0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (182 trang)

Thực trạng du khách

Một phần của tài liệu TIỀM NĂNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA Ở TỈNH TÂY NINH (Trang 108 -109 )

7. Bố cục luận văn

2.3.2. Thực trạng du khách

Trong những năm qua, với sự phát triển khá ổn định của nền kinh tế - xã hội cả nước cùng những nỗ lực của ngành du lịch địa phương mà số lượng khách tham quan trong nước và quốc tế đến với Tây Ninh ngày càng tăng đáng kể.

Bảng 2.3. Thực trạng khách du lịch tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2007 - 2012

Đơn vị: nghìn lượt khách

Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012

Khách nội địa 2.007,49 2.614,65 2.530.9 2.976,84 3.255,29 3.339,4

Khách quốc tế 7,03 6,19 5,26 8,15 9,38 9,6

Tổng 2.014,52 2.620,84 2.536,16 2.984,99 3.264,67 3.349,0

Nguồn: Niên giám thống kê 2012, Cục Thống kê tỉnh Tây Ninh

Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tây Ninh, trong giai đoạn

2007 - 2012, số lượt khách du lịch đến Tây Ninh tăng từ 2.014,52 nghìn lượt lên

3.349,0 lượt (xem bảng 2.3.), đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 13,2%/năm. Mặc dù số lượng khách quốc tế đến Tây Ninh có tăng nhưng trong cơ cấu khách du lịch của tỉnh, khách nội địa vẫn chiếm áp đảo với tỉ lệ hơn 99,0% mỗi năm.

Một điều cần lưu ý, du khách thường hiếm khi tham gia duy nhất một loại hình du lịch trong mỗi chuyến hành trình của mình. Thực tế cho thấy, hầu hết du khách khi đến Tây Ninh đều có tham gia ít nhất một trong số các hoạt động du lịch văn hóa như vãn cảnh kết hợp viếng chùa, lễ Phật trên núi Bà Đen, tham quan Tòa Thánh Cao Đài, tham dự lễ hội truyền thống,… Do vậy, nếu xét trong một chừng mực nào đó có thể xem phần lớn lượng khách thập phương của Tây Ninh chính là khách du lịch văn hóa.

2.3.2.1. Khách quốc tế

Trong giai đoạn 2007 - 2012, lượng khách du lịch quốc tế đến Tây Ninh không ổn định do tác động từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008 - 2009, nhưng nhìn chung là có xu hướng tăng. Từ chỗ chỉ đón tiếp hơn 7,0 nghìn lượt khách vào năm 2007 thì đến năm 2012, lượng khách nước ngoài đến Tây Ninh đã tăng lên 9,6 nghìn lượt (xem bảng 2.3.), đạt tốc độ tăng trưởng trung bình 7,3%/năm.

Thị trường khách quốc tế cũng khá đa dạng nhưng chủ yếu là từ các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương (Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, các nước

ASEAN, Australia,…) và một số ít đến từ Tây Âu (Pháp, Anh,…), Bắc Mỹ (Hoa Kỳ,

Canada). Du khách Đông Nam Á đến Tây Ninh đa phần từ các nước lân cận

(Campuchia, Thái Lan, Lào, Myanmar,…) qua hai cửa khẩu Mộc Bài và Xa Mát. Hai cửa khẩu này mỗi năm đón hơn 1,0 triệu lượt khách nhập cảnh vào Việt Nam. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân nên phần lớn trong số họ chỉ mượn đường qua khẩu để tới tham quan các tỉnh thành khác (nhiều nhất là TP.HCM) theo tour hoặc hình thức du lịch caravan, khiến lượng khách quốc tế đến Tây Ninh còn khá hạn chế.

2.3.2.2. Khách nội địa

Trong giai đoạn 2007 - 2012, số lượng khách du lịch nội địa đến Tây Ninh khá ổn định với tốc độ tăng trưởng bình quân 7,3%/năm. Lượng khách nội địa đến Tây Ninh tăng từ 2.007,49 nghìn lượt - năm 2007 lên 3.339,4 nghìn lượt - năm 2012 (xem bảng 2.3.). Họ đến từ khắp mọi miền đất nước nhưng chủ yếu là từ khu vực Đông Nam Bộ (gồm cả du khách địa phương), chiếm 71,0% (theo tác giả khảo sát), kế đến là các tỉnh thành Đồng bằng sông Cửu Long (19,0%) và các vùng miền còn lại (10,0%) (xem biểu đồ 2.7. và phụ lục 4).

Biểu đồ 2.7. Cơ cấu khách du lịch nội địa tại Tây Ninh năm 2013

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả

Một phần của tài liệu TIỀM NĂNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA Ở TỈNH TÂY NINH (Trang 108 -109 )

×