7. Cấu trúc luận văn
1.1.3. Các tiêu chí đánh giá lao động, việc làm
Trình độ học vấn: thước đo quan trọng nhất của nguồn lao động. Đây là cơ sở
chủ yếu để nâng cao năng lực và kĩ năng làm việc của người lao động. Xu hướng ở trên thế giới hiện nay là tăng tỉ lệ số người có trình độ văn hóa cao, trình độ học vấn được coi là 1 trong 3 chỉ số đánh giá phát triển con người (HDI). Những chuyển biến tích cực về trình độ học vấn sẽ tạo nhiều thuận lợi mang tính nội lực cho việc đẩy mạnh các hoạt động đào tạo nghề, giải quyết việc làm, tạo thêm nhiều việc làm mới cho lực lượng lao động và là tiền đề quan trọng cho sự phát triển nguồn lao động. Hiện nay, trên 30 quốc gia có tỉ lệ người biết chữ từ 15 tuổi trở lên đạt 100%, có khoảng 30 quốc gia (trong đó có Việt Nam) tỉ lệ người không biết chữ ở độ tuổi 15 tuổi trở lên chỉ có 5% nhưng cũng còn tới 25 quốc gia có trên 50% số người trong độ tuổi lao động bị mù chữ.
Trình độ chuyên môn của lực lượng lao động: chỉ tiêu này được xem xét bằng tỉ
lệ lao động đã qua đào tạo các cấp (công nhân kĩ thuật, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng-đại học trở lên) trong tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân. Theo kinh nghiệm của thế giới, tương ứng với mỗi giai đoạn phát triển của tiến bộ khoa học kĩ thuật, cần có cơ cấu chất lượng lao động theo các trình độ thích hợp tương ứng. Theo F.M Harbison, trong một chu kì dài, tốc độ tăng nhu cầu lao động có kĩ thuật đã qua đào tạo thường gấp 2-3 lần tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP). Còn theo kinh nghiệm của các nước phát triển, tỉ lệ hợp lí giữa công nhân kĩ thuật và trung học chuyên nghiệp so với đại học và cao đẳng là 3/7.
Nếu cơ cấu lao động đã qua đào tạo mà bất hợp lí sẽ gây hậu quả xấu. Nền kinh tế hiện đại thiếu trầm trọng công nhân lành nghề và lao động kĩ thuật, trong khi đó hàng vạn cử nhân thạc sĩ không tìm được việc làm , gây nên sự lãng phí rất lớn nguồn lao động của xã hội.
Năng suất lao động là năng lực sản xuất của lao động. Nó được đo bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc lượng thời gian lao động hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.
Năng suất lao động tăng lên có nghĩa là cũng trong một thời gian lao động, nhưng khối lượng hàng hoá sản xuất ra tăng lên làm cho thời gian lao động cần thiết để sản xuất ra một đơn vị hàng hoá giảm xuống. Do đó, khi năng suất lao động tăng lên thì giá của một đơn vị hàng hoá sẽ giảm xuống và ngược lại.
Giá của hàng hoá tỉ lệ nghịch với năng suất lao động. Năng suất lao động lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
- Trình độ khéo léo (thành thạo) trung bình của người công nhân; - Mức độ phát triển của khoa học, kĩ thuật, công nghệ;
- Mức độ ứng dụng những thành tựu khoa học, kĩ thuật, công nghệ vào sản xuất;
- Trình độ tổ chức quản lí;
- Quy mô và hiệu suất của tư liệu sản xuất; - Các điều kiện tự nhiên.
Cơ cấu lao động
Cơ cấu lao động thường được dùng phổ biến là: Cơ cấu lao động phân theo thành thị, nông thôn; cơ cấu lao động chi theo giới tính, độ tuổi; cơ cấu lao động chia theo lãnh thổ; cơ cấu lao động chia theo ngành kinh tế; cơ cấu lao động chia theo trình độ văn hóa, chuyên môn kĩ thuật; cơ cấu lao động chia theo trình độ có việc làm, thất nghiệp ở thành thị; cơ cấu lao động chia theo thành phần kinh tế. cũng có thể hiểu chuyển dịch cơ cấu lao động là sự thay đổi tăng, giảm của từng bộ phận trong tổng số lao động, theo một không gian và khoản thời gian nào đó.
Như vậy, chuyển dịch cơ cấu lao động là một khái niệm nêu ra trong một không gian và thời gian nhất định, làm thay đổi chất lượng lao động. Cơ cấu lao động được chuyển dịch tùy theo sự chuyển dịch của cơ cầu kinh tế, phục vụ và đáp ứng cho chuyển dịch của cơ cấu kinh tế. Ngoài ra cơ cấu lao động được chuyển dịch nhanh hay chậm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sự hấp dẫn của nghề nghiệp, điều kiện làm việc, hưởng thụ của ngành nghề mới sẽ chuyển dịch sang lam việc; sự chỉ đạo của Đảng và
Nhà nước thông qua các cơ chế, chính sách cụ thể… Tuy nhiên, khi cơ cấu lao động được chuyển dịch thuận lợi, lại tạo điều kiện cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế thuận lợi và đòi hỏi phải chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế.
Trong những năm qua cơ cấu lao động Việt Nam đã có những chuyển dịch chủ yếu sau đây: Số người mù chữ trong dân số và lao động càng giảm. Nếu so với lực lượng lao động, số lao động mù chữ trong lực lượng lao động ngày càng giảm. Năm 1996, có 5,7% số người chưa biết chữ. Nhờ các biện pháp tích cực và các hình thức học tập xóa mù chữ phù hợp nên đến năm 2004, số mù chữ chỉ chiếm 4,44% lực lượng lao động; đến năm 2009 đã giảm xuống còn 3,04%. Số không biết chữ và chưa tốt nghiệp tiểu học cũng giảm, từ 18,32% năm 2004 xuống còn 6% năm 2009. Tuy nhiên, số người mù chữ trong lực lượng lao động năm 2009 không đều giữa các vùng lãnh thổ. Trong 8 vùng lãnh thổ, tỉ lệ lao động mù chữ cao nhất là Tây Bắc (10%), tiếp đến là Tây Nguyên (9,1%), thấp nhất là vùng đồng bằng sông Hồng (0,6%) và Bắc Trung bộ (1,9%). Số người không có trình độ chuyên môn kĩ thuật ngày càng giảm, số người qua đào tạo ngày càng tăng. Nhờ phát triển mạnh mẽ hệ thống giáo dục đào tạo ở mọi miền vùng, khu vực và trong cơ sở sản xuất kinh doanh nên số người không có trình độ chuyên môn, kĩ thuật (những người không được đào tạo sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học trở lên) trong số người hoạt động kinh tế thường xuyên từ 15 tuổi trở lên ngày càng giảm. Năm 1999 là 91,1%, năm 2005 giảm xuống còn 75,21% và năm 2009 còn 74,7%. Số lao động qua đào tạo ngày càng tăng. Cụ thể, tỉ lệ này đã tăng từ 24,79% năm 2005 lên 25,3% năm 2009. Trong đó riêng năm 2009, số người có chứng chỉ nghề sơ cấp, có bằng CNKT hoặc tương đương CNKT là 15,22%, tốt nghiệp trung học công nghiệp là 4,70%, tốt nghiệp CĐ, ĐH và trên ĐH là 5,8%. Tuy nhiên về mặt chất lượng đào tạo cũng còn nhiều vấn đề và chưa đạt mục tiêu đưa tỉ lệ lao động qua đào tạo là 30% như Nghị quyết Đại hội lần thứ IX đã nêu. Trong 8 vùng lãnh thổ, có sự chênh lệch đáng kể giữa các vùng. Năm 2009 vùng có tỉ lệ lực lượng lao động đã qua đào tạo cao nhất là Đông Nam bộ (37,4%), tiếp đến là đồng bằng sông Hồng (34,4%), thấp nhất là vùng Tây Bắc (13,5%). Dân số và lao động ở thành thị ngày càng tăng. Năm 1986, dân số cả nước là 61.109.000 người, trong đó ở thành thị là 11.817.000 người, chiếm khoảng 19,3% và ở nông thôn là 49.292.000 người chiếm
80,7%. Đến năm 1999, dân số cả nước đã tăng lên 76.327.000 người, trong đó thành thị chiếm 23,5%. Năm 2009, dân số cả nước đã tăng lên 85,7 triệu người, trong đó ở thành thị là 22,4 triệu người, chiếm 29,6%. Xét về cơ cấu của lực lượng lao động theo vùng nông thôn và thành thị cũng có sự chuyển dịch đáng kể.
Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế: cùng với tốt độ tăng cao liên tục và khá ổn định của GDP, cơ cấu ngành kinh tế đã có sự thay đổi đáng kể theo hướng tích cực.