7. Cấu trúc luận văn
2.2.3. Các nhân tố kinh tế-xã hội ảnh hưởng đến lao động, việc làm
2.2.3.1. Dân số quận Bình Tân
Gia tăng dân số: Dân số quận Bình Tân gia tăng rất nhanh do gia tăng cơ học
và một phần gia tăng tự nhiên. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên giảm từ 1,34% năm 2004 xuống còn 1,11%năm 2013. Tỉ lệ gia tăng cơ học rất cao nhất là những năm đầu mới thành lập quận nhưng cũng giảm liên tục từ 13,8% năm 2004 đến 2013 còn 1,98%. Như vậy, tỉ lệ tăng dân số ở quận Bình Tân tăng rất nhanh và cao hơn rất nhiều mức trung bình của TP. HCM. Năm 2004 dân số quận Bình Tân 359.204 người, đến năm 2013 tăng lên 655.244 người. Trong 10 năm, tăng 296.040 người, trung bình tăng 29.604 người/năm.
Bảng 2.3. Dân số và tỉ lệ gia tăng dân số quận Bình Tân giai đoạn 2004 – 2013
STT 2004 2007 2009 2011 2013 1 Dân số trung bình (người) 359.204 483.089 572.132 616.777 655.244 Nam 170.047 231.400 279.093 292.078 314.450 Nữ 189.157 251.689 293.039 324.699 340.794 2
Trong tuổi lao động
(người) 266.350 358.210 419.164 461.092 490.157 3 Tỉ lệ tăng dân số (%) 15,14 8,13 7,84 3,29 3,09 Tỉ lệ sinh (‰) 16,9 15,1 15,0 14,7 14,3 Tỉ lệ tử (‰) 3,5 3,1 3,2 3,2 3,2 Tỉ lệ tăng tự nhiên (%) 1,34 1,2 1,18 1,15 1,11 Tỉ lệ tăng cơ học (%) 13,8 6,93 6,66 2,14 1,98 Nguồn [12].
Biểu đồ 2.1. Dân số và gia tăng dân số tự nhiên quận Bình Tân giai đoạn 2004 -2013
Dân số của Bình Tân so với TP.HCM chiếm tỉ lệ cao và có xu hướng ngày càng tăng từ năm 2004 đến 2013 đạt từ 5,92% đến 8,25%.
Bảng 2.4. Dân số quận Bình Tân và TP. Hồ Chí Minh(người) giai đoạn 2004-2013
Dân số (người) 2004 2006 2008 2010 2012 2013 TP. Hồ Chí Minh 6.062.993 6.541.508 7.000.746 7.396.446 7.791.789 7.939.752 Bình Tân 359.204 446.776 523.724 595.334 639.088 655.244 Tỉ lệ so với TP.HCM (%) 5,92 6,83 7,48 8,05 8,20 8,25 Xử lí nguồn[12], [13]
Kết cấu dân số: Năm 2009, kết cấu dân số quận Bình Tân già hơn kết cấu dân
số chung của TP. HCM. Tỉ lệ dân số nhóm tuổi dưới 15 thấp hơn mức trung bình của thành phố 1,06%, ngược lại tỉ lệ dân số từ 15- 60 (trong tuổi lao động) cao hơn thành phố 3,96%. Lí do, quận Bình Tân mới thành lập từ một phần đất của huyện Bình Chánh nên đã thu hút dân chuyển cư đến ở trong độ tuổi lao động nhiều hơn. Điều này chứng tỏ quận có nguồn lao động lớn và nguồn lao động dự trữ dồi dào cho sự phát triển kinh tế. 359.204 572.132595.334 616.777639.088 655.244 483.089 1,34 1,2 1,18 1,17 1,15 1,13 1,11 0 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 600.000 700.000 2004 2007 2009 2010 2011 2012 2013 0 0,2 0,4 0,6 0,8 1 1,2 1,4 1,6
Dân số trung bình (người) Tỉ lệ tăng tự nhiên
Năm
Bảng 2.5. Kết cấu dân số theo nhóm tuổi của quận Bình Tân và TP.HCM năm 2009
Nhóm tuổi Bình Tân TP.Hồ Chí Minh
Dưới 15 18,14 19,2
15 đến 60 78,16 74,2
Trên 60 3,7 6,6
Nguồn [12], [13]
Tp. Hồ Chí Minh Bình Tân
Biểu đồ 2.2. Kết cấu dân số theo nhóm tuổi của quận Bình Tân và TP.HCM năm 2009
Kết cấu dân số theo giới tính: Dân số quận Bình Tân phân theo giới tính tăng
liên tục qua các năm, nhưng dân số nữ lúc nào cũng chiếm tỉ lệ cao trong dân số, duy trì ở mức 51%- 52% tổng dân số của quận.
Biểu đồ 2.3. Kết cấu dân số theo giới tính quận Bình Tân năm 2004-2013
Nhóm tuổi 18,14 78,16 3,7 Dưới 15 Từ 15 đến 60 Trên 60 19,2 6,6 74,2 314.450 304.553 292.078 287.356 274.244 255.315 231.400 212.666 192.497 170.047 340.794 334.535 324.699 307.978 291.324 268.409 251.689 189.157 211.146 234.110 0 100000 200000 300000 400000 500000 600000 700000 Nữ Nam 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Năm Người
Thành phần dân tộc: Cơ cấu thành phần dân tộc trong quận tương đối đa dạng, người Kinh chiếm đa số 91,07%, người Hoa chiếm 7,38%, 0,01% là người nuớc ngoài, phần còn lại là các dân tộc ít người khác.
Bảng 2.6. Kết cấu dân số dân tộc của quận Bình Tân năm 2009
Dân tộc Dân số Tỉ lệ (%) Tổng số 572.132 100 1. Kinh 521.047 91,07 2. Tày 965 0,17 3. Thái 616 0,11 4. Mường 457 0,08 5. Khơ -me 5358 0,94 6. Hoa 42206 7,36 7. Nùng 395 0,07 8. Chăm 331 0,06 9. Các dân tộc khác 716 0,13
10. Người nước ngoài 41 0,01
Xử lí từ nguồn [25]
Phân bố dân cư: Sự phân bố dân cư không đồng đều giữa các phường của quận
Bình Tân. Mật độ dân số cao ở các phường giáp ranh với quận Tân Phú, Quận 8 như Bình Hưng Hoà A, Bình Trị Đông, An Lạc A, đây là những phường tập trung các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và có tốc độ phát triển kinh tế nhanh. Phường Bình Hưng Hoà A chiếm 8,96% diện tích, chiếm 16,72% dân số toàn quận. Phường Bình Trị Đông chiếm 5,71% diện tích, chiếm 12,64% dân số toàn quận.
Bảng 2.7. Phân bố dân cư theo đơn vị hành chính quận Bình Tân năm 2013
STT
Phường Khu phố Diện tích (km2)
Dân số (người) (người/kmMật độ 2 ) Tổng số 130 51,88 655.244 12.628 1 Bình Hưng Hoà 19 4,49 66.276 14.761 2 Bình Hưng Hoà A 27 4,65 109.582 23.566 3 Bình Hưng Hoà B 11 7,33 56.766 7.744 4 Bình Trị Đông 10 2,96 82.824 27.981 5 Bình Trị Đông A 7 4,66 57.033 12.239 6 Bình Trị Đông B 18 4,4 54.163 12.310 7 Tân Tạo 10 5,06 65.198 12.885 8 Tân Tạo A 14 12,33 65.533 5.315 9 An Lạc 6 4,84 64.691 13.366 10 An Lạc A 8 1,16 33.178 28.602
Dân cư của quận tập trung đông đúc ở phía Đông và thưa dần về phía Tây. An Lạc A là một phường nhỏ với diện tích 1,16 km2 nhưng lại có mật độ dân số cao nhất 28.602 người/km2. Tiếp theo là các phường Bình Trị Đông với 27.981 người/km2, phường Bình Hưng Hoà A 23.566 người/km2. Phường có mật độ dân số thấp nhất là phường tân Tạo A với 5.315 người/km2 .
Giáo dục: Giáo dục đào tạo được tập trung dầu tư, nâng cao chất lượng toàn
diện, đảm bảo mục tiêu nâng cao dân trí, tạo nguồn nhân lực trên địa bàn. Hàng năm, quận cho khảo sát giải quyết kịp thời các bức xúc của ngành và chỉ đạo đẩy mạnh đầu tư xây dựng trường lớp, mua sắm thiết bị, đồ dùng dạy học; ngân sách chi hàng năm chiếm khoảng 20% trên tổng chi ngân sách thường xuyên của quận. Đây là chỉ số khá cao.
Tỉ lệ: 1:700.000
Đến năm 2009, đã hoàn thành quy hoạch mạng lưới trường lớp và đang phát triển đúng quy hoạch; đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục và đào tạo, để thu hút nhiều nguồn lực đầu tư xây dựng trường lớp, phát triển giáo dục, nhất là giáo dục mầm non, đảm bảo giải quyết nhu cầu học tậo trên địa bàn. Từ năm 2003 đến năm 2013, quận đã xây dựng 29 trường, trong đó có 7 trường mầm non, 10 trường tiểu học, 7 trường trung học cơ sở, 5 trường trung học phổ thông. Đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên và nhân viên hiện có 2.400 người, tăng 1.642 người so với năm 2003. Giáo viên tăng 1.167 người, hơn 74% trên chuẩn ( mầm non 62,24%, tiểu học 81,08%, trung học cơ sở 69,18%), số còn lại đạt chuẩn 100%. Quận có 470 cán bộ, giáo viên, nhân viên là đảng viên (19,58%), 98,2% giáo viên là đoàn viên. Tổng số học sinh hiện có là 54.774 em, tăng so với năm 2003 là 33.035 em, mầm non tăng 1.646 cháu, tiểu học tăng 21.931 cháu, trung học cơ sở tăng 9.458 cháu. Cấp tiểu học có 26% học sinh và cấp trung học cơ sở có 61,7% học sinh học 2 buổi/ngày. Quận đã được công nhận hoàn thành phổ cập giáo dục bậc trung học cơ sở và hoàn thành cơ bản phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi.
Giáo dục mầm non: đã xây dựng mới 7 trường, trên cơ sở nền cũ 2 trường (
Hoa Hồng và 19/5), nâng cao số trường công lập lên 12 trường gồm 114 lớp với 4.503 em ( năm 2013 có 2.857 cháu, tăng 1.646 cháu, tỉ lệ 57,61%). Huy động trẻ ra đi học tốt nhất là trẻ 5 tuổi đạt chỉ tiêu đề ra và thực hiện chương trình phòng chống suy dinh dưỡng đạt hiệu quả cao.
Giáo dục tiểu học: xây dựng mới 10 trường, nâng tổng số trường công lập lên
19 trường, 3 trường xã hội hoá, tổng số học sinh cả công lập và tư thục 33.804, tăng 21.931 học sinh so với khi mới thành lập quận. Huy động 100% trẻ 6 tuổi vào lớp 1, thực hiện có hiệu quả việc chống lưu ban, bỏ học, tỉ lệ trẻ bỏ học thấp hơn so với quy định, chiếm tỉ lệ 0,09%, trẻ được xét hoàn thành cấp chứng chỉ tiểu học đạt 100%. Hiệu suất đào tạo bậc tiểu học đạt yêu cầu đặt ra.
Giáo dục trung học cơ sở: xây dựng mới 7 trường, giải thể 1 trường trung học
cơ sở bán công, nâng tổng số công lập lên 11 trường, với 16.467 học sinh ( tăng 9.458 học sinh so với mới thành lập quận). Hàng năm huy động 100% học sinh hoàn thành chương trình tiểu học vào lớp 6. Hiệi suất đào tạo năm sau cao hơn năm trước, số học
sinh bỏ học giảm đáng kể, năm học 2004-2005 có 2,3% học sinh bỏ học nhưng đến năm học 2012-2013 chỉ còn 0,74%. Tỉ lệ học sinh tốt nghiệp tăng cao ( năm học 2004- 2005 là 98,14% đến năm học 2012-2013 là 100%).
Thực hiện xã hội hoá giáo dục: qua 10 năm, đã vận động và tạo điều kiện thuận
lợi cho các nhà đầu tư xây dựng, thành lập được 139 trường – cơ sở mầm non tư thục, với 479 phòng học, giải quyết chổ học cho 11.395 học sinh, 3 trường tiểu học tư thục, 5 trường trung học phổ thông dân lập, tư thục, 3 trường trung học nghề và 17 cơ sở ngoại ngữ, tin học, văn hoá ngoài giờ được cấp phép hoạt động.
Về đào tạo nghề: Quận đã xây dựng quy trình và có nhiều giải pháp tích cực,
hiệu quả. Qua 10 năm, quận đã liên kết các trường trung cấp, cao đẳng nghề đào tạo dài hạn 2.210 học viên, đào tạo nghề dài hạn 25.914 học viên, mở các lớp đào tạo sơ cấp nghề cho 4.272 lượt học viên và đào tạo công nhận bậc 3/7 cho 47 học viên.
Y tế: Mặc dù sau khi tách ra khỏi huyện Bình Chánh và thành lập quận Bình Tân, hoạt động y tế gặp những khó khăn nhất định nhưng đến nay đã có bước phát triển đủ sức đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân. Hiện nay, toàn quận có 552 cơ sở y tế tư nhân được cấp phép hoạt động ( tăng thêm 52 cơ sở) gồm 31 công ti TNHH dược phẩm, 147 phòng khám chuyên khoa, 17 phòng khám đa khoa, 4 bệnh viện đa khoa ( Quốc Ánh, Triều An, Minh Anh, Bệnh viện quốc tế Thành Đô) và 32 cơ sờ khác ( nhà thuốc, phòng khám y học cổ truyền…). Để giúp các cơ sở hành nghề y dược tư nhân thực hiện đúng quy định của ngành y tế. Quận đã thành lập Hội Đông y, tổ chức khám sức khoẻ, phát thuốc từ thiện 32 đợt/năm với 27.720 ca. Đến năm 2013, quận có 1 bệnh viên quận với 500 giường bệnh, 1 trung tâm y tế dự phòng, 10/10 phường đều có trạm y tế với 30 giường bệnh, 1 khoa liên chuyên khoa với 4 giường bệnh, 1 khoa tham vấn hỗ trợ cộng đồng với 4 giường bệnh, 1 khoa chăm sóc sức khoẻ sinh sản với 2 giường bệnh. Năm qua, quận đã chăm sóc sức khoẻ cho 1.203.371 lượt bệnh nhân với 1.033.218 tại bệnh viện quận, 18.838 lượt bệnh nhân tại trung tâm y tế dự phòng và 151.315 lượt bệnh nhân tại các cơ sở y tế phường. Theo thống kê đến năm 2013, quận Bình Tân hiện có 615 cán bộ công nhân viên y tế. Trong đó 119 bác sĩ, 26 y sĩ, 255 y tá, 28 hộ sinh, 1 hộ sinh sơ học, 2 dược sĩ, 40 dược sĩ trung cấp, 2 dược tá, 10 cán bộ đông y và 132 cán bộ công nhân viên khác.
2.2.3.2. Cơ sở hạ tầng
Giao thông: Bình Tân đang tập trung công tác chỉnh trang và đầu tư, nâng cấp
các tuyến đường, hẻm trong các khu dân cư. Trên địa bàn quận có 3.493 tuyến đường, hẻm cần chỉnh trang ( 3.109 tuyến hẻm, 384 tuyến đường). Từ năm 2003 đến năm 2013, quận đã chỉnh trang được 2.140 tuyến hẻm, chiếm tỉ lệ 68,83%, tương ứng với chiều dài khoảng 26.910 m và 128 tuyến đường, dài 82.298m. Tổng kinh phí thực hiện 4.062,34 tỉ đồng, trong đó vận động nhân dân 1.718,06 tỉ đồng (nhân dân hiến đất và vật tư kiến trúc 147.189 m2- quy đổi thành tiền: 719,97 tỉ đồng, đóng góp thi công thoát nước và nền hạ tầng 998,09 tỉ đồng). Bên cạnh đó, quận cũng đã hoàn thành tuyến đường dẫn cao tốc Sài Gòn – Trung Lương trên địa bàn, đại lộ Võ Văn Kiệt, tỉnh lộ 10B, nâng cấp mở rộng đường Hương Lộ 2, Mã Lò, Lê Văn Quới, Lê Trọng Tấn, Bình Long, Tân Kì Tân Quý, Đất Mới, kênh Lương Đèo.
Hệ thống điện, nước: Hệ thống điện tương đối hoàn thiện với 100% hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia. Nguồn điện được cung cấp xuyên suốt, đảm bảo cho sản xuất và sinh hoạt hằng ngày. Nếu có sự cố về điện cũng được giải quyết nhanh chóng và kịp thời. Về chương trình nước sạch cho người dân, khi mới thành lập quận có 13.538/50.049 hộ sủ dụng nước sạch (chiếm 26,6% tổng số hộ). Đến năm 2013, có 104.169 hộ sử dụng nước sạch, trong đó có 97.926 hộ sử dụng nước từ nguồn nước thuỷ cục, chiếm 94% tổng số hộ dân, số còn lại sử dụng nước ngầm của 9 trạm cấp nước công cộng và các giếng khoan nước của hộ gia đình. Hiện nay, quận đang tiếp tục chủ động phối hợp với công ti cấp nước Chợ Lớn thực hiện dự án gắm đồng hồ nước, đảm bảo nguồn nước sạch, hợp vệ sinh phục vụ nhân dân trên địa bàn quận.
Thông tin liên lạc: Hệ thống thông tin liên lạc hoàn thiện với đầy đủ các kênh thông tin bưu chính viễn thông. Sự phát triển cơ sở hạ tầng kĩ thuật đã thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, thu hút ngày càng nhiều lao động, tạo việc làm, góp phần đưa quận Bình Tân ngày càng có nhiều cơ hội để vươn lên ngang tầm với các quận, huyện khác của TP.HCM.
2.2.3.3. Cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế (CCKT) quyết định cơ cấu lao động theo ngành, theo thành phần kinh tế và phân công lao động theo lãnh thổ. Một nền kinh tế ngành công nghiệp phát
triển thì tỉ lệ lao động công nghiệp, dịch vụ cao; đòi hỏi người lao động có trình độ, năng động và có tính kỉ luật cao. Cơ cấu kinh tế quận Bình Tân đang chuyển dịch đúng hướng.
Cơ cấu ngành kinh tế
Từ năm 2003 đến nay, ngành công nghiệp – xây dựng vẫn là ngành kinh tế có vai trò quan trọng, là động lực phát triển kinh tế - xã hội và là mục tiêu thực hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của quận. Ngành công nghiệp – xây dựng của quận chiếm tỉ trọng cao trong GDP, luôn chiếm trên 60% GDP toàn quận. Những năm gần đây, ngành công nghiệp – xây dựng đang có xu hướng giảm tỉ trọng trong cơ cấu nhường chỗ cho sự phát triển của ngành thương mại – dịch vụ. Riêng ngành nông nghiệp ngày càng chiếm tỉ trọng thấp trong cơ cấu kinh tế.
Đến nay, cơ cấu GDP của quận đang chuyển dịch theo hướng giảm mạnh tỉ trọng ngành nông nghiệp, giảm nhẹ tỉ trọng ngành công nghiệp và tăng mạnh tỉ trọng ngành dịch vụ.
Bảng 2.8. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành của quận Bình Tân
Năm 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Công nghiệp - xây dựng 76,28 75,29 74,75 73,81 72,58 70,94 69,36 66,97 63,97 60,54 Thương mại - dịch vụ 21,28 22,66 24,00 25,21 26,67 28,45 30,33 32,79 35,86 39,32 Nông nghiệp 2,44 2,05 1,25 0,98 0,75 0,61 0,31 0,24 0,17 0,14 Nguồn [12]
Từ năm 2004 đến năm 2013, tỉ trọng ngành nông nghiệp của quận Bình Tân giảm liên tục từ 2,44% năm 2004 xuống còn 0,14% năm 2013, tính ra giảm đến 17,4 lần. 2004 - 2006 là giai đoạn giảm mạnh nhất, giảm 1,19%, giảm gần 2 lần. Tỉ trọng ngành công nghiệp giảm dần từ 76,28% (2004) xuống 72,58% (2008) và 60,54% (2013). Tỉ trọng ngành dịch vụ tăng nhanh từ khi quận hình thành đến nay, và đang