7. Cấu trúc luận văn
3.2.4. Định hướng sử dụng lao động đến năm 2025
Dự báo đến năm 2015, số lao động toàn quận là 525.624 người chiếm 75,57% tổng dân số. Đến năm 2025, số lượng lao động là 703.136 người, chiếm 77,67% tổng dân số. Trong đó, lao động có trình độ CMKT là 70% (2015) và 90% (2025).
Bảng 3.7. Dự báo lao động có CMKT ở quận đến năm 2025
Đơn vị: %
Năm Lao động không có CMKT Lao động có CMKT
2015 30 70
2025 10 90
Nguồn: Tính toán của tác giả
(Đơn vị %)
Biểu đồ 3.2. Dự báo lao động theo trình độ CMKT ở quận Bình Tân
Trong kinh tế:
Trong thời gian tới, dự báo cơ cấu kinh tế của quận tiếp tục dịch chuyển theo hướng giảm dần tỉ trọng của nhóm ngành nông nghiệp, TTCN, tăng tỉ trọng của nhóm ngành công nghiệp hiện đại – xây dựng. Dự báo cơ cấu kinh tế của quận đến năm 2025 như sau: nông nghiệp: 0,10%; công nghiệp: 60,26%; dịch vụ: 39,63%. Như vậy, trong quá trình đô thí hoá sắp tới, quận Bình Tân sẽ bước vào giai đoạn đẩy mạnh
Căn cứ vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2015, sự chuyển dịch cơ cấu như trên và những dự báo về nguồn lao động Bình Tân, xu hướng lao động theo ngành sẽ có những thay đổi đáng kể.
Bảng 3.8. Dự báo tốc độ phát triển giai đoạn 2013 – 2015; 2015 – 2025
(Giá so sánh 1994, đơn vị tỉ đồng) Chỉ tiêu 2013 2015 2025 Tốc độ tăng bình quân (%) 2013- 2015 2015- 2025 2013- 2025 Tổng GTSX 18.331,71 22.026,97 40.527,41 120,16 183,99 221,08 Nông nghiệp 25,81 22,31 28,95 86,42 129,79 112,17 CN-XD 11.097,18 13.274,53 24.161,29 119,62 182,01 217,72 TM-DV 7.208,72 8.730,13 16.337,17 121,11 187,14 226,63
Nguồn: Tính toán của tác giả
Trong cơ cấu lao động:
Quá trình đô thị hoá góp phần đẩy mạnh CNH-HĐH ở quận Bình Tân đã, đang và sẽ diễn ra mạnh mẽ ở cả ở vùng nông thôn. Chính vì thế, sẽ có thêm lao động nông nghiệp, thanh niên nông thôn nhàn rỗi, thiếu việc làm tham gia vào hoạt động kinh tế trong các doanh nghiệp, các hộ gia đình, đơn vị kinh doanh cá thể… Điều này đồng nghĩa với nhiều cơ hội thay đổi công việc và tăng thu nhập cho một bộ phận lớn lao động thất nghiệp, la động thiếu việc làm và lao động nông nghiệp hiện nay.
Theo tính toán, đến 2015, dự báo lao động nông nghiệp giảm, chiếm khoảng 0,2% (2015); lao động phi nông nghiệp tăng chiếm 99,8% (2015). Đến giai đoạn 2015 – 2025, cùng với quá trình CNH-HĐH, đô thị hoá thì nhu cầu lao động nông nghiệp sẽ giảm rất nhanh. Vì vậy, dự báo lao động trong khu vực nông nghiệp giai đoạn này sẽ có xu hướng giảm liên tục và tăng tỉ trọng lao động trong khu vực phi nông nghiệp, (bảng 3.10).
Bảng 3.9. Dự báo chuyển dịch lao động quận Bình Tân đến 2025 Đơn vị: %
Năm Lao động nông nghiệp Lao động phi nông nghiệp
2013 0,25 99,75
2015 0,2 99,8
2025 0,1 99,9
Nguồn: Tính toán của tác giả