0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (182 trang)

Tình hình phát triển du lịch văn hóa ở Việt Nam

Một phần của tài liệu TIỀM NĂNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA Ở TỈNH TÂY NINH (Trang 48 -50 )

7. Bố cục luận văn

1.2.1. Tình hình phát triển du lịch văn hóa ở Việt Nam

Mặc dù ra đời từ năm 1960 nhưng du lịch Việt Nam chỉ bắt đầu khởi sắc từ thập niên 90 của thế kỷ XX. Đến nay, ngành du lịch đã và đang có những bước tiến mạnh mẽ và thu được nhiều thành quả đáng khích lệ. Trong đó, du lịch văn hóa được xem là hướng phát triển lâu dài và đầy tiềm năng nhờ Việt Nam sở hữu những lợi thế vô cùng to lớn của một đất nước có lịch sử hơn 4.000 năm dựng nước và giữ nước.

Với vị trí nằm gần trung tâm khu vực Đông Nam Á, Việt Nam là nơi giao thoa, hội nhập văn hóa giữa các nền văn minh lớn trong khu vực và trên thế giới. Đây là cơ sở đầu tiên giúp cho nước ta có một nền văn hóa đa dạng. Quan trọng hơn, dân tộc Việt Nam với bề dày lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước đã hun đúc nên biết bao nét đẹp văn hóa truyền thống có giá trị cao đối với hoạt động du lịch. Nước ta

hiện có khoảng 40.000 di tích lịch sử - văn hóa, trong đó có 13 di sản được công nhận là di sản văn hóa thế giới (Quần thể di tích Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn,…), nhiều di chỉ khảo cổ học (Núi Đọ, Thành nhà Hồ - Thanh Hóa, Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội,…), cùng các di tích kiến trúc nghệ thuật (làng cổ, chùa, đình làng,…) rất có giá trị về mặt nghiên cứu cũng như tham quan du lịch. Ngoài ra, sự phong phú của các lễ hội, nhất là lễ hội dân gian (lễ hội Đền Hùng - Phú Thọ, lễ hội Chùa Hương - Hà Nội, lễ hội Ok Om Bok của đồng bào Khmer Nam Bộ,…) vừa là nét đẹp văn hóa dân tộc, vừa là một trong những sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, sự đa dạng trong bản sắc văn hóa của các cộng đồng dân tộc, những làng nghề thủ công cổ truyền, văn hóa ẩm thực và các loại hình nghệ thuật diễn xướng dân gian,… cũng là những sản phẩm độc đáo, đáp ứng nhu cầu thưởng ngoạn và mua sắm của khách tham quan.

Chính những lợi thế to lớn ấy cùng thể chế chính trị ổn định, đặc biệt là sự tiến bộ rõ rệt của nền kinh tế đã tạo điều kiện cho du lịch Việt Nam nói chung và du lịch văn hóa nói riêng ngày càng phát triển. Trong thời gian qua, Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng nhiều địa phương và các doanh nghiệp lữ hành đã tổ chức nhiều sự kiện du lịch, văn hóa, nghệ thuật, thể thao lớn, thu hút được sự quan tâm và tham gia đông đảo của khách du lịch trong nước lẫn bạn bè quốc tế.

Năm 1990, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh và kỷ niệm

15 năm thống nhất đất nước, TP.HCM đã tổ chức chương trình mang tên “Những ngày

văn hóa thể thao các dân tộc Việt Nam”nhằm mục đích phát động “Năm Du lịch Thể thao Văn hóa”trên toàn quốc. Chính những tác động của chương trình này mà ngành du lịch lần đầu tiên đón gần 300.000 lượt khách quốc tế đến Việt Nam. Năm 2000,

ngành du lịch đưa ra chương trình mang tên “Liên hoan Văn hóa Du lịch Việt Nam”,

tổ chức “Hội xuân Du lịch văn hóa năm 2000”và chủ đề năm du lịch quốc gia “Việt

Nam - Điểm đến thiên niên kỷ mới”. Cùng năm này, Chính phủ đã đề ra chương trình

“Hành động Quốc gia về Du lịch” nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành, trong đó văn hóa và văn hóa dân tộc là một nội dung định hướng quan trọng. Kể từ đó đến nay, nhiều sự kiện văn hóa, du lịch, thể thao mang tầm cỡ khu vực và châu lục liên tiếp được tổ chức tại khắp các tỉnh, thành trên cả nước như năm du lịch quốc gia, festival

du lịch (Festival Huế, Festival hoa Đà Lạt, Festival Diều quốc tế - Vũng Tàu,…), lễ hội du lịch (lễ hội Văn hóa, Thể thao các dân tộc Tây Bắc, lễ hội Pháo hoa quốc tế - Đà Nẵng,…), liên hoan sân khấu, liên hoan Phim châu Âu tại Việt Nam (2005), tuần lễ văn hóa (Việt - Pháp, Việt - Nhật, Việt - Hàn,…), cuộc thi Hoa hậu quý bà đẹp và thành đạt thế giới (2009), các đại hội thể thao như SEA Games 22 (2003), Đại hội thể

thao châu Á trong nhà - AIGs (2009) ,… Các sự kiện văn hóa thể thao là cơ hội để các

địa phương đẩy mạnh hoạt động du lịch, góp phần gia tăng lượng khách nội địa di chuyển giữa các vùng miền đồng thời cũng là dịp để ngành du lịch quảng bá hình ảnh đất nước đến với bạn bè quốc tế. Thực tế, trong năm 2013, cả nước đã đón hơn 7,57 triệu lượt khách du lịch quốc tế đến tham quan, thưởng ngoạn.

Có thể thấy, các nhà quản lý và các nhà khoa học nước ta từ lâu đã nhận thức rằng du lịch văn hóa là đòn bẩy, là bộ phận then chốt cho sự phát triển của ngành du lịch nên đã có nhiều cố gắng và đạt được những thành quả ban đầu rất quan trọng. Mặc dù vậy, nhìn chung du lịch văn hóa ở nước ta vẫn còn không ít những tồn tại, từ công tác nghiên cứu lý luận đến quản lý, khai thác và bảo vệ các tài nguyên du lịch nhân văn. Thực tế cho thấy, các tuyến, tour du lịch nghiên cứu di tích lịch sử - văn hóa, lễ hội, làng nghề,… chưa thật sự đa dạng. Sức hấp dẫn, lôi cuốn du khách của các điểm du lịch văn hóa nhìn chung vẫn chưa mạnh. Đáng ngại hơn, không ít cách làm du lịch chộp giật, phản khoa học cùng sự thiếu ý thức của một bộ phận khách du lịch đang làm tổn hại đến các di tích lịch sử, các công trình văn hóa, làm mất đi nét tôn nghiêm truyền thống của lễ hội, khiến hình ảnh quốc gia và nhiều địa phương trở nên xấu đi trong mắt bạn bè quốc tế.

Tóm lại, Việt Nam có đầy đủ tiềm năng và lợi thế để trở thành “điểm đến của

thiên niên kỷ mới” đúng nghĩa. Vấn đề là làm thế nào để khai thác thật hiệu quả vốn văn hóa trong hoạt động du lịch theo hướng phát triển bền vững để du lịch Việt Nam

không chỉ là ngành kinh tế mũi nhọn mà còn là con đường để giao lưu, hội nhập văn

hóa hiệu quả trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay.

Một phần của tài liệu TIỀM NĂNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA Ở TỈNH TÂY NINH (Trang 48 -50 )

×