Các nhân tố ảnh hưởng đến lao động, việc làm

Một phần của tài liệu lao động và việc làm quận bình tân (thành phố hồ chí minh) (Trang 37 - 48)

7. Cấu trúc luận văn

1.1.4.Các nhân tố ảnh hưởng đến lao động, việc làm

1.1.4.1. Vị trí địa lí của lãnh thổ

*Vị trí địa lí tự nhiênlà yếu tố chi phối các điều kiện tự nhiên của lãnh thổ, có ảnh hưởng tới sự cư trú và sản xuất của con người. Sự ảnh hưởng đó có thể thấy thông qua các yếu tố địa hình, khí hậu, đất đai, nguồn nước, sinh vật, khoáng sản…

*Vị trí địa lí kinh tế có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của lãnh thổ, ảnh hưởng đến sự phân bố và cơ cấu dân cư, lao động. Một lãnh thổ có vị trí thuận lợi cho giao lưu kinh tế cùng với đường lối phát triển kinh tế - xã hội đúng đắn, lợi thế về vi trí địa lí sẽ được tận dụng để phát triển, hình thành đội ngủ lao động có trình độ cao, lao động công nghiệp dịch vụ chiếm ưu thế.

1.1.4.2. Các nhân tố tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

*Địa hình ảnh hưởng đến việc cư trú , đi lại của con người, chi phối phương thức

canh tác cũng như năng suất của đất đai. Dân cư và lao động thường tập trung động ở những vùng có địa hình bằng phẳng như các đồng bằng, bồn địa và thung lũng miền núi để thuận tiện cho sản xuất vả sinh hoạt, càng lên cao dân cư càng thưa thớt.

Vùng địa hình cao thường là nơi khai thác kinh tế, liên quan đến sự di cư của lao động nam nhiều hơn lao động nữ, trong cơ cấu lao động theo giới, nam nhiều hơn nữ.

*Khí hậu chi phối mọi hoạt động sản xuất nhất là nông – lâm – ngư nghiệp, ảnh

hưởng tới sinh hoạt của dân cư và lao động. Vùng nhiệt đới ánh sang nhiều, nhiệt độ cao, cây trồng vật nuôi sinh trưởng nhanh, năng suất cao, nuôi sống nhiều người nên đây cũng là nơi tập trung đông dân cư và lao động. Về mặt sinh học, con người vùng nhiệt đới có khả năng sinh đẻ lớn hơn vùng ôn đới và hàn đới nên mức sinh ở các nước nhiệt đới cũng thường cao hơn, nhất là ở những nước nghèo, lạc hậu, làm cho mức gia tăng về dân số và lao động lớn.

*Diễn biến mùa khí hậu góp phần hình thành tập quán canh tác, sinh hoạt và kinh nghiệm sản xuất ở từng địa phương. Khí hậu mùa đông ở miền Bắc nước ta với sự xen kẽ các đợt gió mùa đông bắc làm thời tiết luôn luôn thay đổi, chi phối lịch thời vụ gieo trồng. Rét đậm kéo dài làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây trồng vật nuôi. Ở Đà Lạt và Sa Pa có khí hậu thuận lợi cho các loại rau phát triển và là vùng trồng rau xanh cung cấp cho cả nước.

*Đất đailà yếu tố sản xuất quan trọng của nông nghiệp, mọi hoạt động kinh tế - xã

hội cần có đất đai. Sự tập trung dân cư và lao động đông đúc trước tiên là những vùng đất đai màu mỡ, thuận lợi cho canh tác cây lương thực, thực phẩm. Sự chuyển dịch dân cư - lao động sang các lĩnh vực phi nông nghiệp đều phải dựa vào nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm. Mọi sản xuất công nghiệp, dịch vụ đều cần có đất đai. Do diện tích đất đai cò hạn, người ta phải nâng cao hiệu quả sử dụng đất bằng cách đầu tư thêm lao động, vốn, kĩ thuật trên một đơn vị diện tích để tăng sản phẩm.

*Nguồn nước cần thiết cho sự sống của mọi sinh vật, cần thiết cho hoạt động của

nông nghiệp. Sự phân bố lao động chịu ảnh hưởng gián tiếp của nguồn nước, vùng khô hạn không đủ nước cho cây trồng thì dân cư lao động cũng thưa thớt. Trái lại, nơi có nguồn nước phong phú thuận lợi cho các hoạt động sản xuất, nguồn lao động tập trung đông đúc. Bất kì ngành công nghiệp nào cũng cần có nước. Bởi vậy, các nhà máy công nghiệp thường được phân bố trên những sông lớn và lao động công nghiệp cũng được phân bố theo đó.

*Khoáng sản là nguyên liệu của công nghiệp. Sự phân bố khoáng sản ảnh hưởng

đến sự phân bố công nghiệp ( đặc biệt là công nghiệp khai thác ) và lao động công nghiệp. Công nghiệp khai khoáng đòi hỏi sức khỏe tốt và ở mức độ nhất định cần tới trình độ văn hóa, chuyên môn kĩ thuật nên vùng công nghiệp khai khoáng thường có kết cấu lao động nam nhiều hơn nữ và tỉ lệ lao động có chuyên môn kĩ thuật cao.

*Sinh vậtlà nhân tố quan trọng tạo nên sự cân bằng sinh thái. Rừng có vai trò điều hòa khí hậu, duy trì mực nước ngầm, hạn chế lũ lụt, giảm bớt hạn hán, làm trong sạch môi trường sống.

Hiện tượng thiện tai lũ lụt ở Việt Nam ngày càng nhiều, đây là hậu quả của sự tàn phá rừng đầu nguồn, tập quán du canh du cư của đồng bào dân tộc thiểu số, của sự

khai hoang bừa bãi không khoa học. Điều đó có ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống vả các hoạt động sản xuất.

Cây xanh đã giúp con người giảm bớt sự ô nhiễm không khí do sự phát triển công nghiệp, đô thị và các phương tiện giao thông. Sự săn bắt triệt để các sinh vật tự nhiên trên đồng ruộng làm cho cân bằng sinh thái bị phá vỡ,sâu bệnh phát triển phá hoại cây trồng vật nuôi. Cần phải duy trì các sinh vật tự nhiên, bảo vệ rừng đầu nguồn để giữ cân bằng sinh thái.

1.1.4.3. Các nhân tố kinh tế - xã hội

* Dân số với nguồn lao động

Dân số quyết định tới quy mô và chất lượng nguồn lao động.

- Tăng tự nhiên và quy mô nguồn lao động

Nguồn lao động là một bộ phận quan trọng của dân số. Sự gia tăng dân số quyết định mức gia tăng lao động trong tương lai (sau 15 đến 25 năm). Những nước có mức gia tăng dân số cao cũng có mức gia tăng nguồn lao động cao. Nguồn lao động phát triển nhanh về số lượng nhưng yếu về sức khỏe và thể lực, kém về trình độ văn hóa, chuyên môn kĩ thuật làm cho năng suất lao động thấp, thu nhập bình quân đầu người thấp, kinh tế chậm phát triển, nhiều lao động không có việc làm.

Những nước có gia tăng dân số thấp và ổn định thì mức gia tăng lao động cũng thấp và ổn định, tỉ lệ lao động trong dân số cao, tổng sản phẩm xã hội lớn,thu nhập bình quân đầu người cao, tạo thuận lợi cho sự tích lũy vốn đầu tư mở rộng sản xuất và đào tạo đội ngũ lao động có trình độ cao.

Một số nước có gia tăng dân số quá thấp hoặc âm làm cho quy mô dân số và lao động có nguy cơ bị suy giảm, đội ngũ lao động có nguy cơ bị suy giảm, đội ngũ lao động ở đây có trình độ cao song lại thiếu nguồn bổ sung lao động trẻ.

Khi mức gia tăng dân số cao, thu nhập quốc dân dành cho tiêu dùng và đầu tư vào các phúc lợi công cộng phục vụ cho dân số đó sẽ tăng lên, thu nhập đầu tư cho tái sản xuất và tái sản xuất mở rộng giảm đi, dẫn tới khó khăn cho mở rộng đầu tư việc làm. Điều đó ảnh hưởng tới số lượng và chất lượng của lực lượng lao động.

Ngược lại, quy mô lực lượng lao động lớn, nhất là số người trong dộ tuổi lao động chiếm tỉ lệ cao trong dân số, dẫn tới quy mô dân số đặt biệt là dân số nữ trong độ tuổi

sinh đẻ lớn. Với cơ cấu dân số đó, đặc trưng về trình độ học vấn và trình độ nghề nghiệp của lực lượng lao động thường thấp dẫn đến việc kiểm soát hành vi đẻ còn hạn chế, mức sinh cao.

- Gia tăng cơ học và quy mô lực lượng lao động (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo quy luật chung, người dân di chuyển từ nơi có mức sống thấp sang nơi có mức sống cao ; từ nơi có ít cơ hội kiếm được việc làm sang nơi có nhiều cơ hội kiếm được việc làm hoặc việc làm có thu nhập cao. Như vậy dòng di dân với các đặc trưng trên sẽ làm tăng quy mô lực lượng lao động nơi nhập cư và giảm quy mô lao động nơi xuất cư.

Nơi nhập cư: nếu bộ phận lực lượng lao động nhập cư có trình độ văn hóa và trình

độ nghề nghiệp thấp thì khó có thể tham gia vào khu vực kinh tế hiện đại, chỉ tham gia vào khu vực kinh tế truyền thống, hoặc không tìm được việc làm, từ đó tạo thêm gánh nặng thất nghiệp cho những nơi nhập cư.

Nơi xuất cư: Ở mức nào đó, việc xuất cư sẽ làm giảm bớt sự tập trung dân số, giảm

được số người thất nghiệp trong lực lượng lao động. Nhưng nếu bộ phận lực lượng lao động có trình độ nghề nghiệp và học vấn cao tham gia xuất cư thì sẽ mất đi bộ phận tinh túy nhất của nguồn lao động. Đó cũng là một trong những trở ngại lớn cho sự phát triển kinh tế xã hội của nơi xuất cư.

Ngược lại với quy mô lực lượng lao động lớn, sự phát triển kinh tế xã hội không đủ việc làm cho người lao động nên dẫn tời hiện tượng thừa lao động, chủ yếu là những lao động có trình độ học vấn và trình độ nghề nghiệp thấp, khiến học phải di chuyển tới những nơi có cơ hội kiếm được việc làm. Đồng thời khi quy mô lực lượng lao động lớn, việc tạo ra nhiều việc làm sẽ gây khó khăn cho áp dụng tiến bộ công nghệ kĩ thuật. Điều đó khiến cho bộ phận lực lượng lao động có trình độ học vấn và nghề nghiệp cao sẽ tìm mọi cách di chuyển đến những nơi có tiến bộ công nghệ cao phù hợp với năng lực của họ.

- Cơ cấu dân số và cơ cấu lực lượng lao động

*Cơ cấu dân số trẻ: Dân số dưới độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ cao đã dẫn đến việc

và đào tạo lại lao động, cho chuyển giao công nghệ, cho phát triển sản xuất thấp. Cơ cấu lực lượng lao động sẽ được thể hiện như sau:

Theo trình độ nghề nghiệp, cơ cấu lực lượng lao động bao gồm: lao động được đào tạo nghề chiếm tỉ lệ thấp và lao động không được đào tạo nghề chiếm tỉ lệ cao.

Theo khu vực sản xuất, cơ cấu lực lượng lao động bao gồm: lực lượng lao động ở khu vực sản xuất nông nghiệp chiếm tỉ lệ cao và lực lượng lao động ở khu vực công nghiệp và dịch vụ chiếm tỉ lệ thấp. Với cơ cấu dân số trẻ, nền kinh tế thường phải tập trung vào khu vực sản xuất nông nghiệp để đảm bảo lương thực cho dân số đông và ít có điều kiện đầu tư vốn vào công nghiệp và dịch vụ. Điều đó dẫn tới hiện tượng thiếu việc làm, thất nghiệp phổ biến trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.

*Cơ cấu dân số già: có ảnh hưởng nhất định đến cơ cấu lực lượng lao động. Nếu tỉ

lệ người già quá đông thì dân số tham gia vào lực lượng lao động thấp, một bộ phận lớn dân số không hoạt động kinh tế sẽ tăng them gánh nặng cho lực lượng lao động. Một bộ phận lớn lao động sẽ phải tham gia vào khu vực dịch vu an sinh xã hội cho người cao tuổi, không thể đóng góp vào mức tăng trưởng kinh tế.

*Cơ cấu dân số hợp lí: Nếu cơ cấu dân số phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội

thì đầu tư cho phát triển nguồn lao động tương lai và hiện tại thuận lợi hơn. Cơ cấu của lực lượng lao động có những đặc trưng: tỉ lệ lao động có chuyên môn kĩ thuật cao chiếm phần lớn, tỉ lệ lao động có việc làm cao, thất nghiệp thấp.

*Cơ cấu giới tính của dân sốsẽ có ảnh hưởng đến tỉ lệ tham gia lao động của nữ.

Khi phụ nữ quyết định tham gia hay không tham gia lực lượng lao động, cung lao động sẽ tăng lên hay giảm xuống vì tỉ lệ tham gia lực lượng lao động của nam giới có xu hướng ổn định trong một khoảng tuổi dài.

- Phân bố dân cư và phân bố lực lượng lao động

Nếu phân bố dân cư bất hợp lí với điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội thì sức ép lao động việc làm cao. Lao động không gắn với phân bố tài nguyên, với đối tượng lao động, với cơ sở vật chất kĩ thuật khiến cho vấn đề tạo việc làm trở nên khó khăn, dẫn tới mức sống thấp, cuộc sống nghèo đói. Đó là nguyên nhân làm cho mức sinh cao, mức di dân cao và sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc phân bố lực lược lao động.

Nếu phân bố dân cư hợp lí thì sẽ phát huy được các yếu tố tích cực của sản xuất và phát triển như tài nguyên, con người, vốn… Cơ hội kiếm việc làm nhiều, thu nhập cao. Có điều kiện đầu tư phát triển sản xuất, phát triển nguồn nhân lực.

- Chất lượng dân số với chất lượng lực lượng lao động

Chất lượng dân số là nói về chất lượng của toàn bộ dân số, từ những người dưới tuổi lao động, những người trong độ tuổi lao động đến những người trên độ tuổi lao động. Chất lượng của dân số dưới tuổi lao động sẽ có ảnh hưởng nhất định đến chất lượng lao động trong tương lai vì sau 10-15 năm nữa họ sẽ bước vào tuổi lao động. Chất lượng của những dân số trong độ tuổi lao động là chất lượng của nguồn lao động hiện tại. Nếu chất lượng của nguồn lao động cao thì tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư, chăm sóc nhóm dân số dưới tuổi lao động, làm cho chất lượng nguồn lao động tương lai cao. Trình độ học vấn của trẻ em là thể hiện chất lượng nguồn lao động trong tương lai và chịu ảnh hưởng rất lớn bởi trình độ học vấn của bố mẹ.

*Lịch sử khai thác lãnh thổ

Những vùng có lịch sử khai thác lau đời thường là những vùng đông dân, lực lượng lao động dồi dào. Đó thường là những vùng thiên nhiên ưu đãi, đất đai phì nhiêu, giao thông thuận tiện, chủ yếu là các đồng bằng châu thổ như các đồng bằng vùng Châu Á gió mùa với truyền thống trồng lúa nước cần nhiều lao động và nuôi sống được số dân đông, hoặc là những nơi phân bố tập trung khoán sản để khai thác; hoặc là những nơi có vị trí thuận lợi cho buôn bán, sớm hình thành những trung tâm thương mại.. Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là những thành phố có lịch sử hình thành lâu đời, cơ sở hạ tầng khá phát triển, tập trung đông dân cư và lao động, đội ngũ lao động có trình độ cao, nơi tập trung đông đảo các nhà khoa học.

*Cơ sờ hạ tầng

Ở đâu có cơ sở hạ tầng phát triển, ở đ1o có nền kinh tế thịnh vượng, dân cư lao động tập trung đông. Giao thông vận tải, thông tin liên lạc là những yêu tố quan trọng hàng đầu trong cơ sở hạ tầng. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường, nó đảm bảo thông tin nhanh nhạy, lưu thông hàng hóa kịp thời.

Muốn phân bố lại lực lượng lao động trên lãnh thổ, phải quan tâm xây dựng cơ sở hạ tầng, trước hết là đường giao thông mạng lưới thông tin, nhà ở, sau nữa là trường

học, trạm y tế, điện, nước,…Những vùng đồng bằng, những thành phố tập trung đông người do cơ sở hạ tầng ở đó phát triển thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt.

Cơ sở hạ tầng phát triển tạo điều kiện cho mở mang sản xuất và dịch vụ làm cho dân số hoạt động tăng.

*Đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quyết định xu thế phát triển và sử dụng nguồn lao động. Dường lối đổi mới, phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần với các chính sách hợp lí thu hút vốn đầu tư nước ngoài, nguồn vốn của các tổ chức và cá nhân trong nước đưa vào sản xuất, tận dụng được tiềm năng lao động. Các chính sách tạo được sự công bằng xã hội như khuyến nông, xóa đói, giảm nghèo… tạo cơ hội cho nông dân, những người nghèo có vốn sản

Một phần của tài liệu lao động và việc làm quận bình tân (thành phố hồ chí minh) (Trang 37 - 48)