và chưa được chuyên môn hóa.

Kết luận chương 2

Trên cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ GVDN nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác dạy nghề, qua khảo sát thực trạng ĐNGV và công tác quản lý phát triển ĐNGV Trung tâm DNCĐ Thanh Hóa, chúng ta có thể thấy được như sau:

Trong những năm qua Trung tâm đã không ngừng xây dựng phát triển ĐNGV. Đã xây dựng được ĐNGV với số lượng và chất lượng tương đối tốt, ĐNGV tuổi đời và tuổi nghề còn trẻ, trình độ chuyên môn phù hợp với tiêu chuẩn GVDN, có phẩm chất đạo đức tốt, có tinh thần đoàn kết và kỷ luật. Bên cạnh những ưu điểm nổi bật trên, ĐNGV Trung tâm DNCĐ Thanh Hóa còn nhiều bất cập:

1. Thực trạng về ĐNGV của Trung tâm DNCĐ Thanh Hóa: ĐNGV thiếu về số lượng; Cơ cấu về trình độ, cơ cấu về số lượng còn mất cân đối giữa các tổ bộ môn; chưa theo kịp sự phát triển của đơn vị cũng như nhu cầu của xã hội. Trình độ và năng lực sử dụng ngoại ngữ, trình độ lý luận chính trị của ĐNGV còn hạn chế; nhiều GV khó khăn trong việc dạy nghề theo mô - đun, chậm đổi mới phương pháp, sử dụng vật tư và thiết bị dạy nghề chưa hiệu quả; Năng lực hoạt động giáo dục, quản lý HS, NCKH và tự bồi dưỡng của ĐNGV còn rất hạn chế;

Nguyên nhân cơ bản là do: Biên chế GV được Tổng LĐLĐ Việt Nam và LĐLĐ tỉnh giao hàng năm ít; việc quy hoạch ĐNGV chưa phù hợp; thu nhập của GVDN thấp; điều kiện giao lưu và hợp tác quốc tế chưa có; GV ngại đổi mới về phương pháp dạy học; đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hạn chế. Trung tâm mới thành lập nên ĐNGV còn mới mẻ, ít kinh nghiệm và bị chi phối bởi những công việc khác.

2. Công tác phát triển ĐNGV: Quy hoạch ĐNGV chưa tốt, việc phát triển chỉ mang tính biện pháp tình thế; Đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV chưa thực sự gắn với yêu cầu nhiệm vụ chính trị và nhu cầu sử dụng, bồi dưỡng chưa được quan tâm đúng mức, nội dung bồi dưỡng chưa toàn diện; Chế độ, chính sách chưa đủ sức khuyến khích và thu hút đối với GV; Môi trường làm việc và học tập chưa thực sự thuận lợi; Công tác kiểm tra, đánh giá chưa có tác động mạnh để uốn nắn những hạn chế đối với GV.

Nguyên nhân cơ bản là do: Trung tâm chưa xây dựng được kế hoạch chiến lược quản lý phát triển ĐNGV; nguồn tuyển dụng GV rất hẹp vì cơ sở đào tạo GVDN ít; công tác đào tạo GV và phối hợp với tuyển dụng GV chưa khoa học; công tác xây dựng kế hoạch bồi dưỡng GV chưa khoa học; đầu tư xây dựng cơ sở vật chất còn quá chậm và thiếu, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển dạy nghề; Chế độ tiền lương và phụ cấp theo lương của GVDN còn quá thấp; tỉnh chưa có chính sách đãi ngộ đủ sức thu hút riêng đối với GVDN. Mức hỗ trợ đối với GV đi học

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên Trung tâm dạy nghề công đoàn Thanh Hóa (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w