0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (182 trang)

Tổng quan về tỉnh Tây Ninh

Một phần của tài liệu TIỀM NĂNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA Ở TỈNH TÂY NINH (Trang 54 -54 )

7. Bố cục luận văn

2.1. Tổng quan về tỉnh Tây Ninh

Trong lịch sử, tỉnh Tây Ninh đã từng là một phần lãnh thổ của vương quốc Phù Nam, rồi vương quốc Chân Lạp. Cho đến cuối thế kỷ XVI, Tây Ninh nhìn chung vẫn còn là một vùng đất hoang vu, nhiều rừng rậm, đầm lầy và thú dữ.

Sau nhiều lần sát nhập rồi chia tách và đổi tên, đến năm Minh Mạng thứ 17 (1836), phủ Tây Ninh được thành lập. Đây là lần đầu tiên xuất hiện tên gọi Tây Ninh trong văn bản hành chính. Cái tên Tây Ninh được ra đời với một khát vọng là vùng biên giới phía Tây được an ninh mãi mãi.

Vào đầu thời kỳ Pháp thuộc, tỉnh Gia Định vẫn còn rất rộng lớn, bao gồm cả vùng đất Tây Ninh, Tân Bình, Chợ Lớn, Tân An và Gò Công. Năm 1867, Nam Kỳ Lục tỉnh được thực dân Pháp chia thành 24 hạt thanh tra (sau đó gọi là hạt tham biện, sở tham biện). Sau nhiều lần thay đổi, năm 1872, hạt Tây Ninh gồm có 2 quận: Thái Bình (huyện Tân Ninh cũ), Trảng Bàng (huyện Quang Hóa cũ) với 10 tổng, 50 làng. Ngày 01/01/1900, Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer cho áp dụng nghị định ký ngày 20/12/1899 về việc đổi tất cả các tiểu khu, sở tham biện ở Nam kỳ thành tỉnh. Ngày 09/12/1942, Thống đốc Nam kỳ ban hành Nghị định 8345 ấn định ranh giới Tây Ninh. Sau Cách mạng tháng Tám 1945, tỉnh vẫn giữ nguyên ranh giới cũ. Năm 1950, một phần đất của Thái Hiệp Thạnh cũ được cắt ra để thành lập thị xã Tây Ninh, nhưng do chưa đủ điều kiện hoạt động nên sau đó giải thể. Sau hiệp định Geneve năm 1954, thị xã Tây Ninh lại được thành lập trên địa bàn cũ. Năm 1957, tỉnh được chia thành 3 quận, đó là Châu Thành, Gò Dầu Hạ và Trảng Bàng. Đến năm 1963, tỉnh Tây Ninh gồm có 4 quận: Phú Khương, Phước Ninh, Hiếu Thiện, Khiêm Hanh.

Sau ngày đất nước thống nhất 30/04/1975, tỉnh Tây Ninh được tổ chức thành 7 huyện và 1 thị xã. Ngày 14/03/1979, huyện Phú Khương được đổi tên thành huyện Hòa Thành. Sau đó, theo Quyết định số 48/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ngày 13/05/1989, tỉnh đã thành lập thêm huyện Tân Châu. Và kể từ thời

điểm này, phạm vi lãnh thổ của Tây Ninh nhìn chung đã ổn định, về đại thể vẫn giữ nguyên diện tích, ranh giới và sự phân chia hành chính cho đến ngày nay.

2.1.2. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ

Tỉnh Tây Ninh có diện tích 4.032,61 km2, chiếm gần 1,22% diện tích cả nước,

gồm thị xã Tây Ninh và 8 huyện: Bến Cầu, Châu Thành, Dương Minh Châu, Gò Dầu, Hòa Thành, Tân Biên, Tân Châu, Trảng Bàng.

Là tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Tây

Ninh nằm trong giới hạn tọa độ địa lí từ 10057’08’’ đến 11046’36’’ vĩ độ Bắc và từ

105048’43’’ đến 106022’48’’ kinh độ Đông.

Ở phía bắc và phía tây, Tây Ninh tiếp giáp với Campuchia trên đường biên giới dài 240 km, với hai cửa khẩu quốc tế là Mộc Bài và Xa Mát cùng hàng chục cửa khẩu tiểu ngạch. Về phía đông, Tây Ninh giáp tỉnh Bình Phước và Bình Dương theo ranh giới tự nhiên là hồ Dầu Tiếng và sông Sài Gòn với tổng chiều dài hơn 66 km. Phía đông nam giáp TP.HCM với đường ranh giới dài hơn 20 km. Tiếp giáp về phía nam là tỉnh Long An với chiều dài hơn 30 km.

Bên cạnh khả năng giao thương nội vùng và với các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên nhờ các tuyến quốc lộ phía nam (QL 22, 1A, 13, 14,…) thì với vị trí nằm ở phía tây nam của Tổ quốc, chỉ cách trung tâm TP.HCM khoảng 99 km, Tây Ninh còn là cầu nối quan trọng giữa hai trung tâm kinh tế lớn bậc nhất của bán đảo Đông Dương là TP.HCM và TP. Phnom Penh thông qua tuyến đường xuyên Á cùng hai cửa khẩu quốc tế là Mộc Bài và Xa Mát. Đây chính là điều kiện thuận lợi để Tây Ninh trở thành đầu mối giao lưu kinh tế, văn hóa,… quan trọng giữa Việt Nam với Campuchia và nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, vị trí chiến lược về an ninh quốc phòng cùng đường biên giới dài cũng đặt ra nhiều khó khăn cho Tây Ninh trong công tác đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, phòng chống

2.1.3. Khái quát về tự nhiên

2.1.3.1. Địa hình

Tây Ninh có cả 3 dạng địa hình: núi, đồi và đồng bằng. Do nằm trên khu vực có tính chất chuyển tiếp giữa Tây Nguyên, Đông Nam Bộ với đồng bằng sông Cửu Long nên địa hình Tây Ninh nhìn chung thấp dần từ đông bắc xuống tây nam. Ở phía bắc, phần lớn diện tích có độ cao 20 - 50 m, phần trung tâm giảm xuống 10 - 20 m và đến phần phía nam, độ cao chỉ còn 1 - 10 m. Từ thị xã Tây Ninh trở lên phía bắc có nhiều đồi núi với độ cao không lớn, xen giữa các đồng bằng xâm thực tích tụ rộng, độ cao phổ biến từ 20 - 50 m. Núi Bà Đen cao 986 m, là ngọn núi cao nhất tỉnh và cũng cao nhất Nam Bộ. Phía nam núi Bà Đen là núi Lấp Vò (800 m) và một số dạng đồi có độ cao từ thấp đến trung bình. Từ đây xuôi về huyện Bến Cầu, độ cao giảm dần tới 10 m rồi 1 - 2 m, một số chỗ bị úng ngập trong mùa mưa.

Nhìn chung, Tây Ninh có ưu thế về địa hình đồi núi - nơi tọa lạc của nhiều chùa chiền, đền thờ - và vùng đồng bằng xung với cảnh quan đẹp, thuận lợi cho tổ chức các hoạt động du lịch như: leo núi, vãn cảnh và viếng chùa; du lịch học tập, nghiên cứu; du lịch thể thao kết hợp,…

2.1.3.2. Khí hậu

Khí hậu Tây Ninh thể hiện rõ tính chất nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, với nền

nhiệt khá cao - nhiệt độ trung bình năm khoảng 270C. Biên độ nhiệt trung bình giữa

các tháng trong năm chỉ khoảng 2 - 30C. Khí hậu của Tây Ninh được chia làm hai mùa

rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, còn mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa trung bình đạt khoảng 1.886 mm/năm nhưng phân bố không đều theo thời gian khi có đến 80 – 90% lượng mưa trong năm tập trung vào các tháng mùa mưa, trong đó tháng 9 thường có lượng mưa cao nhất (453 mm). Ngược lại, vào mùa khô, lượng mưa rất ít, hay thậm chí không có mưa, nhất là vào các tháng 1, 2, 3.

Nhìn chung, khí hậu Tây Ninh khá thuận lợi cho tổ chức các hoạt động du lịch quanh năm và phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới với nhiều loại nông sản, góp phần cung cấp nguồn thực phẩm đa dạng cho khách du lịch. Tuy nhiên, thời tiết nóng bức và hiện tượng khô hạn trong mùa khô làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, đời sống người dân nói chung và ngành du lịch nói riêng.

2.1.3.3. Thủy văn

Nước mặt:

Hệ thống sông ngòi ở Tây Ninh có mật độ khá thưa, chỉ đạt 0,314 km/km2. Tuy

nhiên, lưu lượng dòng chảy trung bình khá lớn, đạt 20 - 30 l/s/km2. Trong năm, thủy

chế sông ngòi thay đổi rõ rệt theo mùa. Mùa lũ tương ứng với mùa mưa, nhưng chủ yếu từ tháng 7 đến tháng 10, mùa cạn tương ứng với mùa khô. Lượng nước trong mùa lũ chiếm tới 85,0% tổng lượng nước cả năm, lũ lớn nhất vào tháng 9.

Sông ngòi ở Tây Ninh chủ yếu bắt nguồn từ Campuchia với tổng chiều dài 460 km. Nguồn nước mặt ở Tây Ninh phụ thuộc chủ yếu vào chế độ hoạt động của 2 con sông lớn chảy qua địa phận tỉnh là sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông. Sông Sài Gòn là ranh giới tự nhiên giữa Tây Ninh với 2 tỉnh Bình Phước và Bình Dương. Sông có chiều dài khoảng 280 km, trong đó có 135 km chảy trên lãnh thổ Tây Ninh. Sông Vàm Cỏ Đông bắt nguồn từ Campuchia, đoạn chảy qua tỉnh Tây Ninh dài 151 km. Hạ lưu sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông chịu ảnh hưởng mạnh của chế độ bán nhật triều không đều.

Hồ Dầu Tiếng là công trình thủy lợi lớn nhất cả nước, được xây dựng tại thượng lưu sông Sài Gòn (thuộc huyện Dương Minh Châu) từ năm 1980. Diện tích mặt hồ rộng 27.000 ha (trong đó phần thuộc Tây Ninh là gần 16.700 nghìn ha), dung tích hữu

ích khoảng 1,45 tỉ m3. Ngoài nhiệm vụ tưới cho 175.000 ha đất canh tác, hồ Dầu Tiếng

còn ảnh hưởng đến nguồn nước mặt, nước ngầm, môi trường sinh thái, và nhất sự phát triển ngư nghiệp và du lịch của tỉnh.

Nước ngầm:

Tây Ninh có trữ lượng nước ngầm khá phong phú, phân bố rộng, chiều dài tầng ổn định (sâu trung bình từ 4 - 11 m), chất lượng nước tốt. Tổng lượng nước ngầm có

thể khai thác là 50.000 - 100.000 m3/giờ. Đây là nguồn nước rất quan trọng đối với sản

xuất và sinh hoạt của người dân địa phương, nhất là vào mùa khô. Ngoài ra, Tây Ninh còn có nguồn nước khoáng ở xã Ninh Điền (huyện Châu Thành) với lưu lượng 838

m3/ngày đêm, hàm lượng khoáng chất cao, hiện đã được Hội đồng đánh giá trữ lượng

khoáng sản quốc gia cấp giấy phép khai thác. Một điểm nước có áp lực khác cũng đã được ghi nhận tại khu vực Gia Huỳnh (huyện Trảng Bàng). Như vậy, với trữ lượng dồi

dào, chất lượng tốt, nguồn nước ở Tây Ninh đảm bảo đáp ứng cho nhu cầu sản xuất và đời sống cũng như khai thác phục vụ du lịch trên địa bàn.

2.1.3.4. Sinh vật

Mang nhiều đặc tính sinh thái của rừng nhiệt đới miền Đông Nam Bộ, thảm thực vật tự nhiên ở Tây Ninh khá đa dạng, gồm 4 kiểu chính: rừng thưa ít ẩm cây lá rộng, rừng hỗn giao tre nứa và cây gỗ, trảng cây bụi, cây cỏ thủy sinh. Trong rừng, điển hình và chiếm ưu thế nhất là các cây họ dầu (kiền kiền, săng lẻ,…), gỗ quý có gụ, sao, trắc, mun, cẩm lai, gõ đỏ, giáng hương, huỳnh đường,… Tuy nhiên, thảm thực vật rừng nguyên sinh hiện nay hầu như không còn, thay vào đó là chủ yếu là rừng thứ sinh. Theo số liệu thống kê, đến năm 2012, tổng diện tích rừng của Tây Ninh là 46.165 ha, trong đó rừng tự nhiên là 38.668 ha, rừng trồng là 7.497 ha. Vườn quốc gia Lò Gò

- Xa Mát là khu vực có rừng che phủ lớn nhất tại Tây Ninh, chiếm 26,0% tổng diện

tích che phủ rừng tự nhiên của tỉnh. Những năm gần đây, tỉnh đã có rất nhiều cố gắng trong việc phục hồi tài nguyên rừng, nhất là rừng đầu nguồn và rừng phòng hộ cho sông Sài Gòn, sông Vàm Cỏ Đông và công trình thủy lợi hồ Dầu Tiếng.

Trong rừng Tây Ninh hiện không còn các loài thú lớn mà chỉ còn một số loài thông thường như: nai, heo rừng, báo, nhím, culi, khỉ, voọc, chồn, cheo cheo, tê tê, sóc bay, trăn đất, tắc kè, kỳ đà, thằn lằn núi,… Tuy vậy, số lượng cá thể cũng còn ít và có nguy cơ bị tiêu diệt do mất dần không gian cư trú.

Trong thời kỳ chiến tranh, những cánh rừng bạt ngàn ở Tây Ninh từng là nơi trú ẩn và hoạt động của quân giải phóng, tiêu biểu như Căn cứ Trung ương Cục miền Nam, Chiến khu Dương Minh Châu, Căn cứ Đồng Rùm,… Ngày nay, những nơi này trở thành các địa chỉ đỏ đón tiếp nhiều đoàn cựu chiến binh tìm về thăm chiến trường xưa cùng hàng nghìn lượt du khách trong nước và bạn bè quốc tế đến tham quan, tìm hiểu mỗi năm.

2.1.4. Khái quát về kinh tế - xã hội

2.1.4.1. Dân cư và nguồn lao động

Dân cư:

Theo số liệu của Cục Thống kê tỉnh Tây Ninh, tính đến hết năm 2012, dân số của tỉnh đã đạt 1.089.891 người (chiếm 1,23% dân số cả nước và đứng thứ 4 ở Đông Nam

Bộ sau TP.HCM, Đồng Nai và Bình Dương) với mật độ 270 người/km2 và tỉ lệ nữ chiếm 50,6% dân số của tỉnh.

Dân cư Tây Ninh phân bố không đồng đều theo lãnh thổ, người dân sinh sống

chủ yếu ở nông thôn, tốc độ đô thị hóa còn chậm. Theo số liệu thống kê năm 2012, dân cư nông thôn chiếm đến 84,3% dân số toàn tỉnh, trong khi đó dân thành thị chỉ có 15,7%.

Trên địa bàn tỉnh Tây Ninh hiện có khoảng 22 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó người Kinh chiếm 98,32% dân số, còn lại là người Khmer, Hoa, Chăm,… Chính đời sống tinh thần đa dạng và những tập tục cổ truyền độc đáo mà đồng bào các dân tộc thiểu số còn lưu giữ đã góp phần làm cho nền văn hóa dân gian của tỉnh thêm

phong phú. Do vậy, đây là một trong những tiềm năng cần đặc biệt chú ý khi đẩy

mạnh phát triển du lịch văn hóa ở Tây Ninh.

Tây Ninh cũng là tỉnh có nhiều tôn giáo, với 5 tôn giáo chính là: Cao Đài, Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Hồi giáo và một số tôn giáo khác. Trong đó, đông nhất là đạo Cao Đài với hơn 337.000 tín đồ, có trung tâm tôn giáo là Tòa Thánh Cao Đài và khoảng 100 thánh thất, điện thờ. Kế đến là Phật giáo với hơn 90.000 tăng ni, Phật tử, riêng người Khmer chủ yếu theo đạo Phật dòng Tiểu thừa. Công giáo có hơn 35.000 giáo dân, Hồi giáo có khoảng 3.500 tín đồ người dân tộc Chăm,… Những công trình kiến trúc gắn với lễ hội tôn giáo chính là điểm nhấn văn hóa độc đáo thu hút đông đảo

du khách thập phương đến với Tây Ninh hằng năm.

Nguồn lao động:

Cơ cấu dân số trẻ giúp cho Tây Ninh có nguồn lao động khá dồi dào và tăng nhanh. Theo số liệu của Cục Thống kê tỉnh Tây Ninh vào năm 2012, tổng lực lượng lao động (từ 15 tuổi trở lên) của tỉnh là 649.214 người, chiếm 59,6% dân số. Nhìn chung, hầu hết người lao động đều cần cù, chịu khó, có khả năng tiếp thu những tiến bộ khoa học - kỹ thuật, nhưng trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn rất hạn chế. Toàn tỉnh chỉ có 10,2% lực lượng lao động thường xuyên đã qua đào tạo nghề, thấp hơn nhiều so với mức trung bình cả nước (16,6%) và của vùng Đông Nam Bộ (20,9%). Trong đó, tỉ lệ lao động có trình độ từ cao đẳng, đại học trở lên rất thấp, chưa tới 3,0%.

Trong những năm qua, cơ cấu lao động theo ngành kinh tế của tỉnh có sự chuyển dịch tương đối rõ từ khu vực nông - lâm - thủy sản sang khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, song tốc độ chuyển dịch còn chậm. Năm 2012, tỉ lệ lao động trong khu vực I vẫn cao nhất với 45,6%, tiếp theo là khu vực III với 30,2% và khu vực II là 24,2% (năm 2012). Tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị của Tây Ninh là 1,13%, thấp hơn mức bình quân cả nước (3,21%) và của vùng Đông Nam Bộ (3,24%).

2.1.4.2. Khái quát về kinh tế - xã hội

Khái quát về kinh tế:

Trong giai đoạn 2007 - 2012, GDP của tỉnh tăng trung bình 11,2%/năm. Năm 2012, GDP/người đạt gần 42,1 triệu đồng, cao hơn mức bình quân cả nước (36,6 triệu đồng). Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh đang diễn ra đúng hướng nhưng tốc độ còn chậm. Trong giai đoạn 2007 - 2012, tỉ trọng ngành nông - lâm - thủy sản đã giảm từ 38,2% xuống 36,2% và của công nghiệp - xây dựng đã tăng từ 27,7% lên 29,0%. Lĩnh vực dịch vụ chuyển biến chậm, chỉ tăng từ 32,7% lên 34,6%.

Cơ cấu thành phần kinh tế của tỉnh đang chuyển dịch theo hướng sắp xếp lại và đổi mới khu vực kinh tế nhà nước, phát huy tiềm năng của khu vực kinh tế ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Năm 2012, tỉ trọng khu vực kinh tế nhà nước tuy chỉ đạt 18,7% và tiếp tục có chiều hướng giảm nhưng vẫn giữ vai trò chủ đạo. Khu vực kinh tế ngoài nhà nước đang giữ vị trí quan trọng khi chiếm đến 66,3% trong cơ cấu GDP. Điều đáng chú ý là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài luôn chiếm tỉ trọng cao trong những năm gần đây, đạt 15,0% (năm 2012). Điều này chứng tỏ Tây

Ninh cũng là một địa bàn đầu tư khá hấp dẫn.

Một phần của tài liệu TIỀM NĂNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA Ở TỈNH TÂY NINH (Trang 54 -54 )

×