7. Bố cục luận văn
2.2.4. Đánh giá chung về tiềm năng phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh Tây Ninh
giai đoạn 2007 - 2012 Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng số Số dự án CSHTDL 2 2 2 2 2 2 12 Vốn đầu tư (tỉ đồng) 9 15 11 11 7,5 23,5 77 Số dự án CSVC - KTDL 10 12 11 12 11 11 67 Vốn đầu tư (tỉ đồng) 15 70 15 141 226 341 808
Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tây Ninh
Trong số này có 10 dự án đầu tư cơ sở hạ tầng tại các khu du lịch với tổng số vốn
là 77 tỉ đồng, dự án đầu tư cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch là 67 dự án với vốn đầu tư
là 808 tỉ đồng. Nguồn vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng du lịch do nhà nước hỗ trợ chiếm
100%, còn các dự án đầu tư cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch chủ yếu do các doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, cá thể,… trong và ngoài tỉnh tham gia. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Tây Ninh chưa có dự án đầu tư nước ngoài nào cho lĩnh vực du lịch.
2.2.4. Đánh giá chung về tiềm năng phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh Tây Ninh Ninh
2.2.4.1. Những lợi thế
So với nhiều tỉnh thành khác trên cả nước, Tây Ninh có ưu thế lớn nhất về số lượng các di tích lịch sử - văn hóa, với 80 di tích được xếp hạng, trong đó có nhiều di tích cấp quốc gia như núi Bà Đen, Căn cứ Trung ương Cục miền Nam, Tòa Thánh Tây
Ninh,… Bên cạnh đó, điều kiện tự nhiên thuận lợi đã giúp Tây Ninh trở thành vùng
đất thu hút nhiều thành phần dân tộc với đa dạng các loại hình tín ngưỡng, tôn giáo đến làm ăn, sinh sống từ ngàn xưa. Chính đặc điểm này đã hình thành nên tính đa dạng, phong phú của các lễ hội truyền thống trên địa bàn, đồng thời sản sinh ra nhiều đối tượng du lịch đầy tiềm năng gắn với dân tộc học. Đây chính là những nguồn tài nguyên nhân văn cực kỳ quý giá, đồng thời là căn cứ quan trọng để định hướng xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch văn hóa đặc trưng cho tỉnh nhà.
Ngoài ra, Tây Ninh còn được biết đến như một vùng đất sở hữu nhiều nét văn hóa ẩm thực độc đáo cùng các làng nghề thủ công truyền thống có từ lâu đời. Trong tương lai, khi tỉnh có những chính sách đầu tư, khai thác phù hợp, chắc chắn những
tiềm năng này sẽ có cơ hội phát huy hơn nữa vai trò to lớn của mình, góp phần đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch văn hóa của địa phương.
Bên cạnh đó, nhờ vị trí địa lí tiếp giáp Campuchia qua hai cửa khẩu quốc tế Mộc Bài và Xa Mát cùng một số cửa khẩu tiểu ngạch, Tây Ninh là địa bàn chiến lược trong quy hoạch phát triển các khu kinh tế cửa khẩu của Chính phủ và đảm bảo an ninh quốc phòng. Đây là điều kiện thuận lợi để tỉnh đầu tư, thúc đẩy hoạt động du lịch tham quan, mua sắm ở vùng biên, thỏa mãn nhu cầu của du khách khi đến Tây Ninh. Hơn nữa, ở vị trí tiếp giáp với TP.HCM và nhiều tỉnh có nền kinh tế phát triển ở miền Đông và miền Tây Nam Bộ, Tây Ninh có nhiều cơ hội để cải thiện cơ cấu thị trường khách du lịch tỉnh nhà theo hướng tăng cường tỉ trọng khách ngoại tỉnh và khách quốc tế.
Về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ du lịch, Tây Ninh sở hữu mạng lưới phân phối điện, nước và mạng lưới giao thông khá hoàn thiện, các loại hình vận tải đường bộ ngày càng đa dạng, đủ sức đáp ứng nhu cầu đi lại của khách tham quan. Hệ thống thông tin liên lạc của tỉnh cũng khá hiện đại với chất lượng phục vụ ngày càng tăng. Hệ thống cơ sở lưu trú trên địa bàn tuy còn nhiều điều phải bàn về chất lượng song về cơ bản cũng đáp ứng được nhu cầu nghỉ ngơi, ở lại qua đêm của du khách. Mạng lưới cửa hàng ăn uống, cơ sở dịch vụ thương mại được phân bố rộng khắp, thuận tiện cho nhu cầu thưởng thức ẩm thực và mua sắm của khách tham quan.
Về nhân lực, Tây Ninh hiện sở hữu nguồn lao động dồi dào, nếu tỉnh có các chính sách đào tạo nghề và thu hút nhân tài hợp lý, chắc chắn đây sẽ là nhân tố đóng góp đáng kể vào sự phát triển của ngành du lịch địa phương. Tình hình kinh tế - xã hội toàn tỉnh nhìn chung ổn định, tạo điều kiện tối đa cho các hoạt động du lịch trên địa bàn diễn ra thuận lợi, đảm bảo sự an toàn cho du khách khi đến Tây Ninh. Hơn hết, những năm gần đây, du lịch Tây Ninh nói chung và du lịch văn hóa nói riêng đang nhận được sự quan tâm rất lớn từ Trung ương, lãnh đạo tỉnh, các cơ quan chức năng và toàn xã hội. Biểu hiện cụ thể nhất là nguồn vốn đầu tư cho công tác trùng tu, tôn tạo và xây dựng hạ tầng du lịch tại các khu di tích, duy trì phát triển các lễ hội truyền thống, quảng bá và xúc tiến du lịch,… luôn tăng dần qua từng năm và đến từ nhiều phía.
Có thể nói, với những tiềm năng to lớn ấy, Tây Ninh hiện đang có rất nhiều điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh loại hình du lịch văn hóa, thúc đẩy sự đi lên của toàn
ngành du lịch, từ đó đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế - xã hội tỉnh nhà.
2.2.4.2. Những hạn chế
Tuy có rất nhiều ưu thế để phát triển du lịch văn hóa, nhưng song song với đó, Tây Ninh hiện vẫn còn không ít những mặt hạn chế cần được tỉnh nhanh chóng khắc phục để phát triển loại hình du lịch này. Trước hết, mặc dù sở hữu một số lượng lớn di tích lịch sử - văn hóa, song chỉ mới có một số di tích hội đủ điều kiện về hạ tầng du lịch, nguồn nhân lực,… để mở cửa đón khách tham quan như: Khu du lịch núi Bà Đen, Căn cứ Trung ương Cục miền Nam, Căn cứ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, Căn cứ Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Địa điểm Chiến thắng Tua Hai,.... Ngoại trừ Tòa Thánh Tây Ninh thì các di tích kiến trúc nghệ thuật còn lại vẫn chưa đủ sức hấp dẫn khách du lịch đến tham quan thường xuyên. Các di tích khảo cổ trên địa bàn hiện phục vụ công tác nghiên cứu là chính, số lượng du khách đến tham quan còn rất hạn chế. Toàn tỉnh hiện cũng chưa có công trình đương đại nào mang tầm cỡ khu vực ngoài Bảo tàng Tây Ninh đang hoạt động cầm chừng.
Hầu hết các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học cũng chỉ dừng lại ở dạng tiềm năng, chủ yếu gắn liền với đời sống tinh thần của người dân địa phương chứ chưa được các doanh nghiệp đầu tư quảng bá, khai thác phục vụ du lịch. Về ẩm thực, vẫn còn không ít đặc sản chưa được đăng ký thương hiệu, mẫu mã chưa đa dạng,… nên chưa thu hút được nhiều sự quan tâm của du khách. Tây Ninh có rất nhiều làng nghề truyền thống nhưng đa số lại hoạt động nhỏ lẻ theo hộ gia đình, thiếu sự gắn kết với các công ty lữ hành, nhất là hạ tầng du lịch chưa đảm bảo cho du khách đến tham quan. Đấy là chưa kể một số làng nghề hiện đang dần bị mai một do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường. Tất cả những gì vừa phân tích cũng là minh chứng rõ nét nhất cho thấy: vấn đề bảo vệ, tôn tạo và phát huy các giá trị truyền thống của tài nguyên du lịch nhân văn tuy đã được tỉnh đặt ra nhưng trên thực tế vẫn chưa đạt hiệu quả như mong muốn.
Về cơ sở hạ tầng, Tây Ninh có mạng lưới giao thông đường thủy đầy tiềm năng nhưng hiện vẫn chưa được khai thác để vận chuyển khách du lịch, cũng như xây dựng
các loại hình du lịch văn hóa gắn với giao thông đường sông. Mạng lưới cơ sở lưu trú vẫn còn nhiều hạn chế về chất lượng phục vụ, chưa đáp ứng được nhu cầu nghỉ ngơi của những du khách có khả năng chi trả cao nhưng khó tính. Đặc biệt, Tây Ninh hiện đang thiếu trầm trọng các cơ sở vui chơi giải trí, khiến các hoạt động du lịch diễn ra khá nghèo nàn, không giữ chân được khách tham quan.
Nguồn nhân lực du lịch của tỉnh hiện nay vừa thiếu về số lượng vừa yếu về chất lượng nên chưa đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn. Ngoài ra, tốc độ đô thị hóa chậm cũng là một đặc điểm có ảnh hưởng không nhỏ đến du lịch tỉnh nhà, làm hạn chế nhu cầu du lịch và khả năng chi trả của người dân địa phương cũng như tốc độ hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ du lịch. Thêm nữa, ngoài nguồn vốn trong nước thì Tây Ninh hiện vẫn chưa thu hút được bất kỳ nguồn vốn đầu tư nước ngoài nào cho du lịch. Hệ quả là tuy số vốn đầu tư tăng liên tục nhưng nhìn chung vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch tại địa phương.