Nhóm giải pháp phát huy thị trường lao động

Một phần của tài liệu lao động và việc làm quận bình tân (thành phố hồ chí minh) (Trang 127 - 140)

7. Cấu trúc luận văn

3.3.4. Nhóm giải pháp phát huy thị trường lao động

Song song với việc hoàn thiện hệ thống đào tạo là xây dựng mở rộng nhiều hình thức giới thiệu việc làm, hoàn thiện hệ thống các dịch vụ việc làm, có chương trình việc làm.

Thành lập Trung tâm dự báo và thông tin thị trường lao động nhằm hình thành một hệ thống đồng bộ từ thu thập, xử lí tới phân tích, dự báo, quản lí và cung cấp thông tin thị trường lao động theo các cấp trình độ, các ngành nghề, lĩnh vực, đáp ứng yêu cầu về đào tạo và phát triển kinh tế của các vùng, ngành, các khu công nghiệp.

Giải quyết việc làm là một chương trình lớn mang tính chất tổng thể. Vì vậy, cần tuyên truyền với người lao động về mục tiêu, phương hướng giải pháp và các hoạt động cụ thể để thực hiện.

Quận cần đặc biệt chú trọng đến mục tiêu, phương hướng và đào tạo nghề, giới thiệu việc làm, trong đó phải nêu rõ các lĩnh vực, ngành nghề và chính sách khuyến khích để tạo việc làm ở mỗi địa phương. Song song, tập trung bồi dưỡng, nâng cao năng lực của cán bộ làm công tác giới thiệu lao động việc làm. Tiếp tục mở nhiều các lớp tập huấn, chuyển giao kĩ thuật tiến bộ và đào tạo kĩ năng nghề và kĩ năng giao tiếp thực hành cho người lao động để đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của thị trường lao động.

Phòng Lao động Thương binh – Xã hội cần điều tra, nắm rõ nguồn lao động, tình hình giải quyết việc làm ở từng thời điểm trên phạm vi toàn quận. Theo dõi tình hình biến động thị trường lao động, xem xét mối tương quan giữa cung – cầu lao động. Định hướng cung – cầu lao động trong tương lai, để đề ra giải pháp thích hợp nhằm từng bước hạ thấp tỉ lệ thất nghiệp và tình trạng thiếu việc làm. Xây dựng hệ thống thông tin thị trường lao động, cung cấp đầy đủ những diễn biến của thị trường lao động.

Cung cấp đầy đủ các thông tin về tình hình lao động, việc làm và thất nghiệp toàn quận theo quý; về tình hình lao động, việc làm và sử dụng thời gian lao động ở địa phương theo năm.

Tổ chức điều tra khảo sát thực trạng cung – cầu lao động làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách và điều chỉnh kế hoạch đào tạo phù hợp với yêu cầu sử dụng lao động và giải quyết việc làm của quận.

Hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc Bộ luật Lao động; kiểm tra đánh giá tình hình và kết quả hoạt động của các trung tâm dịch vụ việc làm, các cơ sở dạy nghề để kịp thời điều chỉnh.

Tăng cường các hình thức tiếp cận thị trường lao động bằng cách tuyển lao động thông qua các cơ quan nhà nước, các trung tâm giới thiệu việc làm. Tổ chức các ngày hội việc làm nhằm tạo mối liên hệ giữa các trung tâm đào tạo với người lao động và các doanh nghiệp.

3.3.5. Nhóm giải pháp giải quyết việc làm

Giải pháp về huy động vốn đầu tư

Ở nước ta thời gian gần đây đã có nhiều cơ chế chính sách, biện pháp tạo việc làm dưới hình thức tín dụng nhà nước như : “ Quỹ việc làm quốc gia”, “Quỹ xoá đói giảm nghèo”. Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam và Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản HCM đã thành lập các quỹ tạo việc làm cho phụ nữ và thanh niên. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã lập quỹ cho vay ưu đãi các hộ nghèo. Tuy nhiên, so với nhu cầu vốn để giải quyết việc làm thì các nguồn vốn trên còn rất nhỏ.

Huy động nguồn vốn từ địa phương và Thành phố để giải quyết việc làm cho người dân, tạo nhiều việc làm ổn định như phát triển nhiều ngành nghề đặc biệt trong lĩnh vực ngành dịch vụ. Có chính sách đầu tư vốn ưu đãi cho các sở sản xuất thu hút nhiều lao động (nhất là các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp), đổi mới trang thiết bị, công nghệ để phát triển sản xuất nhằm khai thác tiềm năng lao động, giải quyết việc làm tại chỗ cho người lao động, điều chỉnh mức vốn vay, thời hạn vay, phù hợp với chu kì sản xuất, xây dựng các tổ chức tín dụng nông thôn. Bên cạnh, tăng cường kiểm tra, giám sát, quản lí các dự án, hoạt động Chương trình trong việc cho vay giải quyết việc làm, đầu tư nâng cao năng lực các Trung tâm giới thiệu việc làm… Phối hợp với các cơ quan liên quan xử lí nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật.

Có chính sách hỗ trợ cho gia đình chính sách, hộ nghèo trong học chữ, học nghề, giải quyết việc làm.

Cần quan tâm thực hiện tốt việc hỗ trợ dạy nghề và giải quyết việc làm cho người dân có đất bị thu hồi để thực hiện các dự án theo chủ trương của Thành phố.

Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức học chữ, học nghề trong thanh niên và cả người tàn tật.

Cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm với thực hiện một số chương trình hỗ trợ khác nhằm giới thiệu đến người lao động những thông tin mới về lao động và việc làm hiện tại của quận.

Cần có chính sách hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm nhằm góp phần bảo đảm quyền được học nghề và có việc làm của phụ nữ trong Luật Bình đẳng giới; tăng tỉ lệ lao động nữ được đào tạo nghề và nâng cao chất lượng, hiệu quả sức cạnh tranh của lao động nữ; tạo cơ hội để phụ nữ có thể tìm kiếm việc làm có thu nhập ổn định, giúp xoá đói, giảm nghèo và nâng cao vị thế cho phụ nữ; đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH -HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế.

Quận tiếp tục dành ngân sách phù hợp cho đầu tư phát triển dạy nghề, tạo việc làm cho phụ nữ; có chính sách huy động mọi nguồn lực trong xã hội quan tâm dạy nghề, tạo việc làm cho phụ nữ; chú trọng đầu tư phát triển các cơ sở dạy nghề thu hút nhiều lao động nữ, đặc biệt là các cơ sở dạy nghề thuộc Hội Liên hiệp Phụ nữ. Trung tâm Dịch vụ Việc làm Phụ nữ.

Phát triển mở rộng hình thức sản xuất kinh doanh theo kiểu nông trại để giải quyết việc làm có hiệu quả và phù hợp với nền kinh tế thị trường. Đặc biệt đẩy mạnh xây dựng các vùng kinh tế - xã hội dân cư mới bố trí lao động giảm sức ép về việc làm.

Tiểu kết chương 3

Dựa trên cơ sở mục tiêu phát triển KT –XH của Thành phố Hồ Chí Minh và của quận Bình Tân, luận văn đã tính toán, cân nhắc, đưa ra các định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng và sử dụng hợp lí lao động ở Bình Tân, nhằm ổn định dân số và lao động, giải quyết việc làm cho người lao động, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân góp phần, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của quận.

KẾT LUẬN

Bình Tân là một quận mới được thành lập 10 năm từ ngoại thành, có dân số đông, là quận cửa ngõ phía tây nam của Thành phố Hồ Chí Minh thông thương với đồng bằng sông Cửu Long, có nhiều lợi thế về vị trí và lao động để phát triển kinh tế theo hướng CNH – HĐH. Cơ cấu kinh tế năm 2013: công nghiệp – xây dựng 60,54%, dịch vụ: 39,32%; nông nghiệp: 0,14%. Lao động phi nông nghiệp: 99,75%.

Từ khi thành lập quận đến nay, nền kinh tế phát triển rất nhanh với sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Theo đó, nền kinh tế quận đã thu hút được nhiều lao động vào khu vực II và khu vực III nhưng chủ yếu là lao động phổ thông. Xu hướng đổi mới, hội nhập và phát triển mạnh các thành phần kinh tế của quận đã giải quyết nhiều việc làm cho người lao động, giảm tỉ lệ thiếu việc làm và thất nghiệp, góp phần ổn định và nâng cao đời sống nhân dân cả về vật chất lẫn tinh thần, giải quyết tốt công tác xoá đói giảm nghèo… Tuy nhiên, thực trạng lao động và việc làm trong quận vẫn còn những tồn tại, hạn chế, bất cập về số lượng, chất lượng lao động, trình độ chuyên môn kĩ thuật, tay nghề cao còn thiếu và yếu… dẫn đến tình trạng chất lượng lao động chưa đáp ứng được đầy đủ những nhu cầu của quá trình CNH, HĐH và ĐTH của quận. Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm vẫn còn xảy ra.

Kiến nghị: Tiếp tục nghiên cứu chi tiết nhu cầu lao động có trình độ CMKT đáp ứng với quá trình CNH, HĐH và ĐTH của quận để chủ động giải quyết bài toán lao động việc làm đi trước một bước, tạo hướng đột phá và sự đột phá bền vững, lâu dài.

Tiếp tục chủ trương thực hiện chính sách “kêu gọi nhân tài” để bổ sung cho lực lượng lao động có trình độ, tay nghề cao. Bên cạnh ưu tiên phát triển theo chiều sâu, cần quan tâm đúng mức việc xây dựng và mở rộng thêm các CSSX vừa và nhỏ để giải quyết việc làm cho lực lượng lao động phổ thông hàng năm.

Thực hiện đổi mới giáo dục và đào tạo nghề một các toàn diện đi đôi với đổi mới trang thiết bị giáo dục tiên tiến để không ngừng đáp ứng và nâng cao chất lượng nguồn lao động cho các ngành kinh tế.

Tổ chức, quản lí địa chỉ phổ biến rộng rãi nguồn thông tin tuyển dụng, doanh nghiệp, mức lương,… để luôn hấp dẫn người lao động và nhà đầu tư.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Tổng cục Thống kê (2012), (2014), Báo cáo điều tra lao động việc làm năm 2011, 2013,Hà Nội.

2. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Tổ chức lao động Quốc tế, Viện Khoa học Lao động và Xã hội (2010), Xu hướng Lao động và Xã hội Việt Nam 2009,

Hà Nội.

3. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2001), Thực trạng lao động việc làm ở Việt Nam từ kết quả điều tra,Nxb Lao động.

4. Bộ Lao động và Thương binh và Xã hội, Viện Khoa học Lao động và Xã hội (2009) , Xu hướng Lao động và Xã hội tại Việt Nam,Hà Nội.

5. Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh (2012), Báo cáo sơ bộ kết quả điều tra nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản năm 2011.

6. Đàm Nguyễn Thùy Dương (2004) Nguồn lao động và sử dụng lao động ở thành phố Hồ Chí Minh,Luận án tiến sĩ Địa lí kinh tế - chính trị, Trường Đại học Sư phạm Tp Hồ Chí Minh.

7. Đặng Cảnh Khanh, Trương Toàn, Nguyễn Quới, Nguyễn Phương Thảo (2003).

Lao động đặc trưng cơ bản của con người mới. Nxb Giáo dục.

8. Đặng Văn Phan, Nguyễn Kim Hồng (2006), Địa lí kinh tế xã hội Việt Nam thời

kì công nghiệp hoá - hiện đại hoá,Nxb Giáo dục.

9. Đỗ Hoài Nam. Mô hình công nghiệp hoá - hiện đại hoá theo định hướng xã hội

chủ nghĩa, con đường và bước đi. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

10.H. Russel Bernard (2009). Các phương pháp nghiên cứu trong nhân học. Tiếp cận định tính và định lượng. Nxb Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh.

11.Nguyễn Viết Thịnh (2002), Giáo trình Địa lí Kinh tế xã hội Việt Nam, Nxb Giáo dục.

12.Niên giám thống kê quận Bình Tân 2004 – 2013.

13.Niên giám thống kê Thành phố Hồ Chí Minh năm 2004 – 2013. 14.Niên giám thống kê Việt Nam các năm 2004 – 2013.

16.Nguyễn Minh Tuệ, Nguyễn Viết Thịnh, Lê Thông (2002). Địa lí kinh tế- xã hội

đại cương, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.

17.Nguyễn Thế Nghĩa (1997), Hiện đại hoá ở Việt Nam. Nxb Giáo dục.

18.Nguyễn Thị Lan Hương (2003) Thị trường lao động Việt Nam – Định hướng và phát triển. Nxb Lao động, Hà Nội

19.Trần Đức Thịnh, Đỗ Văn Điền (1985), Thống kê lao động. Nxb Thống kê, Hà Nội.

20.Trần Xuân Cầu, Mai Quốc Chánh (2001), Giáo trình kinh tế nguồn nhân lực,

Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

21.Phạm Quý Thọ (2005), Thị trường lao động Việt Nam thực trạng và các giải pháp, Nxb Lao động, Hà Nội.

22.Phạm Công Trứ, Nguyễn Kim Phụng, Lê Thị Hoài Thu. Giáo trình Luật lao

động Việt Nam. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

23.Phạm Thị Xuân Thọ (2008), Địa lí đô thị , Nxb Giáo dục.

24.Thành ủy – Hội đồng Nhân dân - Ủy ban nhân dân TP. HCM và tạp chí lí luận chính trị (2010), Thành phố Hồ Chí Minh35 năm xây dựng và phát triển (1975- 2010), Nxb Thanh niên.

25.Tổng điều tra dân số và nhà ở Thành phố Hồ Chí Minh 2004. 26.Tổng điều tra dân số và nhà ở Thành phố Hồ Chí Minh 2009.

27.UBND quận Bình Tân (2013), Báo cáo kết quả 10 năm xây dựng và phát triển quận.

28.UBND quận Bình Tân, Chi cục Thống kê (2013), Hệ thống và biểu đồ một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu quận Bình Tân 2003-2013.

29.UBND quận Bình Tân, Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu Đảng bộ quận Bình Tân (2010), nhiệm kì 2010 – 2015.

30.UBND quận Bình Tân, Phòng lao động – thương binh và xã hội (2013), Báo cáo tổng kết 10 năm giải quyết việc làm ở quận Bình Tân.

31.UBND thành phố Hồ Chí Minh, Viện kinh tế, Cao Minh Nghĩa (2007), Báo cáo tổng hợp: Phân tích các mối quan hệ giữa biến động dân số và tăng trưởng kinh tế trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

Các website:

http://www.gso.gov.vn

http://www.pso.hochiminhciti.gov.vn http://www.binhtan.hochiminhciti.gov.vn

Phụ lục 1. Dân số quận Bình Tân giai đoạn 2004-2013 Năm 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Nam 170.047 192.497 212.666 231.400 255.315 274.244 287.356 292.078 304.553 314.450 Nữ 189157 211146 234110 251689 268409 291324 307978 324699 334535 340794 Dân số (người) 359.204 403.643 446.776 483.089 523.724 565.568 595.334 616.777 639.088 655.244 Nguồn: [12]

Phụ lục 2. Số người trong độ tuổi lao động của quận Bình Tân giai đoạn 2004 - 2013

Năm 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Nguồn lao động 266.350 303.474 332.848 358.210 379.804 419.164 446.839 461.092 475.395 490.157 Nguồn: [12]

Phụ lục 3. Số người được giải quyết việc làm của quận Bình Tân từ năm 2004 đến 2014

Năm 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Ước 2014 Số người được giải

quyết việc làm 3.636 7.594 11.339 7.199 10.441 11.315 12.867 10.986 11.799 11.389 12.974

Tổng dân số từ 15 tuổi trở lên Số người trong hộ Chưa đào tạo CMKT Sơ cấp nghề Trung cấp nghề THCN Cao đẳng nghề Cao đẳng Đại học Thạc sĩ Tiến sĩ KXĐ Tổng số 468.335 436.493 1.994 3.293 3.840 717 3.512 17.283 449 97 657 Bình Hưng Hòa 44.639 40.488 220 429 488 111 481 2.283 61 8 70 Bình Hưng Hòa A 76.043 71.021 233 504 655 114 627 2.763 50 9 67 Bình Hưng Hòa B 38.372 35.640 250 370 317 76 314 1.355 20 6 24 Bình Trị Đông 57.889 54.525 208 346 338 84 341 1.846 42 14 145 Bình Trị Đông A 41.012 38.813 273 247 279 63 238 1.013 17 3 66 Bình Trị Đông B 42.275 37.762 298 388 435 71 418 2.712 127 26 38 - Phường Tân Tạo 48.785 46.303 174 283 332 53 266 1.264

29 8 73 Tân Tạo A 47.118 45.571 91 197 345 36 186 627 8 2 55 An Lạc 46.867 43.491 115 346 381 66 381 1.955 45 10 77 An Lạc A 25.335 22.879 132 183 270 43 260 1.465 50 11 42

CHỈ TIÊU ĐVT 2009 2010 2011 2012 2013

I. Tỉ lệ hộ nghèo % 3,95 3,38 2,70 2,07 1,31

(Theo chuẩn thành phố)

II. Giải quyết việc làm Người 11.315 12.867 10.986 11.799 11.389

III. Quản lý đối tượng diện chính

sách Người 1.283 1.312 1.316 1.303 1.252 - Có công với cách mạng " 241 233 225 225 212 - Thương binh " 462 508 502 510 531 - Liệt sĩ " 439 445 427 413 381 - Bệnh binh " 104 106 108 107 112 - Mất sức " 37 20 54 48 16

Một phần của tài liệu lao động và việc làm quận bình tân (thành phố hồ chí minh) (Trang 127 - 140)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)