7. Bố cục luận văn
3.1. Định hướng phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh Tây Ninh đến năm 2020
3.1.1. Cơ sở xây dựng định hướng
3.1.1.1. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
Trong “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2030” đã xác định quan điểm phát triển du lịch trong các giai đoạn sắp tới như sau:
- Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm tỉ trọng ngày càng
cao trong cơ cấu GDP, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cả nước.
- Phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm,
chú trọng phát triển theo chiều sâu đảm bảo chất lượng và hiệu quả, khẳng định thương hiệu và khả năng cạnh tranh.
- Phát triển đồng thời cả du lịch nội địa và du lịch quốc tế, chú trọng du lịch quốc
tế đến, tăng cường quản lý du lịch ra nước ngoài.
- Phát triển du lịch bền vững gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các giá trị tài
nguyên tự nhiên và nhân văn, các giá trị văn hóa dân tộc, đồng thời giữ gìn và bảo vệ cảnh quan môi trường, bảo đảm an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội.
- Đẩy mạnh xã hội hóa, tăng cường liên kết, huy động mọi nguồn lực cả trong và
ngoài nước cho đầu tư phát triển du lịch nhằm phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế quốc gia về yếu tố tự nhiên và văn hóa dân tộc, thế mạnh đặc trưng của các vùng, miền trong cả nước.
3.1.1.2. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Tây Ninh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
Căn cứ vào chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2030 và “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tây Ninh đến năm
Tây Ninh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030”với những nội dung chính như sau:
Quan điểm phát triển du lịch:
- Phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm,
chú trọng phát triển theo chiều sâu đảm bảo chất lượng và hiệu quả, khẳng định thương hiệu và khả năng cạnh tranh.
- Phát triển đồng thời cả thị trường khách du lịch quốc tế và nội địa, chú trọng
khai thác thị trường khách có lưu trú và duy trì thị trường khách tham quan.
- Xây dựng sản phẩm du lịch mới cho các cụm du lịch, tăng số lượng và nâng cao
chất lượng sản phẩm du lịch tại những khu, điểm du lịch trọng điểm để làm điểm nhấn thu hút khách du lịch, đồng thời xây dựng thương hiệu sản phẩm du lịch Tây Ninh gắn liền với tài nguyên du lịch sinh thái và di tích lịch sử, tâm linh.
- Phát triển du lịch phải gắn liền với bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường,
bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống của tài nguyên nhân văn.
- Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực để đầu tư phát triển du lịch.
Mục tiêu tổng quát trong phát triển du lịch:
Trong giai đoạn tới, Tây Ninh phấn đấu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế của tỉnh một cách căn bản. Ngoài ra, tính chuyên nghiệp của hoạt động du lịch sẽ được nâng cao, cải thiện hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật theo hướng đồng bộ và hiện đại hơn. Đặc biệt, tỉnh sẽ chú trọng xây dựng sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, cạnh tranh được với các tỉnh miền Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên, Campuchia và một số nước trong khu vực ASEAN. Bên cạnh đó, việc phát triển du lịch sẽ gắn liền với công tác bảo vệ tài nguyên và môi trường, giữ gìn bản sắc truyền thống văn hóa, đồng thời góp phần giải quyết tốt các vấn đề xã hội, giải quyết việc làm và nâng cao trình độ dân trí cho người dân.
3.1.1.3. Kết quả phân tích tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch văn hóa tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2007 - 2013
Căn cứ vào những đánh giá ở chương 2 ta có thể kết luận rằng, Tây Ninh là tỉnh có nhiều lợi thế trong phát triển du lịch văn hóa nhờ sở hữu nguồn tài nguyên du lịch
nhân văn đa dạng, phong phú, phân bố rộng khắp các huyện, thị trên địa bàn. Tuy nhiên, kết quả phân tích khái quát thực trạng phát triển du lịch văn hóa tại địa phương trong giai đoạn 2007 - 2013 lại cho thấy, việc phát triển loại hình du lịch này vẫn còn nhiều hạn chế, chưa tương xứng với thế mạnh vốn có của mảnh đất này. Tây Ninh hiện còn nhiều khu di tích lịch sử - văn hóa, lễ hội, làng nghề truyền thống rất có giá trị du lịch nhưng vẫn chỉ ở dạng tiềm năng. Trong khi đó, hiệu quả mang lại từ hoạt động kinh doanh của một số tuyến, điểm du lịch đang được tỉnh khai thác cũng chưa thật sự thuyết phục. Nguyên nhân chủ yếu do cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật chưa được đầu tư đồng bộ, công tác quảng bá, xúc tiến du lịch chưa đạt hiệu quả cao, cùng với đó là sự hạn chế về chất lượng nguồn nhân lực du lịch, thị trường khách tham quan,… Đáng ngại hơn, cho đến nay tỉnh vẫn chưa xây dựng được những sản phẩm du lịch văn hóa thật sự đặc trưng, nổi bật, đủ sức hấp dẫn du khách và có khả năng cạnh tranh với các tỉnh thành lân cận. Chính những thực trạng này đã ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của loại hình du lịch văn hóa ở Tây Ninh hiện nay.
3.1.2. Định hướng phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh Tây Ninh đến năm 2020
3.1.2.1. Định hướng về tổ chức không gian du lịch văn hóa
Mục đích chính của việc tổ chức không gian du lịch văn hóa ở Tây Ninh là nhằm hình thành, gắn kết các sản phẩm du lịch văn hóa với các trục không gian phát triển, những cụm, tuyến, điểm du lịch nội vùng và liên vùng. Hơn nữa, việc xác định các khu vực trọng điểm phát triển du lịch văn hóa sẽ giúp tỉnh có sự tập trung khi đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ du lịch, đào tạo nguồn nhân lực du lịch, thực hiện công tác xúc tiến, quảng bá du lịch,… Dựa vào vị trí địa lí, nguồn tài
nguyên du lịch nhân văn, hệ thống giao thông, khả năng liên kết vùng,… của từng địa
Định hướng các trục không gian phát triển du lịch:
Các trục hành lang phát triển du lịch liên vùng và quốc tế:
- Trục hành lang kinh tế đô thị quốc gia nối Tây Ninh với các đô thị trong nước
thuộc vùng Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ (TP.HCM, Biên Hòa, Vũng Tàu, Cần Thơ,…) và vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (Phan Thiết, Cam Ranh, Nha Trang,…) theo quốc lộ 1A.
- Trục hành lang kinh tế quốc tế (đường Xuyên Á) nối Tây Ninh với thủ đô
Phnom Penh (Campuchia), các khu kinh tế của các nước trong khối ASEAN qua cửa khẩu quốc tế Mộc Bài theo quốc lộ 22 và cửa khẩu Xa Mát theo quốc lộ 22B.
- Trục hành lang kinh tế đô thị quốc gia vùng nối Tây Ninh với các tỉnh vùng Tây
Nguyên theo quốc lộ 14C kéo dài.
- Trục đường thủy:
+ Sông Vàm Cỏ Đông (dài 102 km) nối kết phát triển du lịch tỉnh Tây Ninh với Campuchia và các tỉnh miền Tây Nam Bộ.
+ Sông Sài Gòn (40 km) gắn kết Tây Ninh với Trung tâm du lịch TP.HCM.
- Trục đường sắt: các tuyến đường sắt nhẹ TP.HCM - cửa khẩu Mộc Bài,
TP.HCM - cửa khẩu Xa Mát sẽ được đầu tư xây dựng theo quy hoạch xây dựng vùng
tỉnh Tây Ninh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 của Ủy ban Nhân dân tỉnh.
Trục không gian nội vùng:
- ĐT781: nối kết phát triển du lịch cửa khẩu Phước Tân (huyện Châu Thành) với
các điểm du lịch tại thị trấn Châu Thành, thị xã Tây Ninh, thị trấn Dương Minh Châu.
- ĐT782: nối kết phát triển du lịch của 3 huyện Trảng Bàng, Gò Dầu và Dương
Minh Châu.
- ĐT783: nối kết phát triển du lịch từ Thiện Ngôn (quốc lộ 22B) đến ngã ba Lò
Gò.
- ĐT786: nối kết phát triển du lịch từ thị xã Tây Ninh đến Đức Huệ (ranh giới
tỉnh Long An).
- ĐT790: nối kết phát triển du lịch thị xã Tây Ninh - Núi Bà.
- ĐT792: nối kết phát triển du lịch từ cửa khẩu Xa Mát (giáp quốc lộ 22B) với
- Đường Trung ương Cục: nối kết điểm du lịch di tích Căn cứ Trung ương Cục miền Nam với các khu vực khác.
Định hướng tổ chức không gian phát triển du lịch theo vùng:
Cụm du lịch Thị xã Tây Ninh và phụ cận:
Được xác định là trung tâm du lịch của tỉnh Tây Ninh, cụm du lịch này bao gồm thị xã Tây Ninh, Hòa Thành, Dương Minh Châu và Châu Thành. Đây là khu vực tập trung nhiều tài nguyên du lịch nhân văn hấp dẫn mà trọng tâm là khu di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia núi Bà Đen, kế đến là Tòa Thánh Cao Đài và các di tích lịch sử cách mạng (Khu di tích lịch sử - văn hóa Dương Minh Châu, di tích Chiến thắng Tua Hai tại Châu Thành, căn cứ huyện ủy tại các huyện,…). Ngoài ra, cụm còn sở hữu hệ thống chùa, đình, miếu phong phú nhất trên địa bàn và một số làng nghề truyền thống có thể phát triển thành địa điểm phục vụ khách tham quan như làng nghề mây tre nứa tại xã Long Thành Trung (huyện Hòa Thành), làng nghề chằm nón lá ở xã Ninh Sơn
(thị xã Tây Ninh),…
Đây sẽ là cụm có vị trí quan trọng nhất trong việc cung cấp sản phẩm du lịch chất lượng cao cho du khách, chủ yếu là du lịch tâm linh, tín ngưỡng gắn với các lễ hội, di tích lịch sử - văn hóa nghệ thuật và du lịch về nguồn, tham quan các di tích lịch sử cách mạng. Đồng thời, cụm còn giữ vai trò là trung tâm thu hút và phân phối khách du lịch đến các cụm, điểm du lịch khác trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
Cụm du lịch cửa khẩu quốc tế Mộc Bài và phụ cận:
Cụm du lịch này gồm các huyện Trảng Bàng, Gò Dầu và Bến Cầu. Bên cạnh khả năng đón khách tham quan đến từ các địa phương trong nước, cụm du lịch này được xác định là đầu mối quan trọng nhất đón và tiễn khách du lịch từ các nước đến Tây Ninh qua cửa khẩu quốc tế Mộc Bài. Tài nguyên du lịch nhân văn của cụm khá đa dạng, bao gồm các di tích lịch sử - văn hóa nghệ thuật (Căn cứ lõm vùng ruột Gò Dầu, Căn cứ Trảng Bàng tại vùng Tam giác sắt, Địa đạo An Thới, đình Gia Lộc, chùa Phước Lưu,…), di tích khảo cổ (tháp cổ Bình Thạnh, chùa Gò Cao Sơn, Bến Đình,…). Một số làng nghề trong cụm được đầu tư phát triển và đẩy mạnh quảng bá hình ảnh, góp phần hoàn thiện sản phẩm du lịch thưởng thức ẩm thực như làng nghề bánh canh,
tôm (Gò Dầu, Trảng Bàng,…). Sản phẩm du lịch văn hóa đặc trưng của cụm này là du lịch thương mại gắn liền với cửa khẩu quốc tế Mộc Bài. Bên cạnh đó, cụm còn phát triển các sản phẩm du lịch gắn liền với những di tích lịch sử cách mạng, kiến trúc nghệ thuật, làng nghề truyền thống và văn hóa ẩm thực.
Cụm du lịch cửa khẩu quốc tế Xa Mát và phụ cận:
Cụm du lịch này gồm các huyện là Tân Biên, Tân Châu và lấy điểm du lịch quốc
gia Căn cứ Trung ương Cục miền Nam làm điểm nhấn thu hút khách du lịch. Đồng
thời, đây là cụm có nhiều di tích lịch sử cách mạng, di tích khảo cổ rất có ý nghĩa đối với phát triển du lịch văn hóa như di tích Căn cứ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, Căn cứ Xứ ủy Nam Bộ, đền thờ Quan Lớn Trà Vong, tháp Chót Mạt,… Vì vậy, sản phẩm du lịch văn hóa chủ yếu của cụm là du lịch về nguồn thăm chiến trường xưa, tham quan các di tích lịch sử - văn hóa. Ngoài ra, sản phẩm du lịch thương mại tại cửa khẩu quốc tế Xa Mát cũng sẽ được chú ý phát triển.
Định hướng các tuyến du lịch:
Các tuyến du lịch quốc tế và liên vùng:
- Tuyến du lịch quốc tế bằng đường bộ từ Campuchia qua cửa khẩu quốc tế Mộc
Bài và Xa Mát: thị trường khách quốc tế chính của tuyến này chủ yếu là khách du lịch
Campuchia, du khách từ các nước khác đến Campuchia và có nhu cầu tham quan du
lịch tại Việt Nam. Đây là tuyến quan trọng đối với thị trường khách quốc tế của du lịch Tây Ninh.
- Tuyến du lịch liên vùng bằng đường bộ chủ yếu thông qua quốc lộ 22, tỉnh lộ
794, 786: đón khách từ trung tâm du lịch TP.HCM và các tỉnh thành khác trong vùng
Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ đến Tây Ninh tham quan du lịch.
- Tuyến du lịch liên vùng bằng đường thủy trên các sông Sài Gòn, sông Vàm Cỏ
Đông: chủ yếu thu hút du khách từ TP.HCM và các tỉnh thành lân cận có nhu cầu đến Tây Ninh tham quan bằng đường thủy.
Các tuyến du lịch địa phương:
+ Thị xã Tây Ninh - Núi Bà Đen: tham quan các điểm du lịch gồm di tích lịch sử, bảo tàng và công trình văn hóa. Sản phẩm đặc trưng của tuyến này là du lịch tâm linh gắn liền với các di tích lịch sử - văn hóa, tham gia lễ hội truyền thống.
+ Thị xã Tây Ninh - Cửa khẩu Xa Mát:đây là tuyến gắn liền với các sản phẩm du lịch về nguồn, tham quan di tích lịch sử - văn hóa, du lịch kinh tế cửa khẩu quốc tế.
+ Thị xã Tây Ninh - Cửa khẩu Mộc Bài: là tuyến du lịch hấp dẫn du khách với các sản phẩm du lịch chủ yếu như tham quan các di tích lịch sử cách mạng, công trình văn hóa, khu kinh tế dịch vụ cửa khẩu quốc tế, tham quan du lịch làng nghề, thưởng thức ẩm thực.
- Tuyến du lịch đường thủy: là tuyến du lịch chủ yếu phục vụ khách địa phương
và các du khách đến từ một số tỉnh thành giáp ranh có nhu cầu tham quan những địa điểm du lịch tại Tây Ninh bằng đường thủy, bao gồm:
+ Tuyến du lịch trên sông Vàm Cỏ Đông + Tuyến du lịch trên sông Sài Gòn
Các điểm, khu du lịch:
Điểm du lịch:
- Điểm du lịch quốc gia: Căn cứ Trung ương Cục Miền Nam tại cụm du lịch Xa
Mát và phụ cận.
- Điểm du lịch địa phương:
+ Điểm du lịch Tòa Thánh Cao Đài Tây Ninh
+ Điểm du lịch tại các căn cứ Tỉnh ủy và các Huyện ủy + Điểm du lịch di tích lịch sử - văn hóa Dương Minh Châu + Điểm du lịch chùa Khmer - Kédol
+ Điểm du lịch tháp Chót Mạt
+ Điểm du lịch di tích chiến thắng Tua Hai + Điểm du lịch chùa Gò Cao Sơn
+ Điểm du lịch địa đạo Lợi Thuận + Điểm du lịch địa đạo An Thới + Điểm du lịch căn cứ Rừng Rong
+ Điểm du lịch tháp cổ Bình Thạnh + Điểm du lịch Bảo tàng tỉnh + Điểm du lịch làng nghề
+ Điểm du lịch các đền chùa, miếu, di tích khác
Khu du lịch:
- Khu du lịch quốc gia: khu du lịch quốc gia núi Bà Đen thuộc cụm du lịch Thị
xã Tây Ninh và phụ cận.
- Khu du lịch địa phương: khu du lịch Long Điền Sơn.
3.1.2.2. Định hướng về sản phẩm du lịch văn hóa