Mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của TP.Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu lao động và việc làm quận bình tân (thành phố hồ chí minh) (Trang 102 - 105)

7. Cấu trúc luận văn

3.1.1. Mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của TP.Hồ Chí Minh

Mục tiêu phát triển kinh tế

TP. HCM tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến 2020 theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh. Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm cao hơn 1,5 lần mức tăng trưởng bình quân của cả nước; giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế, giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường. Tiến hành tái cấu trúc nền kinh tế Thành phố, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế từ phát triển theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu, từ chủ yếu phát triển dựa vào tăng vốn đầu tư, sang tăng giá trị gia tăng chuyển từ sử dụng nhiều lao động giản đơn sang sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm phát triển sản xuất dựa trên yếu tố năng suất trên cơ sở áp dụng tiến bộ khoa học - công nghệ.

Đưa ngành dịch vụ giữ vai trò chủ đạo trong cơ cấu kinh tế TP. HCM, trong đó tập trung phát triển 9 nhóm ngành chất lượng cao như tài chính - tín dụng - ngân hàng - bảo hiểm; thương mại; vận tải, kho bãi, dịch vụ cảng - hậu cần hàng hải và xuất nhập khẩu; bưu chính - viễn thông và công nghệ thông tin - truyền thông; kinh doanh tài sản - bất động sản; dịch vụ thông tin tư vấn, khoa học - công nghệ; du lịch; y tế; giáo dục - đào tạo. Bảo đảm khu vực dịch vụ có tốc độ tăng trưởng và tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu kinh tế của Thành phố.

Ngành công nghiệp vẫn là ngành chiếm tỉ trọng lớn, trong đó ưu tiên phát triển các ngành có hàm lượng khoa học công nghệ và giá trị gia tăng cao: Cơ khí, điện tử - công nghệ thông tin, hoá dược - cao su, chế biến tinh lương thực thực phẩm và các ngành công nghệ sinh học, công nghiệp sạch, tiết kiệm năng lượng, công nghiệp phụ trợ.

Đầu tư hiện đại hoá ngành xây dựng, sử dụng vật liệu mới, ứng dụng công nghệ xây dựng hiện đại; nâng cao tốc độ tăng trưởng ngành xây dựng cao hơn tốc độ tăng trưởng các ngành công nghiệp. Bên cạnh đó, Thành phố tiếp tục củng cố các ngành công nghiệp truyền thống như dệt may da giày… đi vào giai đoạn phát triển chiều sâu, đáp ứng nhu cầu nội địa và đẩy mạnh thị trường xuất khẩu. Nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư trong quá trình CNH-HĐH và đô thị hoá.

Song song với việc thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp và dịch vụ, Thành phố vẫn quan tâm đầu tư cho nông nghiệp với chương trình phát triển nông nghiệp đô thị hiện đại, hiệu quả và phát triển bền vững; Trong nông nghiệp tăng cường ứng dụng công nghệ sinh học, công tác dự báo, tập trung sản xuất giống cây trồng, giống vật nuôi, rau an toàn, cây kiểng, cá kiểng; tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện chiến lược biển; chỉ đạo xây dựng mô hình nông thôn mới văn minh, giàu đẹp.

Thành phố đẩy mạnh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH – HĐH: Tăng tỉ trọng dịch vụ - công nghiệp, giảm tỉ trọng nông nghiệp.

Dự kiến: Đến năm 2015, đạt:

- Tốc độ tăng trưởng GDPbình quân hàng năm 12%. Trong đó:

+ Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng của ngành dịch vụ bình quân 13%/năm. + Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng của ngành công nghiệp bình quân 11%/năm. + Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng của ngành nông nghiệp bình quân 5%/năm. Đến năm 2015 và 2020

Bảng 3.1. Cơ cấu kinh tế dự báo đến năm 2015 và 2020

Cơ cấu kinh tế năm 2015 Cơ cấu kinh tế năm 2020

Công nghiệp 57,0 60,5

Dịch vụ 42,0 39,1

Nông nghiệp 1,0 0,4

Nguồn : Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ TPHCM lần thứ IX, nhiệm kì 2010-2015

Để đạt được mục tiêu phát triển KTXH đến năm 2020, Thành phố đã và đang đẩy mạnh đầu tư các chương trình trọng điểm như “Chương trình tái cấu trúc nền kinh tế, chương trình xây dựng nông thôn mới, chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân

lực phục vụ yêu cầu CNH – HĐH, chương trình hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa….”

Thành phố tiến hành chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế từ phát triển theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu, từ chủ yếu phát triển dựa vào tăng vốn đầu tư, sử dụng nhiều lao động giản đơn sang phát triển dựa trên yếu tố năng suất tổng hợp, tiến bộ khoa học - công nghệ, do đó, nguồn nhân lực chất lượng cao cần tăng cường đào tạo nghề và đào tạo khả năng quản lí.

Thành phố vẫn là địa bàn thu hút các tập đoàn kinh tế trong và ngoài nước, nơi hội tụ của giới kinh doanh, từng bước trở thành trung tâm tài chính, thương mại của khu vực Đông Nam Á.

Với mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội hướng vào các ngành có hàm lượng khoa học công nghệ cao, điều đó đòi hỏi nâng cao chất lượng nguồn lao động qua đào tạo chuyên môn kĩ thuật cao.

Mục tiêu phát triển xã hội

Với mục tiêu đưa TP. HCM thành một trung tâm lớn về giáo dục đào tạo chất lượng cao của cả nước và khu vực Đông Nam Á, một thành phố xã hội chủ nghĩa văn minh, hiện đại kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội. Thành phố sẽ tiếp tục là nơi tập trung các cơ sở đào tạo chất lượng cao trong nước và quốc tế, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ngang tầm với các nước trong khu vực, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của người lao động; tiếp tục giới thiệu việc làm và tạo nhiều việc làm cho người lao động; tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu lao động…hợp lí hoá cơ cấu đào tạo, xây dựng và phát triển nguồn nhân lực trình độ cao; chú trọng công tác đào tạo nghề, từng bước nâng cao trình độ lao động có chuyên môn kĩ thuật cao.

Cùng với các chương trình đề án trọng điểm: Chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong quá trình CNH-HĐH đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng nguồn lao động.

Cụ thể:

+ Hàng năm tạo việc làm mới trên 120.000 người.

+ Cuối năm 2015, tỉ lệ lao động đã qua đào tạo nghề đạt 70% trên tổng số lao động làm việc.

+ Tỉ lệ hộ nghèo theo tiêu chí thu nhập 12 triệu đồng/người/năm đến cuối năm 2015 cơ bản hoàn thành (còn dưới 2%).

+ Tổ chức tìm việc làm mới cho công nhân – lao động mất việc làm do ảnh hưởng suy thoái kinh tế thế giới.

+ Mở rộng hoạt động Quỹ trợ vốn tự tạo việc làm CEP, giúp cho hộ gia đình phát triển kinh tế phụ.

- Đến cuối năm 2020, GDP bình quân trên đầu người đạt từ 8.430 - 8.822 USD, đến năm 2025 đạt từ 13.340 – 14.285 USD. GDP bình quân thời kì 2011 - 2020 cao hơn 1,5 lần mức tăng trưởng bình quân của cả nước.

- Quy mô dân số thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 đạt 9,2 triệu người và

đến năm 2025 đạt 10 triệu người (không kể khách vãng lai và người tạm trú dưới 06 tháng).

- Giảm hộ nghèo, tăng hộ khá, phấn đấu đến năm 2020 Thành phố Hồ Chí Minh không còn hộ nghèo và cơ bản không còn hộ cận nghèo theo chuẩn có thu nhập bình quân 16 triệu đồng/người/năm.

- Lao động, việc làm: tỉ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2015 đạt 70%, năm

2020 đạt 85% và năm 2025 đạt 90%. Giải quyết việc làm, đến năm 2020 hàng năm sẽ tạo ra 125.000 chỗ làm việc mới và năm 2025 hàng năm tạo ra 130.000 chỗ làm việc mới.

- Nâng cao chất lượng dịch vụ y tế: số bác sĩ trên 10.000 dân đến năm 2015 đạt 15 bác sĩ, đến năm 2020 đạt 20 bác sĩ và đến năm 2025 đạt 20 - 25 bác sĩ.

- Giáo dục - đào tạo: tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo; hoàn thiện cơ sở vật chất, mạng lưới trường, lớp, đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí, đổi mới một cách căn bản và toàn diện nội dung và phương thức giáo dục; đẩy mạnh xã hội hoá và liên kết quốc tế, huy động mọi nguồn lực vào việc đầu tư cho ngành giáo dục và đào tạo; phấn đấu đến năm 2020 xây dựng Thành phố thành một trung tâm lớn về giáo dục - đào tạo chất lượng cao của cả nước và khu vực Đông Nam Á.

Một phần của tài liệu lao động và việc làm quận bình tân (thành phố hồ chí minh) (Trang 102 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)