Thực trạng sử dụng lao động, việc là mở quận Bình Tân

Một phần của tài liệu lao động và việc làm quận bình tân (thành phố hồ chí minh) (Trang 89 - 99)

7. Cấu trúc luận văn

2.3.2. Thực trạng sử dụng lao động, việc là mở quận Bình Tân

2.3.2.1. Tổng quan chung

Trên cơ sở khai thác thế mạnh về vị trí, cơ sở vật chất - kĩ thuật, nguồn nhân lực, quận đã xây dựng một cơ cấu kinh tế khá hợp lí: công nghiệp – dịch vụ - nông

nghiệp. Trong đó, công nghiệp là ngành kinh tế chính, thu hút số lượng lao động rất

lớn; dịch vụ là ngành kinh tế có nhiều tiềm năng cũng đang thu hút lượng lớn lao động, lao động nông nghiệp ngày càng giảm. Do đó, tỉ lệ lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế cao, luôn chiếm hơn 91% dân số trong tuổi lao động.

Bảng 2.26. Lao động đang HĐKT kể cả nội trợ và học sinh sinh viên

Năm Trong tuổi lao động (người)

Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế Người % 2004 266.350 242.991 91,23 2007 358.210 330.091 92,15 2010 446.839 416.052 93,11 2011 461.092 429.553 93,16 2012 475.395 446.919 94,01 2013 490.157 462.414 94,34 Xử lí từ nguồn [12], [30]

2.3.2.2.Thực trạng lao động đang hoạt động trong các ngành kinh tế của quận

Xét về mặt số lượng, nguồn cung lao động lớn, toàn quận có 490.157 lao động (2013). Giai đoạn 2004-2013, trung bình tăng thêm 22.380 lao động/năm. Gần đây, 2010-2013, trung bình mỗi năm tăng thêm 14.439 lao động/năm. Tuy nhiên, chất lượng nguồn lao động còn nhiều hạn chế. Tỉ lệ lao động có trình độ văn hoá từ THCS trở xuống cao, chiếm 63,15% tổng lao động. Tỉ lệ lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật thấp, chiếm khoảng 6,8% tổng lao động. Vì vậy, thực trạng cung - cầu lao động trong quận còn tồn tại mâu thuẫn vừa thừa vừa thiếu lao động. Đó là thiếu lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật nhưng thừa lao động phổ thông nên chưa được sử dụng hết nguồn lao động phổ thông này.

Cung - cầu lao động trong công nghiệp: Bình Tân là một quận phát triển kinh tế khá nhanh từ khi thành lập quận đến nay. Công nghiệp đã thu hút được một lực lượng lớn lao động nhập cư. Lao động công nghiệp tăng nhanh từ 168.493 lao động (2004) lên 339.336 lao động (2013).

Nhưng vấn đề giải quyết việc làm hiện nay là cần tập trung chủ yếu vào lứa tuổi trên 30 tuổi vì trình độ văn hoá thấp, khó bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nên rất ít có cơ hội làm việc trong các doanh nghiệp. Trong khi, đa phần các doanh nghiệp tuyển dụng chủ yếu nhóm lao động trẻ từ 18 - 25 tuổi.

Đối với các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động phổ thông như ngành may,

da giày, sản xuất sản phẩm từ plastic… có mức lương thấp, tăng ca nhiều, xa khu dân cư nên ít lao động địa phương tham gia, phải tuyển dụng lao động từ các địa phương khác đến.

Đối với các doanh nghiệp có mức lương cao lại đòi hỏi người lao động phải có

trình độ văn hoá, có chuyên môn kĩ thuật, có kinh nghiệm trong sản xuất và kinh doanh, có trình độ ngoại ngữ, có trình độ tin học,… những yêu cầu mà phần lớn nguồn lao động của quận Bình Tân chưa đáp ứng được.

Chính vì thế, để thu hút lao động có trình độ CMKT, các doanh nghiệp đã trả mức lương cao, đào tạo nghề tại cơ sở sản xuất…nên lao động làm việc ở TP. HCM tăng lên từ 85,13% đến 86,19%.

Bảng 2.27. Lao động Bình Tân chia theo địa điểm làm việc Đơn vị: %

Năm Làm việc tại TP.HCM Địa phương khác Không xác định

2012 85,13 1,3 13,57

2013 86,19 1,5 12,31

Nguồn [12]

Cung - cầu lao động trong ngành nông nghiệp: với quá trình đô thị hoá mạnh mẽ, sự phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp, diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp. Đến năm 2011, chỉ còn 476 hộ nông nghiệp (2.113 nhân khẩu) với 1.363 lao động nông nghiệp. Nổi bật trong nông nghiệp Bình Tân với 2 trang trại sử dụng 7 lao động thường xuyên (trang trại nuôi trăn của anh Nguyễn Hồng Chúng tại khu phố 5, phường Tân Tạo A; trang trại vườn cây – ao cá của ông Nguyễn Ngọc Thành tại khu phố 3, phường Tân Tạo)

Cung - cầu lao động trong ngành dịch vụ Trong những năm gần đây, nền kinh tế phát triển nhanh nên các loại hình dịch vụ cũng phát triển và ngày một phong phú, đa dạng hơn. Số lượng lao động trong ngành dịch vụ tăng từ 95.487 (2004) lên

149.738 (2013). Nhu cầu về lao động có trình độ chuyên môn nghiệp vụ trong dịch vụ cũng ngày một cao hơn.

Nhận xét chung

Về cung lao động: Nguồn lao động dồi dào, lực lượng lao động trẻ năng động

sáng tạo, có khả năng tiếp thu nhanh các thành tựu khoa học kĩ thuật hiện đại. Tỉ lệ lao động có khả năng lao động cao, đảm bảo nguồn lao động cho quá trình phát triển kinh tế của quận và TP. HCM.

Nguồn lao động còn những hạn chế cần giải quyết, đó là: đội ngũ lao động có trình độ lao động kĩ thuật vừa thừa lại vừa thiếu. Thừa lao động có trình độ kĩ thuật, thiếu lao động có trình độ chuyên môn gắn với công việc sản xuất ở công ti, xí nghiệp. Như vậy, hiện tại nguồn lao động trong quận chưa thể đáp ứng đúng nhu cầu của nhà tuyển dụng lao động. Vì vậy, tình trạng việc đi tìm người mà người vẫn thất nghiệp còn là bài toán chưa giải được.

Rõ ràng, với tốc độ phát triển kinh tế (đặc biệt là công nghiệp) rất nhanh như hiện nay, nguồn lao động trong quận chưa đáp ứng được nhu cầu lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật. Đây cũng là vấn đề trọng tâm trong chiến lược phát triển kinh tế và chương trình giải quyết việc làm của quận trong những năm tới.

Về cầu lao động:Kinh tế quận Bình Tân phát triển nhanh nên cầu lao động lớn.

Sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp, tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của ngành dịch vụ đã tạo ra nhiều việc làm.

Tuy nhiên, việc xác định nhu cầu lao động trong năm và cho các năm sau cũng như việc xác định nhu cầu lao động theo ngành nghề, độ tuổi… còn gặp nhiều khó khăn. Nhiều doanh nghiệp đang hoạt động cũng không dự báo được nhu cầu lao động cho các năm sau do còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: thị trường tiêu thụ sản phẩm, nên chưa xác định được chính xác kế hoạch và năng lực sản xuất.

2.3.2.3. Thực trạng việc làm

Năm 2010, Bình Tân có 446.839 lao động từ 15 tuổi trở lên. Dân số HĐKT là 424.051 lao động., chiếm 94,9% , cao hơn so với toàn Thành phố (67,1 %) . Tỉ lệ đó chứng tỏ sự dồi dào của nguồn lao động Bình Tân, bên cạnh đó, tình trạng thất nghiệp

của quận cũng ở mức tương đối thấp. Điều đó chứng tỏ sự năng động trong giải quyết việc làm của quận.

Bảng 2.28. Dân số từ 15 tuổi trở lên phân theo tình trạng HĐKT ở quận Bình Tân năm 2010

Đơn vị:%

Khu vực Hoạt động kinh tế Không hoạt động kinh tế

Bình Tân 94,9 5,1

TP.HCM 67,1 32,9

Nguồn [30]

Tỉ lệ dân số không HĐKT ở quận Bình Tân chiếm 5,1% thấp hơn rất nhiều so với mức trung bình của TP. HCM (32,90%). Bộ phận không HĐKT đó là bộ phận dân cư từ 15 tuổi trở lên đang là học sinh - sinh viên đang trong độ tuổi đi học và phụ nữ tham gia hoạt động nội trợ trong gia đình.

Nhóm dân số hoạt động kinh tế

Dân số hoạt động kinh tế luôn chiếm trên 92% dân số trong độ tuổi lao động, có xu hướng tăng lên theo từng năm. Đến năm 2011, dân số hoạt động kinh tế thường xuyên đã lên đến 95%, tỉ lệ cao nhất trong các năm gần đây nếu xét đến 6 tháng đầu 2014, dân số hoạt động kinh tế thừơng xuyên đã đạt tới tỉ số kỉ lục 95,20% cao nhất từ khi thành lập quận đến nay. Như vậy, rõ ràng quá trình CNH-HĐH và đô thị hoá đã tạo ra nhiều việc làm cho người lao động và sử dụng lao động có hiệu quả.

Bảng 2.29. Dân số hoạt động kinh tế thường xuyên qua các năm.

Năm 2004 2007 2010 2011 2012 2013 HĐKT (người) 246.453 337.245 424.051 438.038 452.101 466.483 Tỉ lệ so với tổng LĐ (%) 92,53 94,15 94,90 95,00 95,10 95,17 Nguồn [30] Tình trạng có việc làm

Những năm gần đây, tình trạng việc làm trong quận có những chuyển biến tích cực. Tỉ lệ lao động có việc làm cao và tương đối ổn định do kinh tế liên tục phát triển mạnh, thị trường lao động mở rộng: Tỉ lệ lao động có việc làm có thay đổi từ 90,26% (2004) tăng lên 94,27% (2010) và đạt 94,26% (2013).

Bảng 2.30. Tình trạng lao động có việc làm của quận Bình Tân Đơn vị: % Năm 2004 2007 2010 2011 2012 2013 Có việc làm 90,26 92,37 94,27 94,35 94,39 94,26 Đủ việc làm 64,29 63,28 64,37 66,23 67,16 67,33 Thiếu việc làm 25,97 29,09 29,90 28,12 27,23 26,93 Thất nghiệp 9,74 7,63 5,73 5,65 5,61 5,74 Nguồn [30]

Trong đó, tỉ lệ lao động đủ việc làm tăng từ 64,29% (2004) lên 67,33% (2013), tỉ lệ thiếu việc làm giảm từ 25,97% (2004) xuống còn 26,93 (2013). Nhìn chung tình trạng việc làm ở quận Bình Tân đang chuyển biến theo hướng tích cực.

Tình trạng việc làm phân theo giới tính

Năm 2013, tổng dân số HĐKT thường xuyên toàn quận là 466.483 người, chiếm 95,17% tổng dân số từ 15 tuổi trở lên. Tỉ lệ có việc làm thường xuyên chiếm 94,26%, trong đó tỉ lệ nữ có việc làm chiếm 55,36%. Tỉ lệ dân số có việc làm thường xuyên trong tổng dân số HĐKT thường xuyên cao. Tỉ lệ dân số không có việc làm thường xuyên (thất nghiệp) chiếm 5,74%, trong đó nữ chiếm 1,85%

Bảng 2.31. Tình trạng việc làm của dân số HĐKT thường xuyên theo giới tính quận Bình Tân năm 2013

Tiêu chí

Dân số HĐKT thường xuyên

Có việc làm

thường xuyên Không có việc làm thường xuyên

Tổng số Nữ Tổng số Nữ

Số lượng

(người) 466.483 439.707 258.245 26.776 8.677

Tỉ lệ (%) 100,00 94,26 55,36 5,74 1,86

Nguồn [30]

Dân số hoạt động kinh tế có việc làm thường xuyên phân theo nhóm tuổi

Tỉ lệ có việc làm ở lứa tuổi lao động trẻ và trung niên chiếm tỉ lệ cao, đây là nhóm tuổi có nhiều ưu thế về thể lực và sự nhanh nhạy, trong đó cao nhất là lứa tuổi 15 - 29 tuổi, luôn chiếm tỉ lệ trên 95% theo xu hướng tăng từ 95,21% (2012) lên 96,39% (2013), tăng 1,18%.

Tỉ lệ lao động trên 50 tuổi tuy thấp hơn hai nhóm còn lại nhưng cũng chiếm tỉ lệ cao 93,34% (2012) và giảm xuống còn 92,05% (2011), giảm 0,28%. Năm 2012, tỉ lệ có việc làm của nhóm tuổi 30 - 49 chiếm 94,62%, và giảm xuống còn 94,34% (2013),

giảm 0,28%.Như vậy, dân số hoạt động kinh tế có việc làm thường xuyên trong nhóm tuổi 15 – 29 có sự chuyển biến mạnh mẽ nhất trong ba nhóm tuổi.

Bảng 2.32. Dân số HĐKT có việc làm thường xuyên phân theo nhóm tuổi

Đơn vị: % Năm Chung Nhóm tuổi 15-29 30-49 50-60 2012 94,39 95,21 94,62 93,34 2013 94,26 96,39 94,34 92,05 Nguồn [30]

Dân số HĐKT có việc làm thường xuyên phân theo ngành

Những năm gần đây, nền kinh tế phát triển mạnh và ổn định nên dân số HĐKT có việc làm thường xuyên trong các ngành kinh tế khá đều. Năm 2010, cơ cấu dân số HĐKT theo ngành của quận là: công nghiệp: 65,47 % – dịch vụ: 34,53% – nông nghiệp: 0,31 %.

Bảng 2.33. Dân số HĐKT có việc làm thường xuyên phân theo ngành kinh tế của quận Bình Tân và TP. HCM năm 2010

Đơn vị: %

Khu vực Công nghiệp Dịch vụ Nông nghiệp

TP.HCM 35,81 61,55 2,64

Bình Tân 65,47 34,53 0,31

Nguồn [30]

Dân số HĐKT có việc làm thường xuyên trong các ngành kinh tế ở Bình Tân có sự chênh lệch lớn nhưng tương đối phù hợp với sự phân bố lao động chung của TP.HCM. Cụ thể, tỉ lệ dân số HĐKT có việc làm thường xuyên trong các ngành nông nghiệp ở Bình Tân rất thấp, thấp nhất trong cơ cấu lao động của quận (chiếm 0,31%), TP. HCM là 2,64% (cũng thấp nhất trong cơ cấu), cả nước 49,50% (chiếm tỉ lệ cao nhất). Tỉ lệ lao động có việc làm trong ngành công nghiệp – xây dựng ở Bình Tân chiếm tỉ lệ 65,47%, TP. HCM chiếm 35,81% còn cả nước là 20,06%. Tương tự, tỉ lệ lao động có việc làm trong ngành dịch vụ lần lượt như trên là 34,53%, 61,55% và 29,90%.

Như vậy, nếu so với cả nước, tỉ lệ lao động có việc làm thường xuyên trong ngành nông nghiệp thấp hơn cả nước nhưng trong ngành công nghiệp chiếm tỉ lệ cao

gấp 3,3 lần so với cả nước. Nếu so với TP. HCM thì lao động có việc làm thường xuyên trong ngành công nghiệp của quận cao gấp 1,8 lần, nhưng lao động trong ngành dịch vụ thì ngược lại TP.HCM cao gấp 1,8 lần Bình Tân.

Tình trạng thiếu việc làm

Tỉ lệ thiếu việc làm thường xuyên toàn quận là 5,7%, tỉ lệ thiếu việc làm giữa các phường có sự khác nhau, tỉ lệ thiếu việc làm cao ở các phường: Tân Tạo, Tân Tạo A, Bình Trị Đông A, Bình Trị Đông B, Bình Hưng Hoà B (cao hơn so với toàn quận) trong đó cao nhất là phường Tân Tạo A 7,08%, cao hơn toàn quận là 2,62%, thấp nhất là phường An Lạc A (4,28%).

Bảng 2.34. Tình trạng thiếu việc làm thường xuyên phân theo phường

Phường Số lượng (người) Tỉ lệ (%)

Toàn quận 27.939 5,7 Bình Hưng Hoà 2.704 5,44 Bình Hưng Hoà A 3.851 4,76 Bình Hưng Hoà B 2.912 6,84 Bình Trị Đông 2.870 4,62 Bình Trị Đông A 2.622 6,13 Bình Trị Đông B 2.644 6,51 Tân Tạo 3.002 6,14 Tân Tạo A 3.480 7,08 An Lạc 2.523 5,2 An Lạc A 1.065 4,28 Nguồn [30]

Tình trạng thiếu việc làm thường xuyên đang diễn ra và tồn tại tại quận Bình Tân. Từ khi thành lập quận đến nay, do quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh nên thu hút nhiều lao động từ các địa phương khác đến, dẫn đến tình trạng thiếu việc làm khá lớn (5,7%). Cơ bản lao động có hộ khẩu trong quận đều có việc làm đầy đủ. Riêng lao động từ nơi khác đến thì việc làm còn bấp bênh, chưa ổn định Ở đây, tình trạng thiếu việc làm thường xuyên được tính chung cho tất cả những người trong độ tuổi lao động.

Tình trạng thất nghiệp

Thất nghiệp được áp dụng tính với tất cả những người trong tuổi lao động có khả năng và nhu cầu làm việc nhưng thường xuyên không có việc làm. Ở Bình Tân, do lực lượng lao động đa số là từ các địa phương khác đến để tìm việc làm, phần lớn là lao động phổ thông, hầu hết họ đang trong độ tuổi lao động trẻ, nhưng nguồn lao động trẻ

này chưa đáp ứng được yêu cầu chất lượng của các doanh nghiệp nên tỉ lệ thất nghiệp trong quận ở nhóm tuổi lao động trẻ từ 15-29 tuổi chiếm khoảng 3,51% (2013) trong đó chủ yếu là tình trạng thất nghiệp cơ cấu.

Nhìn chung, tỉ lệ thất nghiệp có xu hướng giảm từ 4,90% (2012) xuống 4,83% (2013). So với TP. HCM năm 2013, tỉ lệ thất nghiệp của quận Bình Tân tương đương.

Tình trạng thất nghiệp phân theo nhóm tuổi

Tỉ lệ thất nghiệp trong nhóm tuổi trên 50 cao nhất: năm 2012 là 6,63%, năm 2013 là 7,13% , 6 tháng đầu năm 2014 đã giảm còn 7,08%.

Năm 2012, tỉ lệ thất nghiệp của nhóm tuổi 30-49 cao gấp 1,2 lần nhóm tuổi 15- 29; năm 2013 giảm còn 1,18 lần. Nhóm tuổi 15-29 chiếm tỉ lệ thất nghiệp thấp nhất 3,62% (2012), 3,51% (2013) và có xu hướng giảm dần, 6 tháng đầu 2014 còn 3,13%.

Bảng 2.35. Tình trạng thất nghiệp phân theo nhóm tuổi ở quận Bình Tân

Đơn vị: % Năm Chung Nhóm tuổi 15-29 30-49 50-60 2012 4,9 3,62 4,45 6,63 2013 4,83 3,51 3,85 7,13 Nguồn [30]

Trong độ tuổi 15 – 29 thất nghiệp chiếm tỉ lệ thấp: một phần trong nhóm tuổi này có tỉ lệ đi học cao đồng thời cũng là nhóm tuổi có trình độ văn hoá, chuyên môn kĩ thuật được đào tạo, đây chính là nguồn lao động cho các xí nghiệp, doanh nghiệp. Độ tuổi càng cao tỉ lệ thất nghiệp càng lớn do trình độ văn hoá, chuyên môn kĩ thuật ít được đào tạo trong quá khứ nên không đáp ứng được nhu cầu lao động trong quá trình

CNH – HĐH.

Tình trạng thất nghiệp phân theo địa bàn phường

Phường có tỉ lệ thất nghiệp thấp nhất là An Lạc A 3,41% (849 lđ), phường có tỉ lệ thất nghiệp cao nhất là Tân Tạo 6,21% (3.052 lđ, phường có số lượng thất nghiệp cao nhất là Bình Hưng Hoà A (3.147 lđ). Tất các các phường đều có tình hình chung,

Một phần của tài liệu lao động và việc làm quận bình tân (thành phố hồ chí minh) (Trang 89 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)