0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (182 trang)

Các giải pháp phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh Tây Ninh đến năm 2020

Một phần của tài liệu TIỀM NĂNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA Ở TỈNH TÂY NINH (Trang 143 -143 )

7. Bố cục luận văn

3.2. Các giải pháp phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh Tây Ninh đến năm 2020

Dựa trên thực trạng và định hướng phát triển sản phẩm du lịch văn hóa ở Tây Ninh trong thời gian tới, trước mắt các cơ quan quản lý, nhà đầu tư cần đánh giá lại một cách tổng thể tiềm năng du lịch văn hóa trên toàn địa bàn. Đây là căn cứ quan trọng giúp lãnh đạo tỉnh cùng các ban ngành liên quan đề ra một giải pháp mang tính cấp bách, thiết thực và khách quan về việc hình thành cũng như phát triển các sản phẩm du lịch văn hóa tiêu biểu tại địa phương, cụ thể như sau:

- Tăng cường sự kết hợp giữa du lịch văn hóa với các loại hình du lịch khác để

tận dụng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật, đội ngũ nhân viên du lịch và nguồn khách tham quan, đồng thời tạo nên sự phong phú cho các chuyến hành trình của du khách.

- Các cấp chính quyền cần quan tâm, kịp thời nắm bắt những nhu cầu về tín

ngưỡng tôn giáo trong mọi tầng lớp nhân dân địa phương và các tỉnh thành lân cận. Đây là tiền đề để thúc đẩy sự phát triển của sản phẩm du lịch tâm linh gắn liền với các cơ sở tôn giáo như chùa chiền, đình, miếu, nhà thờ,… trên địa bàn.

- Đẩy mạnh công tác giáo dục truyền thống, lòng tự hào dân tộc cho nhân dân,

đặc biệt là thế hệ trẻ, trong đó hoạt động du lịch về nguồn, tham quan học tập tại các di tích lịch sử cách mạng là một hình thức tuyên truyền rất hiệu quả cần được nhân rộng.

- Các đơn vị kinh doanh dịch vụ lữ hành chú ý mối quan hệ gắn kết giữa các khu

di tích lịch sử - văn hóa, lễ hội và văn hóa ẩm thực để phối hợp chúng một cách linh

hoạt khi xây dựng chương trình tour du lịch.

- Nhanh chóng đưa các làng nghề thủ công truyền thống vào khai thác xen kẽ

trong các tour du lịch theo hướng đầu tư cải tạo hạ tầng, nâng cao chất lượng và đa dạng hóa mẫu mã, bao bì sản phẩm sản phẩm làm ra. Đặc biệt, tỉnh cần hỗ trợ các cơ sở sản xuất đẩy nhanh tốc độ đăng ký thương hiệu độc quyền cho các món ăn đặc sản của địa phương, cũng như đẩy mạnh công tác quảng bá thông tin, hình ảnh làng nghề để tạo sức hút đối với khách tham quan.

- Chính sách phát triển các khu kinh tế cửa khẩu của Chính phủ cần được triển khai một cách linh hoạt, có thể điều chỉnh phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội địa phương nhằm tạo điều kiện cho các hoạt động thương mại vùng biên diễn ra sôi động, đáp ứng nhu cầu tham quan mua sắm ngày càng cao của khách du lịch.

Ngoài những nhiệm vụ trên, Tây Ninh cũng cần thực hiện đồng thời các giải pháp về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ du lịch, nguồn nhân lực, thị trường du khách, thu hút đầu tư,… để góp phần hình thành và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch văn hóa của địa phương.

3.2.2. Giải pháp về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ du lịch

- Đối với cơ sở hạ tầng:

+ Tiếp tục mở rộng và cải tạo mạng lưới giao thông trên địa bàn, đặc biệt là những tuyến đường nối đến các địa điểm du lịch văn hóa nhằm tạo thuận lợi tối đa cho các chuyến hành trình của khách tham quan.

+ Phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ của các loại hình vận tải công cộng để giao thông công cộng trở thành kênh vận chuyển quan trọng, đáp ứng nhu cầu đi lại của du khách.

+ Xây dựng hệ thống thông tin liên lạc, bưu chính viễn thông đạt tiêu chuẩn quốc tế và về đến tất cả các điểm, khu du lịch tại địa phương, góp phần cải thiện công tác quảng bá, xúc tiến du lịch.

+ Đầu tư nâng cấp mạng lưới đường dây và trạm điện nhằm đảm bảo cung cấp nguồn điện ổn định cho mọi hoạt động văn hóa, kinh doanh du lịch, nhất là ở các xã vùng sâu.

- Đối với cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ du lịch:

+ Đầu tư nâng cấp và phát triển hệ thống cơ sở lưu trú đạt mục tiêu về số lượng, từng bước hiện đại hóa, nâng cao mức độ tiện nghi và chất lượng phục vụ khách du lịch.

+ Phân bố lại một số quán ăn, cửa tiệm phục vụ ăn uống, cơ sở phục vụ các dịch vụ bổ sung theo hướng gắn với các điểm, khu và tuyến du lịch để tạo sự thuận tiện cho du khách, xây dựng không gian ẩm thực thoáng đãng với cảnh quan đẹp, môi trường văn minh lịch sự, an toàn và giá cả hợp lý.

+ Đầu tư xây dựng các cơ sở vui chơi giải trí, hoạt động thông tin văn hóa có

quy mô và đạt chất lượng nhằm đa dạng hóa hoạt động của khách tham quan. Đây

cũng là một giải pháp có thể góp phần gia tăng lượng khách lưu trú tại địa phương.

3.2.3. Giải pháp về tổ chức quản lý và quy hoạch phát triển du lịch

Căn cứ vào thực trạng và định hướng tổ chức quản lý, quy hoạch phát triển du lịch văn hóa của Tây Ninh trong các giai đoạn sắp tới, có thể đề ra một số giải pháp mang tính then chốt cho công tác này như sau:

- Tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển du lịch văn hóa ở cơ quan quản lý nhà

nước:

+ Rà soát, điều chỉnh hoặc xây dựng mới quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch

cho các khu du lịch văn hóa, đặc biệt là Khu du lịch quốc gia núi Bà Đen.

+ Cập nhật lại và đánh giá tiềm năng tài nguyên du lịch nhân văn trên địa bàn để

cung cấp đầy đủ thông tin cho các nhà đầu tư, hoặc mời gọi các doanh nghiệp, tổ chức xã hội, cá nhân tham gia vào các dự án đầu tư cho du lịch trên địa bàn.

+ Đối với các khu du lịch văn hóa đã được định hướng phát triển thành khu du

lịch quốc gia hoặc khu du lịch địa phương, cần căn cứ vào quy định của Luật Du lịch và các Nghị định điều chỉnh để:

• Lập quy hoạch theo hướng tổng thể và phân khu chức năng cho từng khu vực

để tạo ra sản phẩm du lịch văn hóa.

• Xây dựng chương trình, kế hoạch chi tiết cho việc phát triển du lịch để làm cơ

sở kêu gọi đầu tư.

- Tổ chức phổ biến quy hoạch du lịch văn hóa:

+ Phạm vi phổ biến rộng rãi đến mọi tầng lớp xã hội nhưng trọng tâm vẫn là các

khu vực có dự án đầu tư du lịch để cộng đồng xã hội biết và chấp hành, đồng thời tham gia tạo sản phẩm du lịch văn hóa, bảo vệ môi trường.

+ Hình thức phổ biến chủ yếu thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như

đài phát thanh, đài truyền hình, áp-phích, pa-nô,… ngay tại địa phương diễn ra các nội dung quy hoạch.

+ Để quy hoạch có giá trị thực tế cần triển khai thông qua các cuộc họp, hội thảo,

phương, huy động được sự tham gia của cộng đồng dân cư trong quá trình thực hiện

quy hoạch.

- Nâng cao năng lực cho bộ phận quản lý quy hoạch:

+ Tăng số lượng và nâng cao chất lượng cho cán bộ nhân viên phòng Quản lý

Nghiệp vụ du lịch thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tây Ninh, ít nhất 2 - 3 chuyên viên có trình độ đại học chuyên ngành quy hoạch để theo dõi và quản lý các dự án.

+ Tăng cường nghiệp vụ chuyên môn về quy hoạch cho các cán bộ quản lý để

nắm rõ nội dung quy hoạch, các chỉ tiêu phát triển và những vấn đề nhạy cảm tại các khu vực triển khai quy hoạch.

- Tổ chức giám sát nội dung quy hoạch:

+ Giám sát việc thực hiện các chỉ tiêu về kinh tế xã hội, tiêu chuẩn về bảo vệ tài

nguyên môi trường,… tại các điểm, khu du lịch được quy hoạch. Từ đó tiến hành phân

tích, đánh giá tiến độ và hiệu quả thực hiện các mục tiêu, định hướng để kịp thời điều

chỉnh sao cho hợp lý với tình hình phát triển du lịch tại địa phương trong từng giai đoạn khác nhau.

+ Giám sát đối với các dự án đầu tư trong khu vực đã được quy hoạch phát triển

du lịch văn hóa nhằm đảm bảo sự tuân thủ theo đúng thiết kế đã được phê duyệt. Cần có chế độ xử lý cưỡng chế các công trình xây dựng lấn chiếm, công trình không phép hoặc sai thiết kế.

- Quản lý tổng hợp các dự án đầu tư của các ngành khác trong quy hoạch phát

triển du lịch văn hóa: để tránh hiện tượng chồng chéo lẫn nhau do không xác định rõ ranh giới của các dự án.

3.2.4. Giải pháp về nguồn nhân lực

Hiện nay, do số lượng và chất lượng nguồn nhân lực không đảm bảo nên mô hình quản lý nhà nước và công tác bố trí, sắp xếp nhân sự tại các đơn vị kinh doanh du lịch của tỉnh còn bất hợp lý. Để có thể giải quyết được bài toán quan trọng này thì việc trước mắt cần tiến hành là phân loại nguồn nhân lực du lịch trên địa bàn thành 3 nhóm:

- Nhân lực trong cơ quan quản lý nhà nước.

- Nhân lực trong cộng đồng dân cư tại các khu vực phát triển du lịch.

Từ cách phân loại trên có thể đề ra các giải pháp cho từng nhóm nhân lực du lịch, cụ thể như sau:

- Đối với cơ quan quản lý nhà nước: để góp phần nâng cao năng lực quản lý du

lịch trên địa bàn, trong đó có du lịch văn hóa, cần thực hiện tiêu chuẩn hóa nhân sự gắn liền với công việc và nhiệm vụ của từng chức danh cán bộ theo các bước:

+ Xác định chức năng, nhiệm vụ của đơn vị quản lý, dự kiến nhân sự cho từng công việc.

+ Tiến hành tuyển chọn người có trình độ chuyên môn phù hợp, đủ năng lực đảm đương công việc bằng các hình thức thi tuyển theo quy định.

+ Thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn, tập huấn định kỳ

tại các cơ sở có uy tín ở địa phương, Trung ương hay các tỉnh bạn để nâng cao trình độ

chuyên môn, kỹ năng quản lý và ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ.

+ Tăng cường liên kết, hợp tác với các nước trên thế giới để đưa các chuyên gia, cán bộ chuyên ngành ra nước ngoài tu nghiệp, học hỏi kinh nghiệm quản lý du lịch văn hóa thông qua các chuyến công tác, tham gia hội nghị, hội thảo khoa học,…

- Đối với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch:

+ Cơ quan quản lý phối hợp với các doanh nghiệp lựa chọn một vài đơn vị kinh

doanh dịch vụ lữ hành có điều kiện nhất trên địa bàn để ưu tiên hỗ trợ nhân sự có trình

độ chuyên môn, giỏi ngoại ngữ nhằm đưa các đơn vị này trở thành trụ cột trong phát triển du lịch và du lịch văn hóa tỉnh nhà.

+ Nhanh chóng xây dựng và thực hiện tiêu chuẩn hóa nhân sự theo từng vị trí

công việc ngay tại các doanh nghiệp.

+ Xây dựng chính sách thu hút lao động có trình độ và tầm nhìn về làm công tác phát triển thị trường du lịch, hợp tác với những nghệ nhân có tay nghề cao để tạo nên sản phẩm du lịch văn hóa mang tính thương hiệu cho du lịch địa phương.

+ Phối hợp với các cơ sở đào tạo mở những lớp đào tạo nghề và nghiệp vụ du

lịch nhằm bổ sung nguồn nhân sự có chất lượng, đủ khả năng đáp ứng yêu cầu hoạt động của doanh nghiệp.

+ Cần phân loại năng lực hoạt động của cộng đồng từng vùng, khu du lịch cụ thể, xem xét mục đích phát triển du lịch và các vấn đề xã hội khác để xây dựng phương án đào tạo nhằm nâng cao trình độ dân trí, kỹ năng nghề cho cộng đồng dân cư trên địa bàn.

+ Các hình thức đào tạo nguồn nhân lực cho cộng đồng (như tập trung hay

không tập trung theo lớp, giáo trình hay là tài liệu truyền tay, ấn phẩm quảng cáo,…) phải linh hoạt, phù hợp với các đặc điểm về điều kiện sống và sinh hoạt của người dân.

Ngoài các giải pháp trên, tỉnh cũng cần tranh thủ sự hỗ trợ từ các dự án phát triển

nguồn nhân lực du lịch của Tổng cục Du lịch cũng như các tổ chức, dự án quốc tế trong công tác đào tạo nguồn nhân lực và nâng cao nhận thức về du lịch văn hóa.

3.2.5. Giải pháp về thị trường

Để mở rộng và cải thiện cơ cấu thị trường khách du lịch hiện nay, ngành du lịch Tây Ninh và các cơ quan chức năng cần thực hiện đồng loạt những giải pháp sau đây:

- Đẩy mạnh công tác quảng bá và xúc tiến du lịch bằng cách cải tiến, đa dạng hóa

các hình thức phổ biến thông tin du lịch trên những phương tiện truyền thông đại

chúng tại địa phương và các tỉnh thành lân cận, cụ thể:

+ Nâng cấp các website về du lịch của địa phương, thường xuyên bổ sung và cập nhật các thông tin mới, hữu ích để giới thiệu hình ảnh và con người Tây Ninh đến đông đảo người dân trong nước và bạn bè quốc tế.

+ Ban hành các ấn phẩm có nội dung, thông tin cần thiết cho khách tham quan như bản đồ du lịch, chương trình du lịch, giá cả dịch vụ,… để cung cấp miễn phí cho

du khách tại các cửa khẩu, khách sạn, trên các phương tiện di chuyển và ngay tại các

điểm du lịch.

+ Chú ý sử dụng nhiều ngôn ngữ khác nhau trong quá trình quảng bá để khách nước ngoài dễ dàng theo dõi và tìm hiểu.

+ Tổ chức các Festival du lịch, hội thi, hội chợ, triển lãm,… để giới thiệu hình ảnh và hoạt động du lịch tỉnh nhà đến du khách trong và ngoài nước.

+ Nghiên cứu phương án mở văn phòng đại diện du lịch thông qua các đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài nhằm giới thiệu, quảng bá hình ảnh Việt Nam nói chung

và Tây Ninh nói riêng để thu hút sự chú ý của thị trường khách quốc tế từ các nước sở tại.

- Tiếp tục duy trì và nâng tầm những lễ hội văn hóa trọng điểm, đầu tư cải thiện

chất lượng hạ tầng du lịch tại các khu di tích, làng nghề truyền thống nhằm xây dựng các sản phẩm du lịch văn hóa đặc trưng của tỉnh, thu hút sự quan tâm nhiều hơn của du khách, nhất là các thị trường khách khó tính nhưng có khả năng chi trả cao như Nhật Bản và một số nước Tây Âu.

- Nhanh chóng nâng cao chất lượng hệ thống cơ sở lưu trú trên địa bàn, đầu tư

xây dựng thêm nhiều cơ sở vui chơi giải trí, hoạt động thông tin văn hóa để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách tham quan.

- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần phối hợp với các hãng kinh doanh vận tải

hành khách trên địa bàn không tăng giá vé, hỗ trợ các công ty lữ hành giảm giá tour, đặc biệt trong những ngày lễ, tết nhằm thu hút du khách đến với Tây Ninh.

- Cần chú ý đến công tác giữ gìn trật tự an ninh, chấm dứt tình trạng chèo kéo

khách tham quan, đẩy lùi nạn ăn xin, móc túi,… tại các địa điểm du lịch, đồng thời cải thiện tình trạng vệ sinh môi trường tại một số khu du lịch sau mỗi dịp lễ hội.

- Nghiên cứu sử dụng thẻ du lịch hoặc điều chỉnh quy chế xuất nhập cảnh theo

hướng thông thoáng giữa Việt Nam với Campuchia và các nước láng giềng (Thái Lan,

Lào, Myanmar) để thu hút ngày càng nhiều du khách đến từ những thị trường này.

Một phần của tài liệu TIỀM NĂNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA Ở TỈNH TÂY NINH (Trang 143 -143 )

×