Nhóm giải pháp phát triển kinh tế, thu hút đầu tư, tạo việc làm mới

Một phần của tài liệu lao động và việc làm quận bình tân (thành phố hồ chí minh) (Trang 120 - 123)

7. Cấu trúc luận văn

3.3.2. Nhóm giải pháp phát triển kinh tế, thu hút đầu tư, tạo việc làm mới

Phát triển kinh tế - xã hội là một giải pháp quan trọng hàng đầu quyết định việc tăng, giảm chỗ làm việc trong thị trường lao động. Từ nay đến năm 2020 tập trung đầu tư vào các lĩnh vực, ngành nghề thu hút nhiều lao động như may mặc, giày da, sản xuất sản phẩm từ plastic….

Trong điều kiện thiếu nguồn vốn còn hạn chế, Bình Tân phải dựa vào lợi thế so sánh của mình là tiềm năng về nguồn nhân lực đông đảo để thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài, để nhanh chóng thúc đẩy quá trình CNH – HĐH tạo được nhiều việc làm.

Trước hết là mô hình “ đầu tư tăng trưởng kinh tế”. Muốn tăng trưởng được về kinh tế thì phải có tích luỹ, từ đó mới có vốn đầu tư mở rộng tái sản xuất. Dân số trong độ tuổi lao động cao (75% dân số), vốn chưa nhiều, nhu cầu việc làm lớn và đòi hỏi cấp bách, thì việc bố trí cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư cũng như việc lựa chọn các biện pháp tổ chức kĩ thuật cần phải theo phương châm đạt hiệu quả kinh tế và năng suất lao động cao, nhưng đầu tư ít tốn kém, tạo được nhiều chỗ làm việc. Nghĩa là phải chú trọng đầu tư mở rộng cơ sở sản xuất hiện có, tăng cường phát triển, mở rộng kinh tế khu vực ngoài Nhà nước và có vốn đầu tư nước ngoài để tăng công suất của máy móc thiết bị. Đặc biệt, phát triển các doanh nhiệp vừa và nhỏ cần ít vốn đầu tư, cho phép đi vào hoạt động, phát huy hiệu quả nhanh, trong khi lại thu hút lao động lớn. Lựa chọn áp dụng các biện pháp kĩ thuật, quy trình công nghệ sử dụng nhiều nhân lực để vừa

tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, vừa giải quyết cho nhiều người có việc làm, khuyến khích sử dụng nhiều thành phần kinh tế và phát triển đa dạng các hình thức liên doanh liên kết trong quận và các địa phương bạn, kể cả các tổ chức quốc tế để mở rộng sản xuất.

Thực hiện chương trình hỗ trợ vốn cho người lao động hay hỗ trợ khoa học kĩ thuật để mở rộng sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế. Cần quy hoạch các cơ sở sản xuất, các nhà máy xí nghiệp, hình thành và tiếp tục phát triển. Mở rộng khu công nghiệp Tân Tạo, Vĩnh Lộc. Phát triển cụm công nghiệp Pouyuen phát triển theo chiều sâu..

Xây dựng chính sách đầu tư ưu tiên phát triển kinh tế, chăm lo đời sống văn hoá tinh thần cho người dân, tập trung đầu tư cho giáo dục – đào tạo cùng với các cơ sở hạ tầng vật chất kĩ thuật.

Cụ thể:

Trong công nghiệp

Triển khai các chương trình, kế hoạch cụ thể nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng các ngành kinh tế do quận quản lí một cách ổn định và bền vững.

Tạo điều kiện để phát triển ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, chú trọng quy hoạch và phát triển các ngành nghề thế mạnh của quận, không phát triển các ngành nghề có ảnh hưởng xấu đến môi trường.

Quan tâm hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh trên địa bàn.

Phát triển công nghiệp – TTCN là nội dung cơ bản của quá trình CNH. Trước mắt phải phát triển những ngành ít vốn, thu hút nhiều lao động, tạo ra những sản phẩm có giá trị.

Luôn luôn cập nhật ưu tiên đổi mới công nghệ các ngành then chốt. Phát triển công nghiệp đi đôi với phát triển cơ sở hạ tầng kĩ thuật, dịch vụ, khu dân cư và bảo vệ môi trường sinh thái.

Trong dịch vụ

Duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, tạo chuyển biến mạnh về tốc độ phát triển kinh tế, đạt hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế cao. Nâng cao chất

lượng nguồn lao động, không ngừng cải thiện nâng cao đời sống nhân dân, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội. Tạo tiền đề để đẩy mạnh CNH, HĐH nhằm thực hiện thành công mục tiêu tổng quát đến 2025 của quận Bình Tân.

Với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu lao động, phương án đưa ra ước lượng tăng năng suất lao động trong ngành dịch vụ nhanh hơn, ngành công nghiệp và xây dựng áp dụng đa dạng cả công nghệ cao và công nghệ trung bình. Ngành thương mại dịch vụ đa dạng hoá các lĩnh vực vừa có loại hình dịch vụ cao cấp như phát triển hệ thống Ngân hàng, Bảo hiểm, Tài chính… phát triển khách sạn, nhà hàng cùng với mở mang các loại hình dịch vụ cá nhân và công cộng thông thường nhằm thu hút lao động tạo sự chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu lao động trong nền kinh tế.

Huy động các nguồn lực bằng ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương và huy động sự đóng góp của cả cộng đồng và phát triển các chương trình dự án của nước ngoài hỗ trợ hình thành và phát triển hệ thống thương mại dịch vụ với quy mô lớn.. Nguồn vốn vay tín dụng tập trung cho vay để phát triển sản xuất. Nhằm tạo ra nhiều việc làm, thu hút nhiều lao động, tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân…

Trong nông nghiệp

Khuyến khích hình thức phát triển kinh tế trang trại. Cụ thể, phát triển mở rộng hình thức sản xuất kinh doanh theo kiểu nông trại để giải quyết việc làm có hiệu quả và phù hợp với nền kinh tế thị trường.

Nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp phù hợp với đặc thù của quận, chú trọng phát triển mô hình nông nghiệp đô thị, như trồng hoa lan, cây kiễng, nuôi cá kiễng… vừa mang lại giá trị kinh tế cao, vừa ít phụ thuộc vào đất nông nghiệp.

Tạo điều kiện thuận lợi cho những nhà đầu tư ở địa bàn phường còn nhiều diện tích đất nông nghiệp như Tân Tạo A 599,42 ha; Bình Hưng Hoà B 267,88 ha; Bình Trị Đông A 239,24 ha; Tân Tạo 218,79 ha phát triển kinh tế nông nghiệp.

Tăng cường thu hút các dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp.

Tình trạng thừa lao động không có nghề nghiệp chuyên môn kĩ thuật nhưng lại thiếu lao động tay nghề và có nghiệp vụ đang làm mất cân đối giữ nhu cầu việc làm và

khả năng thu hút lao động của xã hội, cho nên cần phải đặc biệt quan tâm đến đào tạo và hoàn thiện kĩ năng nghề nghiệp cho người lao động.

Một phần của tài liệu lao động và việc làm quận bình tân (thành phố hồ chí minh) (Trang 120 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)