0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (182 trang)

Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh Tây Ninh

Một phần của tài liệu TIỀM NĂNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA Ở TỈNH TÂY NINH (Trang 62 -62 )

7. Bố cục luận văn

2.2. Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh Tây Ninh

2.2.1.1. Các loại tài nguyên du lịch nhân văn

Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia và địa phương:

Đến cuối năm 2012, Tây Ninh có 80 di tích lịch sử - văn hóa được xếp hạng, gồm 23 di tích cấp quốc gia, 57 di tích cấp tỉnh. Trong đó có 68 di tích lịch sử, 3 di tích kiến trúc nghệ thuật, 6 di tích khảo cổ học và 3 di tích hỗn hợp (1 di tích lịch sử - danh lam thắng cảnh, 2 di tích lịch sử - kiến trúc).

Di tích lịch sử:

Được biết đến là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, Tây Ninh nói riêng và miền Đông Nam Bộ nói chung luôn là địa bàn chiến lược quan trọng, nơi thiết lập nhiều căn cứ địa cách mạng trọng yếu. Nhờ vậy, trên địa bàn tỉnh hiện tồn tại rất nhiều khu di tích lịch sử đã được xếp hạng đồng thời mang đầy tiềm năng khai thác phục vụ du lịch văn hóa. Tính đến tháng 12/2012, Tây Ninh đã có 68 di tích lịch sử được xếp hạng, trong số này có 16 di tích cấp quốc gia. Nổi tiếng nhất trong số này là khu Căn cứ Trung ương Cục miền Nam (huyện Tân Biên) - cơ quan đầu não đã trực tiếp chỉ huy, lãnh đạo cuộc đấu tranh của quân dân miền Nam suốt một thời gian dài cho đến ngày đất nước thống nhất. Bên cạnh đó, còn phải kể đến Căn cứ Dương Minh Châu (huyện Dương Minh Châu), Địa đạo An Thới (huyện Trảng Bàng), Căn cứ Xứ ủy Nam Bộ (huyện Tân Châu), Địa điểm Chiến thắng Tua Hai (huyện Châu Thành), Căn cứ lõm vùng ruột Gò Dầu (huyện Gò Dầu),… cùng hàng loạt các di tích khác phân bố khắp các huyện, thị trong tỉnh (xem phụ lục 2). Đây chính là nguồn tài nguyên nhân văn có vai trò vô cùng quan trọng đối với phát triển du lịch văn hóa nói riêng và du lịch tỉnh nhà nói chung giai đoạn hiện nay cũng như trong tương lai.

- Căn cứ Trung ương Cục miền Nam:

Căn cứ Trung ương Cục miền Nam hiện tọa lạc tại khu vực Rùm Đuôn, ấp Tân Tiến, xã Tân Lập, huyện Tân Biên, cách thị xã Tây Ninh 64 km về hướng bắc. Do căn cứ được xây dựng trong khu rừng Chàng Riệc nên nhân dân thường gọi là căn cứ Chàng Riệc. Nhờ giá trị lịch sử to lớn và khả năng thu hút khách du lịch vượt trội, khu Căn cứ Trung ương Cục miền Nam trở nên nổi bật nhất trong số những di tích lịch sử liền kề (bao gồm Căn cứ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, Căn cứ Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Căn cứ Ban An Ninh

Trung ương Cục miền Nam, Địa điểm Ban kiểm tra Trung ương Cục miền Nam thời kỳ 1969 - 1975).

Tiền thân là Xứ ủy Nam Bộ, Trung ương Cục miền Nam được thành lập sau đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III (1960), cơ sở đầu tiên đóng tại Mã Đà - chiến khu Đ (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai). Qua nhiều lần di chuyển và xây dựng căn cứ trên đất Tây Ninh, tháng 08/1972, văn phòng Trung ương Cục chuyển về địa điểm hiện nay cho đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng. Trong khu vực này có hệ thống giao

thông hào, công sự chiến đấu, hầm trú ẩn, các con đường mòn, hệ thống hội trường,

nhà ở được lợp bằng lá trung quân cùng một số trang thiết bị sinh hoạt và làm việc của các đồng chí lãnh đạo như Phạm Hùng, Nguyễn Văn Linh, Võ Văn Kiệt, Hoàng Văn Thái, Trần Văn Trà,… Ở đây còn bảo tồn được một số hố bom B52 do địch thả xuống trong những năm chiến tranh, hay các khu sản xuất, vườn rau xanh, cây ăn quả được cán bộ chiến sĩ trồng mới sau này.

Căn cứ Trung ương Cục Miền Nam là di tích lịch sử cách mạng có tầm quan trọng đặc biệt đối với Tây Ninh và trên phạm vi cả nước nên đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia vào năm 1990.

- Địa điểm chiến thắng Tua Hai:

Tua Hai là tên của một tháp canh có từ thời Pháp thuộc, sau này trở thành căn cứ quân sự chiến lược của Mỹ - Ngụy thời kỳ chúng chiếm đóng miền Nam Việt Nam. Tại đây, vào đêm 25 rạng 26/01/1960, thực hiện sự chỉ đạo của Xứ ủy Nam Bộ, lực lượng vũ trang cách mạng cùng với nhân dân Tây Ninh đã tiến hành trận tập kích tiêu diệt căn cứ Trung đoàn 32, Sư đoàn 21 Ngụy tại Tua Hai. Trong trận đánh này, lực lượng cách mạng đã diệt hơn 500 tên địch, thu 1.599 súng các loại. Đây là trận đánh đã đi vào lịch sử, góp phần mở màn phong trào đồng khởi vũ trang toàn miền Nam và trở thành mốc đánh dấu bước chuyển giai đoạn cách mạng miền Nam với phương thức đấu tranh chính trị kết hợp vũ trang.

Căn cứ hiện đã được cải tạo thành khu đền tưởng niệm với di tích duy nhất còn sót lại là cổng thành Tua Hai, nằm cạnh quốc lộ 22B thuộc ấp Tua Hai, xã Đồng Khởi, huyện Châu Thành, cách thị xã Tây Ninh 7 km về hướng tây bắc. Với ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Tua Hai, năm 1993, Nhà nước đã công nhận Địa điểm Chiến thắng

Tua Hai là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia. Từ đó đến nay, Tua Hai trở thành điểm tham quan, giáo dục truyền thống yêu nước cho nhiều đoàn khách du lịch, nhất là những đoàn học sinh từ các trường học trong tỉnh.

- Căn cứ Dương Minh Châu:

Là một căn cứ địa cách mạng nổi tiếng ở miền Đông Nam Bộ, Căn cứ Dương

Minh Châu ngày nay thuộc ấp Phước Tân, xã Phước Ninh, huyện Dương Minh Châu,

tỉnh Tây Ninh. Năm 1948, Tỉnh ủy Tây Ninh quyết định chọn vùng Trà Vong làm căn cứ địa cách mạng. Đến năm 1951, căn cứ được đổi tên thành căn cứ Dương Minh

Châu - tên gọi của đồng chí Chủ tịch Ủy ban hành chánh tỉnh Tây Ninh đầu tiên đã

anh dũng hy sinh trong trận càn của Pháp vào căn cứ bến Cây Chò (nay thuộc xóm Mía, xã Ninh Điền, huyện Châu Thành) vào năm 1947. Với vị trí chiến lược quan trọng, quân dân Căn cứ Dương Minh Châu đã đập tan mọi mưu đồ của địch, bảo vệ các lực lượng cách mạng và tạo thế đứng vững chắc, làm bàn đạp cho quân ta tiến công kẻ thù. Căn cứ Dương Minh Châu đã được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia vào năm 1999, hiện trở thành điểm du lịch về nguồn của nhiều đoàn cựu chiến binh, học sinh đến tham quan, ôn lại truyền thống hào hùng của dân tộc.

- Địa đạo An Thới:

Địa đạo An Thới thuộc ấp An Thới, xã An Tịnh, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh. Trong những năm 1961 - 1965, Huyện ủy Trảng Bàng chỉ đạo tập trung lực lượng xây dựng hệ thống địa đạo tại ấp An Thới để phục vụ chiến đấu. Địa đạo được thiết kế theo hình chữ chi, đào sâu 3 - 4 m, chiều rộng khoảng 0,8 - 1 m, được quân dân trong vùng sử dụng để đánh địch hoặc khi cần rút lui để bảo toàn lực lượng. Nhờ thế liên hoàn của hệ thống địa đạo mà nhân dân An Thới, An Tịnh đã bám trụ, bẻ gãy nhiều trận càn dài ngày của địch.

Địa đạo An Thới đã được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia vào năm 1993. Di tích hiện nay còn giữ được 2 cụm địa đạo đã được phục chế, mỗi cụm có chiều dài 200 m, gần địa đạo có 3 công sự chiến đấu nổi trên mặt đất. Một số hạng mục khác (nhà trưng bày truyền thống, đài tưởng niệm, khu bán hàng lưu niệm, đường đi trong di tích, cảnh quan nguyên thủy xung quanh,…) cũng đã được cải tạo và phục dựng, tạo điều kiện cho khách du lịch đến tham quan, tìm hiểu.

Di tích văn hóa nghệ thuật:

Từ khi được thành lập cho đến nay, Tây Ninh luôn là địa bàn sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc cùng với sự đa dạng về các loại hình tôn giáo. Tất cả họ đều có đóng góp tích cực cho sự nghiệp khai phá, bảo vệ và phát triển vùng đất này.

Các loại hình di sản văn hóa mà các thế hệ cha ông đã để lại trên mảnh đất Tây Ninh rất đa dạng và phong phú. Trong đó phải kể đến các công trình kiến trúc nghệ thuật mang đậm màu sắc tôn giáo. Đấy là các ngôi đình làng đặc trưng cho nét văn hóa

dân gian Nam Bộ, những ngôi chùa uy nghi, cổ kính với kiến trúc Phật giáo phương

Đông kết hợp hài hòa với không khí và cảnh quan thanh tịnh xung quanh. Ngoài ra, còn phải kể đến một số chùa tháp thể hiện giá trị thẩm mỹ độc đáo của đồng bào Khmer, hay những ngôi miếu đầy vẻ tôn nghiêm, linh thiêng mang đậm bản sắc của cộng đồng người Hoa. Đặc biệt, trên địa bàn tỉnh còn có sự xuất hiện với mật độ dày đặc của những thánh thất - nơi thờ tự, tu hành của các tín đồ đạo Cao Đài với lối kiến trúc đặc thù không thể lẫn với các kiểu kiến trúc khác. Trong số đó, nổi bật hơn cả là

Tòa Thánh Tây Ninh (huyện Hòa Thành), một quần thể kiến trúc nghệ thuật, tôn giáo

đặc sắc với sự kết hợp hài hòa giữa đường lối mỹ thuật Á Đông truyền thống và phong cách phương Tây hiện đại. Nơi đây luôn là điểm đến đầy hấp dẫn, không thể bỏ qua của du khách khi đến với Tây Ninh. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh chưa có di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia nhưng đã có 3 di tích cấp tỉnh được công nhận, đó là:

chùa Khmer - Kédol (Khơ me - Khe Đon), Thiên Hậu miếu, Phước Lâm Tự (hay chùa

Vĩnh Xuân), tất cả đều tọa lạc tại thị xã Tây Ninh.

- Tòa Thánh Tây Ninh:

Được xây dựng từ năm 1931, chính thức khánh thành vào năm 1955, Tòa Thánh Tây Ninh hiện tọa lạc tại xã Long Thành Bắc, thị trấn Hòa Thành, cách trung tâm thị xã Tây Ninh khoảng 4 km về phía đông nam. Đây là vùng Thánh địa thiêng liêng của đạo Cao Đài, nơi đặt trụ sở của Hội Thánh Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh. Toàn bộ khu Thánh địa rộng khoảng 100 ha, xung quanh có hàng rào bao bọc, bên trong có gần 100 công trình kiến trúc tôn giáo lớn nhỏ khác nhau.

Đường vào nội ô Tòa Thánh có 12 cửa được xây dựng theo kiểu tam quan, chạm hình tứ linh (Long, Lân, Quy, Phụng) và hoa sen, trong đó Chánh Môn là cửa chính

chỉ mở vào những dịp đón tiếp các vị nguyên thủ quốc gia, các vị cao tăng lãnh đạo các tôn giáo. Công trình chính của Tòa Thánh là Hiệp Thiên Đài dài 97,5m, rộng 22m, được xây dựng bằng bê tông cốt tre, có hai lối vào là Lầu chuông (Bạch Ngọc Chung Đài) bên trái và Lầu trống (Lôi Âm Cổ Đài) bên phải. Cả hai lầu đều cao 27 mét, có 6 tầng với chiều cao khác nhau, có mái ngắn phân chia các tầng. Bên trong Hiệp Thiên Đài có hai hàng cột rồng, trên trần nhà là 9 khoảng bầu trời mây và sao, nền có 9 cấp gọi là “Cửu phẩm thần tiên”. Khu chính điện thờ Thiên Nhãn nằm trên quả càn khôn có 3.027 ngôi sao. Ngoài Hiệp Thiên Đài thì trong khuôn viên Tòa Thánh còn có nhiều công trình kiến trúc độc đáo khác như Cửu Trùng Đài, Bát Quái Đài, Hạnh Đường, Giáo Tông Đường, Hộ Pháp Đường, Điện thờ Phật Mẫu, Bá Huê Viên,… Hằng năm, cứ vào mùng 9 tháng Giêng và rằm tháng 8 âm lịch, Tòa Thánh Tây Ninh lại đón hàng chục vạn lượt khách hành hương về dự Đại lễ Vía Đức Chí Tôn và Hội yến Diêu Trì Cung.

- Chùa Khmer - Kédol (Khơ me - Khe Đon):

Chùa Khmer - Kédol được xây dựng tại ấp Thạnh Đông (xưa là ấp Kédol), xã

Thạnh Tân, thị xã Tây Ninh, nằm trên tỉnh lộ 4. Trước kia, ngôi chùa này có tên

Botum - Kiri - Rangsay, nghĩa là ánh hào quang của hoa sen, vốn là một ngôi chùa nhỏ

có kích thước 6 × 11 m được xây cất bằng gạch, kèo gỗ, mái lợp ngói đơn sơ. Đến đầu năm 2012, công trình trùng tu, xây dựng mới một số hạng mục chùa được hoàn thành sau 7 năm thi công, chùa Khmer – Kédol trở thành ngôi chùa lớn và đẹp nhất trong các chùa Khmer hiện có ở Tây Ninh. Ngôi chùa mới hiện rất khang trang với dáng vẻ kỳ vĩ cùng những chi tiết chạm trổ, hoa văn hết sức cầu kỳ, độc đáo. Ấn tượng nhất là phần mái chùa nhiều tầng với những đỉnh nhọn nhô lên như một đóa hoa sen rực rỡ, nổi bật với hai màu đỏ và vàng kim nhũ. Nội thất trong chùa cũng rất đặc sắc với những bức bích họa được vẽ kín trên trần và các mảng tường có chủ đề xoay quanh các truyền thuyết về Đức Phật. Điều đáng chú ý là tất cả các kiến trúc điêu khắc kể trên đều do các vị sư sãi tu ở chùa chỉ vẽ cho thợ hoặc tự tay thực hiện.

Cộng đồng người Khmer tại đây hiện vẫn bảo lưu các tập quán, phong tục và sinh hoạt văn hóa cộng đồng tại chùa Kédol, nhất là vào các dịp lễ hội, thu hút sự tham gia của đông đảo cư dân địa phương và khách tham quan.

- Phước Lâm Tự (chùa Vĩnh Xuân):

Phước Lâm Tự, mà lâu nay dân gian vẫn quen gọi là chùa Vĩnh Xuân, tọa lạc tại khu phố 2, phường 1, thị xã Tây Ninh, nằm cạnh chân cầu Quan. Đây là một trong những ngôi chùa cổ nhất ở Tây Ninh bởi tính đến năm 2011, chùa đã tròn 140 năm tuổi. Chùa Vĩnh Xuân được tổ sư Phước Chí cùng tín đồ, phật tử và nhân dân địa phương xây dựng vào năm Nhâm Thân (1871) để làm nơi dừng chân cho bá tánh và tăng ni, Phật tử đi viếng chùa Bà Đen. Chùa xây bằng gạch, cột gỗ tròn, mái lợp ngói, gồm 3 lớp nhà với 5 gian có tiền sảnh, mặt hướng phía đông cùng hồ sen và tượng phật Bà Quan Thế Âm Bồ Tát đứng lộ thiên. Tại đây, còn lưu giữ nhiều tượng phật cổ, các họa tiết trang trí được điêu khắc bằng gỗ tinh xảo, nhiều câu đối có tuổi trên 100 năm. Đây là ngôi chùa được chọn làm trung tâm của giáo hội Phật giáo Tây Ninh qua nhiều thời kỳ. Cho đến ngày nay, chùa Vĩnh Xuân vẫn thu hút khá đông bà con trong tỉnh và khách thập phương đến tham quan, lễ Phật vào những dịp lễ tết.

Di tích văn hóa khảo cổ:

Lãnh thổ Tây Ninh có lịch sử phát triển từ lâu đời nên cho đến nay đã có khá nhiều di tích, di vật của những lớp cư dân cổ đầu tiên đến khai hoang, lập nghiệp trên mảnh đất này được các nhà khảo cổ học phát hiện. Các di tích khảo cổ phân bố rộng khắp địa bàn tỉnh và rải rác ven sông Sài Gòn - vùng giáp ranh tỉnh Bình Dương. Bên cạnh những di tích đã biết thì vào tháng 08/2009, Trung tâm Nghiên cứu Khảo cổ học (thuộc Viện Phát triển bền vững vùng Nam Bộ) kết hợp với Bảo tàng tỉnh Tây Ninh đã tiến hành khảo sát và phát hiện thêm 15 di tích mới (3 di tích ở huyện Bến Cầu, 12 di tích ở huyện Trảng Bàng). Trong số các di tích khảo cổ đã được tìm thấy ở Tây Ninh, có 6 di tích được xếp hạng (tính đến hết năm 2012), bao gồm 3 di tích cấp quốc gia: tháp cổ Bình Thạnh (xã Bình Thạnh, huyện Trảng Bàng), tháp Chót Mạt (xã Tân Phong, huyện Tân Biên), Di tích khảo cổ học Gò Cổ Lâm (xã Thanh Điền, huyện Châu Thành), và 3 di tích cấp tỉnh: chùa Gò Cao Sơn (xã Phước Trạch, huyện Gò Dầu), Di chỉ khảo cổ học đá mới gò Dinh Ông (xã An Thạnh, huyện Bến Cầu), Bến Đình (xã Tiên Thuận, huyện Bến Cầu). Mỗi di tích đều là một công trình nghệ thuật độc đáo, mang những sắc thái và dấu ấn lịch sử riêng biệt, không chỉ có giá trị về mặt khảo cổ mà còn là điểm đến ngày càng hấp dẫn đối với khách du lịch. Tuy nhiên, do

tác động của thời gian cùng sự quan tâm chưa đúng mức của chính quyền địa phương và các ban ngành liên quan mà hiện nay, phần lớn các di tích khảo cổ đã và đang có

Một phần của tài liệu TIỀM NĂNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA Ở TỈNH TÂY NINH (Trang 62 -62 )

×