7. Bố cục luận văn
3.2.3. Giải pháp về tổ chức quản lý và quy hoạch phát triển du lịch
Căn cứ vào thực trạng và định hướng tổ chức quản lý, quy hoạch phát triển du lịch văn hóa của Tây Ninh trong các giai đoạn sắp tới, có thể đề ra một số giải pháp mang tính then chốt cho công tác này như sau:
- Tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển du lịch văn hóa ở cơ quan quản lý nhà
nước:
+ Rà soát, điều chỉnh hoặc xây dựng mới quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch
cho các khu du lịch văn hóa, đặc biệt là Khu du lịch quốc gia núi Bà Đen.
+ Cập nhật lại và đánh giá tiềm năng tài nguyên du lịch nhân văn trên địa bàn để
cung cấp đầy đủ thông tin cho các nhà đầu tư, hoặc mời gọi các doanh nghiệp, tổ chức xã hội, cá nhân tham gia vào các dự án đầu tư cho du lịch trên địa bàn.
+ Đối với các khu du lịch văn hóa đã được định hướng phát triển thành khu du
lịch quốc gia hoặc khu du lịch địa phương, cần căn cứ vào quy định của Luật Du lịch và các Nghị định điều chỉnh để:
• Lập quy hoạch theo hướng tổng thể và phân khu chức năng cho từng khu vực
để tạo ra sản phẩm du lịch văn hóa.
• Xây dựng chương trình, kế hoạch chi tiết cho việc phát triển du lịch để làm cơ
sở kêu gọi đầu tư.
- Tổ chức phổ biến quy hoạch du lịch văn hóa:
+ Phạm vi phổ biến rộng rãi đến mọi tầng lớp xã hội nhưng trọng tâm vẫn là các
khu vực có dự án đầu tư du lịch để cộng đồng xã hội biết và chấp hành, đồng thời tham gia tạo sản phẩm du lịch văn hóa, bảo vệ môi trường.
+ Hình thức phổ biến chủ yếu thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như
đài phát thanh, đài truyền hình, áp-phích, pa-nô,… ngay tại địa phương diễn ra các nội dung quy hoạch.
+ Để quy hoạch có giá trị thực tế cần triển khai thông qua các cuộc họp, hội thảo,
phương, huy động được sự tham gia của cộng đồng dân cư trong quá trình thực hiện
quy hoạch.
- Nâng cao năng lực cho bộ phận quản lý quy hoạch:
+ Tăng số lượng và nâng cao chất lượng cho cán bộ nhân viên phòng Quản lý
Nghiệp vụ du lịch thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tây Ninh, ít nhất 2 - 3 chuyên viên có trình độ đại học chuyên ngành quy hoạch để theo dõi và quản lý các dự án.
+ Tăng cường nghiệp vụ chuyên môn về quy hoạch cho các cán bộ quản lý để
nắm rõ nội dung quy hoạch, các chỉ tiêu phát triển và những vấn đề nhạy cảm tại các khu vực triển khai quy hoạch.
- Tổ chức giám sát nội dung quy hoạch:
+ Giám sát việc thực hiện các chỉ tiêu về kinh tế xã hội, tiêu chuẩn về bảo vệ tài
nguyên môi trường,… tại các điểm, khu du lịch được quy hoạch. Từ đó tiến hành phân
tích, đánh giá tiến độ và hiệu quả thực hiện các mục tiêu, định hướng để kịp thời điều
chỉnh sao cho hợp lý với tình hình phát triển du lịch tại địa phương trong từng giai đoạn khác nhau.
+ Giám sát đối với các dự án đầu tư trong khu vực đã được quy hoạch phát triển
du lịch văn hóa nhằm đảm bảo sự tuân thủ theo đúng thiết kế đã được phê duyệt. Cần có chế độ xử lý cưỡng chế các công trình xây dựng lấn chiếm, công trình không phép hoặc sai thiết kế.
- Quản lý tổng hợp các dự án đầu tư của các ngành khác trong quy hoạch phát
triển du lịch văn hóa: để tránh hiện tượng chồng chéo lẫn nhau do không xác định rõ ranh giới của các dự án.