Lao động và việc là mở Thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu lao động và việc làm quận bình tân (thành phố hồ chí minh) (Trang 50)

7. Cấu trúc luận văn

1.2.2. Lao động và việc là mở Thành phố Hồ Chí Minh

TP. HCM là thành phố đông dân nhất Việt Nam, quy mô dân số còn lớn hơn nhiều thủ đô ở châu Âu như Berlin (Cộng hòa Liên Bang Đức) hay Roma (Italia).

Theo số liệu thống kê năm 2013 dân số TP. HCM là 7.818.200 người, trong đó có 4.122.300 lao động chiếm hơn 52% tổng dân số, với 46,9% là lao động nữ.

Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm liên tục, nhưng tỉ lệ gia tăng cơ giới cao, cao hơn gấp đôi so với tỉ lệ tăng tự nhiên, hằng năm có hơn 2% dân nhập cư từ các tỉnh khác. Như vậy, trung bình mỗi năm TP. HCM có thêm khoảng 153 nghìn người lao động tại chỗ và có hơn 205 nghìn dân từ nơi khác về. Đây là nguồn lao động dồi dào cho TP. HCM nhưng cũng đã gây nên sức ép lớn cho xã hội về vấn đề lao động, giải quyết việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.

Bảng 1.7. Dân số và tỉ lệ gia tăng dân số Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2005 – 2013 Năm 2005 2009 2010 2011 2013 Dân số (người) 6.291.055 7.201.559 7.396.446 7.600.400 7.818.200 Tỉ lệ tăng tự nhiên (%) 1,144 1,037 1,035 1,032 1,02 Tỉ lệ tăng cơ học (%) 1,985 2,072 2,074 2,075 1.54 Nguồn [13]

Theo điều tra dân số và nhà ở năm 2004 và 2009 TP. HCM cho thấy: TP. HCM có cơ cấu dân số trẻ và đang có sự chuyển biến: độ tuổi 0 – 14 có 1.377.082 người, chiếm 19,23% có xu hướng giảm so với năm 2004 chiếm 19,38%, độ tuổi 15 – 59 tăng từ 74,01% năm 2004 lên 74,13% năm 2009 và có 5.310.020 người, độ tuổi trên 60 có chiều hướng tăng từ 6,61% năm 2004 lên 6,64% năm 2009. Trong đó nguồn lao động ở độ tuổi 15 – 34 năm 2009 có đến 3.097.556 người, chiếm 58,33% so với tổng lao động, đây chính là lực lượng lao động hiện tại và tương lai tương đối hùng hậu của TP.Hồ Chí Minh.

Chất lượng nguồn lao động của TP. HCM không ngừng thay đổi đóng góp đáng kể cho sự nghiệp phát triển kinh tế theo hướng CNH - HĐH của thành phố nói riêng và khu vực Đông Nam Bộ và của cả nước nói chung. Số lao động chưa qua đào tạo chuyên môn kĩ thuật giảm đáng kể từ 74,35% (năm 2009) đến 2013 chỉ còn 68,6% so với toàn lao động. Tỉ lệ lao động đã qua đào tạo ngày càng được nâng cao từ 25,64% (năm 2009) lên đến 31,4% (năm 2013) tăng 1,2 lần, đặc biệt trong đó số người có trình độ từ cao đẳng trở lên chiếm tới 20,4% (năm 2013); bên cạnh đó, người lao động TP.

HCM lại có kinh nghiệm trong sản xuất, tiếp thu khoa học kĩ thuật nhanh, lành nghề và tác phong công nghiệp cao dần nâng cao, thích ứng linh hoạt trong tiến trình CNH - HĐH ở TP. HCM.

Bảng 1.8. Dân số hoạt động kinh tế chia theo trình độ chuyên môn kĩ thuật

(Đơn vị: %)

Nguồn [13]

Từ sau khi hòa nhịp với sự đổi mới nền kinh tế đất nước thì lao động tại TP. HCM cũng có sự chuyển dịch theo hướng tích cực từ năm 2005 đến 2013: giảm tỉ lệ lao động trong khu vực nông – lâm – ngư nghiệp từ 5,43% xuống còn 2,58% và giảm tỉ lệ lao động trong khu vực công nghiệp – xây dựng từ 45,84% xuống còn 34,48%, tăng tỉ lệ lao động trong khu vực dịch vụ từ 48,73% lên đến 62,94%.

Bảng 1.9. Cơ cấu lao động trong ba khu vực kinh tế

(Đơn vị: người, %)

Chỉ tiêu 2005 2011 2013

Người % Người %

2.676.420 100 3.887.932 100 4.122.300 100

Nông - lâm –ngư 145.282 5,43 108.455 2,79 106.235 2,58

C/nghiệp – X/dựng 1.226.932 45,84 1,351,548 34,77 1.421.512 34,48

Dịch vụ 1.304.206 48,73 2.427.554 62,44 2.594.553 62,94

(Nguồn: Xử lí tổng hợp từ số liệu Thống kê TP. HCM)

Năm 2004 2009 2013

Tổng số 100,00 100,00 100,00

Chưa đào tạo chuyên môn kĩ thuật 85,91 74,35 68,6 Đã qua đào tạo 13,57 25,64 31,4

Sơ cấp nghề

3,52

5,92 7,6

Trung cấp nghề 2,20 3,4

Trung học chuyên nghiệp 1,14 2,54

Cao đẳng và đại học trở lên 8,91 14.98 20,4

Tóm lại, đại bộ phận người lao động được bố trí làm việc trong các đơn vị sản xuất kinh doanh. Cụ thể từ năm 2005 đến 2010 số người được giới thiệu việc làm không ngừng tăng lên từ 234.529 lượt người lên đến 291.581 lượt người, đến năm 2013, số người được giới thiệu việc làm đạt 154.800 lượt người. Để đạt được kết quả đó là nhờ thực hiện đường lối của Đảng và Nhà nước về chuyển đổi cơ bản chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN.

Bảng 1.10. Số người được giới thiệu việc làm trong độ tuổi lao động

(Đơn vị: người)

Năm 2005 2008 2009 2010 2011 2013

Số người được giới thiệu việc làm (lượt người) 234.529 277.837 289.627 291.561 292.100 293.200 + Việc làm ổn định 206.386 221.248 227.885 211.961 215.800 217.500 + Việc làm tạm thời 28.143 56.589 61.742 79.600 76.300 75.700 Nguồn [13]

Chính sự chuyển đổi này, đã hình thành quyền tự do lựa chọn làm việc của người lao động, còn người sử dụng lao động được tự do tuyển dụng lao động phù hợp với yêu cầu phát triển sản xuất kinh doanh. Vì vậy, công tác giải quyết việc làm trên địa bàn thành phố đã có những thuận lợi đáng kể từ năm 2005 đến năm 2010 số người được giới thiệu việc làm ngày càng tăng từ 234.529 (2005) đến 291.561 (2010), bên cạnh tỉ lệ thất nghiệp giảm xuống còn 6,13% (năm 2004), 5,50 % (năm 2007), 5,30 % (năm 2009), 4.73% (năm 2011), 4,9 % (2013) nhưng vẫn còn cao hơn tỉ lệ thất nghiệp trung bình của cả nước 2,22% (năm 2009). Dù sao kết quả giải quyết việc làm cũng là một thàng công to lớn đó là sự phối hợp chặt chẽ của các tổ chức, ban ngành đoàn thể cùng thực hiện chương trình giải quyết việc làm cho bộ đội xuất ngũ, lao động nghèo, lao động trí thức chưa có việc làm, cho thanh niên diện chính sách…. cùng với các chương trình đào tạo nghề, chương trình xuất khẩu lao động… đã góp phần giải quyết vấn đề nan giải lao động việc làm tại TP. HCM.

Tiểu kết chương 1

Tổng quan cơ sở lí luận và thực tiễn, ta có thể khẳng định: nguồn lao động là yếu tố không thể thiếu trong qua trình phát triển kinh tế xã hội của mọi quốc gia, cũng như từng địa phương, nhất là các nước đang phát triển, đang tiến trên công đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nắm bắt được tầm quan trọng đó, Việt Nam luôn chú ý ổn định dân số và lao động, nâng cao chất lượng và sử dụng hiệu quả nguồn lao động. Tuy nhiên, thực tiễn lao động Việt Nam và Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2004 – 2013 đã có nhiều chuyển biến tích cực, song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của công cuộc CNH – HĐH đất nước. Để phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng lao động một khách quan thì cần dựa vào các tiêu chí đánh giá chủ yếu như năng suất lao động, cơ cấu lao động, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn…để rút ra những mặt mạnh, mặt yếu, tồn tại, hạn chế, thách thức về lao động, việc làm của một quận cụ thể - quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh.

Chương 2

THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM QUẬN BÌNH TÂN, TP HỒ CHÍ MINH 2.1. Khái quát về lao động, việc làm quận Bình Tân

Thành phố Hồ Chí Minh (tên cũ là Sài Gòn) là thành phố đông dân nhất cả nước, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hoá, giáo dục quan trọng của Việt Nam. Về diện tích tự nhiên, Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị lớn thứ nhì Việt Nam (sau khi thủ đô Hà Nội được mở rộng, năm 2008). Hiện nay, Thành phố Hồ Chí Minh và thủ đô Hà Nội là đô thị đặc biệt của Việt Nam.

Vùng đất này ban đầu có tên gọi là Prey Nokor, sau đó thành phố sau đó hình thành nhờ công cuộc khai phá miền Nam của nhà Nguyễn. Năm 1698, nhà Nguyễn phái Nguyễn Hữu Cảnh vào lập phủ Gia Định, đánh dấu sự ra đời thành phố. Khi người Pháp xâm lược và đô hộ Đông Dương để phục vụ công cuộc khai thác thuộc địa, thành phố Sài Gòn được thành lập và nhanh chóng phát triển, trở thành một trong hai đô thị quan trọng nhất Việt Nam, được mệnh danh Hòn ngọc Viễn Đông hay Paris Phương Đông. Sài Gòn là thủ phủ của Đông Dương giai đoạn 1887-1901. Năm 1954, Sài Gòn trở thành thủ đô của Việt Nam Cộng Hoà. Kể từ đó, thành phố hoa lệ này trở thành một trong những đô thị quan trọng của vùng Đông Nam Á. Sau khi Việt Nam Cộng hoà sụp đổ ngày 30-4-1975, lãnh thổ Việt Nam được hoàn toàn thống nhất. Ngày 2-7-1976 , Quốc hội nước Việt Nam thống nhất quyết định đổi tên Sài Gòn thành "Thành phố Hồ Chí Minh", theo tên vị Chủ tịch nước đầu tiên khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, ngày nay là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Bảng 2.1. Diện tích, dân số các quận, huyện TP. HCM

Các quận Diện tích (km2) Dân số 2013 (người) Mật độ (người/km2)

1 7,73 197.421 25.540 2 49,74 140.436 2.823 3 4,92 193.206 39.270 4 4,18 185.808 44.452 5 4,27 176.336 41.296 6 7,19 266.121 37.013 7 35,69 280.743 7.866 8 19,18 430.942 22.468 9 114 284.473 2.495 10 5,72 239.180 41.815 11 5,14 227.860 44.331 12 52,78 489.511 9.275 Gò Vấp 19,74 604.143 30.605 Tân Bình 22,38 443.061 19.797 Tân Phú 16,06 448.584 27.932 Bình Thạnh 20,76 482.833 23.258 Phú Nhuận 4,88 180.456 36.979 Thủ Đức 47,76 507.650 10.629 Bình Tân 51,88 655.244 12.628 Củ Chi 434,50 383.981 884 Hóc Môn 109,18 408.683 3.743 Bình Chánh 252,69 514.242 2.035 Nhà Bè 100,41 126.062 1.255 Cần Giờ 704,22 72.776 103 Các quận so với TP.HCM 23,58% 81,04% 343,64% Nguồn [13]

Khu vực nội thành thành TP. Hồ Chí Minh gồm 19 quận: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, Gò Vấp, Tân Bình, Tân Phú, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Thủ Đức và Bình Tân. Các quận có tổng diện tích tự nhiên là 494,01 km2, chiếm 23,58% diện tích tự nhiên toàn thành phố (2.095,01 km2

). Dân số các quận nội thành năm 2013 là 6.434.008 người, chiếm 81,04 % dân số toàn thành phố, mật độ dân cư bình quân nội thành 13.024 người/ km2, gần 3,5 lần mật độ dân cư bình quân của TP.HCM là 3790 người/ km2

Bảng 2.2. Dân số các quận nội thành TP.HCM qua các năm Các quận 2005 2010 2013 Tốc độ tăng BQ % 2005- 2010 2010- 2013 2005- 2013 Tổng số 5.240.516 6.060.202 6.434.008 15,64 6,17 22,77 1 199.899 187.435 197.421 -6,24 5,33 -1,24 2 126.084 140.621 140.436 11,53 -0,13 11,38 3 199.297 188.945 193.206 -5,19 2,26 -3,06 4 185.268 183.261 185.808 -1,08 1,39 0,29 5 192.157 174.154 176.336 -9,37 1,25 -8,23 6 243.416 253.474 266.121 4,13 4,99 9,33 7 163.608 274.828 280.743 67,98 2,15 71,59 8 366.251 418.961 430.942 14,39 2,86 17,66 9 207.696 263.485 284.473 26,86 7,97 36,97 10 235.370 232.451 239.180 -1,24 2,89 1,62 11 225.908 232.536 227.860 2,93 -2,01 0,86 12 299.306 427.083 489.511 42,69 14,62 63,55 Gò Vấp 468.468 548.145 604.143 17,01 10,22 28,96 Tân Bình 394.281 430.437 443.061 9,17 2,93 12,37 Tân Phú 372.519 407.924 448.584 9,50 9,97 20,42 Bình Thạnh 435.300 470.054 482.833 7,98 2,72 10,92 Phú Nhuận 175.716 175.175 180.456 -0,31 3,01 2,70 Thủ Đức 346.329 455.899 507.650 31,64 11,35 46,58 Bình Tân 403.643 595.334 655.244 47,49 10,06 62,33 Xử lí từ nguồn [13]

Bình Tân là một trong hai quận có diện tích lớn nhất thành phố (Quận 12, Bình Tân) và là một trong ba quận có tốc độ tăng trưởng dân số lớn nhất (Quận 7, Quận 12, Bình Tân).

Quận Bình Tân là quận mới được thành lập bao gồm 10 phường theo nghị định 130/2003/NĐ-CP ngày 05/11/2003 của Chính phủ, từ thị trấn An Lạc, xã Bình Hưng Hoà, xã Bình Trị Đông và xã Tân Tạo của huyện Bình Chánh trước đây. Phía Bắc: giáp Quận 12, huyện Hóc Môn. Phía Nam: giáp Quận 8, xã Tân Kiên, xã Tân Nhựt (huyện Bình Chánh). Phía Đông: giáp quận Tân Phú, Quận 6, Quận 8. Phía Tây: giáp

xã Vĩnh Lộc A, xã Vĩnh Lộc B, xã Lê Minh Xuân (huyện Bình Chánh). . . Diện tích tự nhiên toàn huyện là: 51,88 km2, dân số 655.244 người, lao động

490.157 người (2013). Khi mới thành lập quận gồm 10 phường : An Lạc, An Lạc A, Tân Tạo, Tân Tạo A, Bình Trị Đông, Bình Trị Đông A, Bình Trị Đông B, Bình Hưng

Hoà, Bình Hưng Hoà A, Bình Hưng Hoà B, 92 khu phố, 1.715 tổ dân phố. Đến năm 2013, cơ cấu hành chính được sắp xếp lại vẫn là 10 phường với 130 khu phố, 1.597 tổ dân phố. Với dân số đông đức và nguồn lao động dồi dào, có thể nói quận Bình Tân là một quận có nhiều lợi thế để xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội.

Quận Bình Tân cách trung tâm thành phố 10km về phía Tây có lợi thế về vị trí trong việc giao lưu với các quận huyện trong khu vực thành phố, với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Với vị trí địa lí khá thuận lợi, kinh tế quận đã phát triển khá mạnh với cơ cấu kinh tế: thương mại - dịch vụ, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp giữ vai trò chủ đạo. Trong 10 năm, tổng doanh thu thương mại – dịch vụ đạt 122.618,61 tỉ đồng (giá cố định 1994), với tốc độ tăng trưởng bình quân 39,35%, giai đoạn 2004-2009 tăng bình quân 40,28%, từ 2010 đến 2013 tăng bình quân 39%/năm. Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp giữ vai trò chủ đạo, tổng giá trị đạt 50.876,122 tỉ đồng (giá cố định 1994), tốc độ tăng trưởng bình quân 27,15%/năm, giai đoạn 2004 – 2009 tăng bình quân 30,85%, từ 2010 đến 2013 tăng bình quân 26%/năm. Nông nghiệp giảm đáng kê, tổng giá trị sản phẩm đạt 355,582 tỉ đồng (giá cố định 1994), tốc độg tăng trưởng bình quân 2,75%/năm, giai đoạn 2004-2009 tăng bình quân 4,05%, từ năm 2010 đến 2013 tăng bình quân từ 1% đến 2%/năm. Cho đến năm 2013, cơ cấu kinh tế của quận: công nghiệp –xây dựng 60,54%, thương mại – dịch vụ 39,32%, nông nghiệp – thuỷ sản 0,14%.

Trong những năm gần đây tốc độ đô thi hoá diễn ra khá nhanh, có phường hầu như không còn đất nông nghiệp. Hiện nay nhiều mặt kinh tế-xã hội của quận phát triển nhanh theo hướng đô thị. Trên địa bàn quận Bình Tân hiện có hai khu công nghiệp do ban quản lí các khu công nghiệp thành phố quản lí là khu công ngiệp Tân Tạo và khu công nghiệp Vĩnh Lộc (Văn phòng BQL đặt tại phường Bình Hưng Hoà). Riêng khu công nghiệp giày da POUYUEN là khu công nghiệp 100% vốn nước ngoài chuyên sản xuất giày da, diện tích 58 ha.

Tỉ lệ:1:700.000

Từ 2003 đến nay, quận Bình Tân đã thực hiện những chủ trương, chính sách phù hợp và đạt hiệu quả như: xây dựng các trung tâm đào tạo công nhân kĩ thuật, giải quyết việc làm, thực hiện chăm lo đời sống nhân dân, xây dựng các khu đô thị mới, tăng cường đầu tư. Xây đưng cơ sở hạ tầng, thực hiện chính sách trải thảm đỏ, mời gọi đầu tư và chính sách thu hút nhân tài… các chủ trương, chính sách này là một trong những yếu tố quan trọng giúp quận Bình Tân ngày càng phát triển.

2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến lao động và việc làm ở quận Bình Tân

2.2.1. Vị trí và phạm vi lãnh thổ

Quận Bình Tân nằm ở cửa ngõ phía Tây của thành phố, có quốc lộ 1A chạy ngang qua vành ngoài của thành phố. Song song quốc lộ 1A là tuyến đường Hồng Bàng - Hùng Vương đi các quận nội thành. Bến xe Miền Tây là bến xe chính đi các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Do vị trí gần trung tâm TP. HCM nên thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, dân cư lao động… chuyển dịch cơ cấu lao động việc làm của dân cư và đô thị hoá nhanh.

2.2.2. Các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến lao động, việc làm

2.2.2.1 Địa chất, địa hình

Địa chất quận Bình Tân chủ yếu là các trầm tích trẻ (tuổi Holoxen) nên nền địa chất tương đối yếu, dễ bị sụt lún nếu xây dựng công trình không đảm bảo nền móng vững chắc.

Địa hình quận Bình Tân thấp dần theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, được chia làm hai phần:

Phần 1: phần cao có dạng địa hình bào mòn sinh tụ, độ cao từ 3 - 4m, độ dốc 0-

Một phần của tài liệu lao động và việc làm quận bình tân (thành phố hồ chí minh) (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)