Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng nguồn lao động, tăng thu nhập

Một phần của tài liệu lao động và việc làm quận bình tân (thành phố hồ chí minh) (Trang 123 - 127)

7. Cấu trúc luận văn

3.3.3. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng nguồn lao động, tăng thu nhập

Nâng cao chất lượng lao động bao gồm thể lực và trí lực cho người lao động. Nâng cao thể lựcđảm bảo sức khoẻ, chiều cao, cân nặng để người lao động có thể tham gia vào các loại hình lao động khác nhau. Trên cơ sở tăng cường đảm bảo bảo hiểm y tế (động viên người dân tự nguyện mua bảo hiểm y tế và phát thẻ y tế miễn phí cho người nghèo), nâng cao thu nhập cho người lao động.

Nâng cao trí lực cho người lao động: nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ

(kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng mềm,…) bằng các biện pháp cấp bách như đào tạo nghề tại doanh nghiệp, tăng cường các trung tâm đào tạo nghề của huyện.

Nâng cao đời sống cho người lao động

Việc làm không ổn định, đời sống vật chất còn nhiều khó khăn, thu nhập không tương xứng với cường độ lao động thực tế, không đủ để tái sản xuất sức lao động đó là thực tế đời sống đa số công nhân trong quận. Chủ yếu là lao động nhập cư với đủ thứ phải lo từ nhà ở đến con cái, học hành, chăm sóc… làm việc với cường độ cao 8-12h/ngày… Tại các khu công nghiệp công nhân phải thuê nhà trọ không đảm bảo đủ các điều kiện sinh hoạt tối thiểu, phòng trọ 12 -15m2cho 3 đến 6 người ở.

Qua các số liệu thống kê cho thấy mức lương của công nhân từ 3 triệu đồng đến 4,5 triệu đồng/tháng/người (đã tăng ca), mức thuê nhà trọ cao (diện tích 12 -20 m2) từ 700.000 đồng đến 1.200.000 đồng/tháng, giá điện 3000 đồng/kwh, nước 8.000 đồng/ m3

.

Với mức sống như vậy vấn đề cần đặt ra là nâng lương và có cơ chế, chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà, xây nhà cho người lao động có thu nhập thấp, đưa ra nhiều biệp pháp nhằm giữ chân người lao động, nhất là lao động lâu năm, có kinh nghiệm sẽ đỡ tốn chi phí đào tạo lại lao động mới và có nguồn lao động ổn định cho sản xuất.

Thứ hai, quận cần thực hiện các chính sách nâng cao chất lượng nguồn lao động:

Xây dựng chính sách “Thu hút nhân tài” nhằm đáp ứng nhu cầu lao động có trình độ CMKT còn thiếu. Thực hiện chính sách đãi ngộ đối với các nhà quản lí giỏi, các cán bộ, chuyên gia đầu ngành, công nhân kĩ thuật có trình độ tay nghề cao. Cụ thể:

Khuyến khích những người có trình độ kĩ thuật cao, các nhà đầu tư đến tỉnh định cư bằng cách trả lương cao, hổ trợ nhà ở, tạo điều kiện thoải mái để thu hút nhân tài trong và ngoài nước đến phục vụ tại quận Bình Tân.

Phối hợp dạy nghề với phát triển phổ cập giáo dục phổ thông

Đổi mới hệ thống đào tạo cho phù hợp với nền kinh tế thị trường. Cần chú trọng phát triển nguồn nhân lực bằng cách tiến hành đào tạo và tái đào tạo lực lượng lao động với nhiều hình thực phù hợp, đáp ứng nhu cầu lao động trong quận.

Sở Lao động-Thương binh và Xã hội cần phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo trong công tác đào tạo nghề gắn liền với phát triển phổ cập trung học cơ sở và trung học phổ thông.

- Phát triển mạng lưới trường THCS, THPT, tăng tỉ lệ học sinh dân lập ở các phường, khu công nghiệp tạo điều kiện cho mọi đối tượng trong xã hội đạt trình độ học vấn THCS và tiến tới đa số đạt THPT. Tăng cường phổ cập, bổ túc văn hoá cho lao động chưa có việc làm tạo điều kiện cho người lao động có đủ trình độ văn hoá để học nghề.

- Xây dựng kế hoạch phân luồng sau trung học cơ sở, trung học phổ thông để thu hút số học sinh sau khi tốt nghiệp đi vào học nghề phù hợp với việc phát triển hệ thống dạy nghề, các loại hình đào tạo nghề của quận.

Phối hợp trong việc giáo dục hướng nghiệp nghề, đạo đức nghề cho học sinh phổ thông; định hướng nghề nghiệp theo khả năng, sở thích của học sinh và theo nhu cầu của thị trường lao động; tăng cường phối hợp tuyên truyền hướng nghiệp trên các phương tiện thông tin đại chúng để vận động học sinh tốt nghiệp các cấp vào học các trường nghề.

Thiết lập và tăng cường mối quan hệ chặt chẽ và bền vững giữa các cơ sở đào tạo nghề với các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất.

Thực hiện chủ trương đào tạo gắng với nhu cầu việc làm, đào tạo tại chỗ các trường kĩ thuật, các trung tâm dạy nghề, các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp…. Cụ thể: Để khắc phục thiếu hụt cả về số lượng và chất lượng công nhân có tay nghề bên cạnh hình thức kèm cặp tại cơ quan, xí nghiệp, mở rộng hệ thống các trường dạy nghề, các trung tâm dạy nghề cần chỉ đạo công đoàn cơ sở phối hợp cùng xí nghiệp xây

dựng cơ chế khuyến khích các hình thức đào tạo tại nhà máy, xí nghiệp và các cơ sở sản xuất kinh doanh, tổ chức đào tạo kĩ sư từ công nhân lành nghề, để tăng cường nhịp độ tri thức hoá công nhân đáp ứng yêu cầu CNH - HĐH.

Tăng cường phối hợp giữa doanh nghiệp với cơ sở dạy nghề dưới các hình thức: doanh nghiệp gửi lao động đến cơ sở dạy nghề học lí thuyết nghề, sau đó về thực tập tại doanh nghiệp; doanh nghiệp cung cấp một số trang thiết bị cho cơ sở dạy nghề để học viên thực tập, cử chuyên viên hoặc công nhân lành nghề, có kinh nghiệm đến giảng bài; các cơ sở dạy nghề gửi học viên vào doanh nghiệp để thực tập và sau khi ra trường họ có thể được nhận vào làm việc; doanh nghiệp “đặt hàng” với cơ sở dạy nghề với số lượng, trình độ và ngành nghề cụ thể.

Phối hợp với doanh nghiệp trong việc xác định danh mục nghề đào tạo, chương trình đào tạo, thời gian đào tạo, hình thức đào tạo và tổ chức thực hành nghề cho người học, coi doanh nghiệp là một bộ phận, một công đoạn của quá trình đào tạo nghề.

Phối hợp trong việc xác định nhu cầu và khả năng sử dụng lao động thực tế tại các doanh nghiệp, để có kế hoạch đào tạo ngành nghề phù hợp; Phối hợp trong việc xây dựng giáo trình, chương trình đào tạo nghề phù hợp với từng đối tượng lao động tại các doanh nghiệp; Phối hợp tổ chức bồi dưỡng nâng bậc nghề, tập huấn nâng cao kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động; Phối hợp trong việc đánh giá chất lượng đào tạo nghề qua kết quả công việc của học viên mới tốt nghiệp vào làm việc ở doanh nghiệp.

Đa dạng hoá hoạt động dạy nghề và học nghề

Coi trọng công tác hướng nghiệp cho thanh niên, củng cố trường dạy nghề, đào tạo kĩ sư chuyên gia, công nhân lành nghề ,đào tạo nghề cho người lao động; Đa dạng hoá các loại hình đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ lao động để họ tự tạo công việc hoặc tham gia vào các đơn vị sản xuất dễ dàng thuận lợi hơn.

Về lâu dài, quận cần tăng cường công tác giáo dục, đào tạo nghề nhằm nâng cao chất lượng nguồn lao động, mà trước hết phải nâng cao trình độ của đội ngũ giáo viên dạy nghề. Cần lập “quỹ phát triển quận” nhằm khuyến khích phong trào học tập, nâng cao trình độ trong cộng đồng dân cư. Cần có chính sách khuyến kích tài năng trẻ đi vào nghiên cứu và ứng dụng những thành tựu công nghệ mới.

Cần xây dựng các trường đại học, các làng khoa học hay trung tâm nghiên cứu khoa học nhằm phát triển công nghệ cao. Cần tăng cường liên kết với các viện khoa học, các viện nghiên cứu thành phố và trung ương để kịp thời nắm bắt các thông tin về khoa học kĩ thuật.

Mục đích chung: Giáo dục, bồi dưỡng, đào tạo thế hệ thanh niên quận phát triển toàn diện, trở thành nguồn nhân lực trẻ có chất lượng cao. Đồng thời, phát huy vai trò xung kích sáng tạo của thanh niên trong sự nghiệp CNH – HĐH đất nước.

Thứ ba,quận cũng cần đẩy mạnh quan tâm hơn nữa đến công tác y tế, chăm sóc sức khoẻ, phòng chống dịch bệnh, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, nhất là đến đối tượng lao động nhập cư điều kiện sống còn nhiều hạn chế và không thường xuyên khám chữa bệnh định kì.

Thứ tư, tổ chức nhiều hình thức hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao để người lao động có nhiều cơ hội tham gia nâng cao đời sống tinh thần, đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí lành mạnh nhằm đảm bảo phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần của người lao động.

Xây dựng chính sách bảo hiểm thất nghiệp

Các chính sách bảo hiểm thất nghiệp da93m bảo an toàn việc làm và đời sống cho người lao động, trực tiếp là người thất nghiệp và thiếu việc làm.

Quỹ bảo hiểm thất nghiệp được hình thành trên cơ sở đóng góp của người lao động, chủ sử dụng lao động có nghĩa vụ và có phần hỗ trợ của nhà nước. Người lao động và người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng góp vào quỹ thất nghiệp để được hưởng chế độ khi thất nghiệp.

Quỹ bảo hiểm thất nghiệp phải độc lập với ngân sách quốc gia và do hội đồng quản lí quỹ điều hành. Việc quản lí quỹ phải tập trung và có nhiều biệp pháp bảo toàn quỹ. Quỹ được sử dụng để chi trả trợ cấp cho người thất nghiệp theo mức đóng góp của người tham gia, chi cho việc đào tạo và đào tại lại cho người lao động, hổ trợ cho doanh nghiệp nhận người thất nghiệp vào làm việc và cho công tác quản lí.

Một phần của tài liệu lao động và việc làm quận bình tân (thành phố hồ chí minh) (Trang 123 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)