Tính trữ tình

Một phần của tài liệu hình tượng nam nhi trong sáng tác của trương hiền lượng (Trang 95 - 117)

8. Cấu trúc của luận văn

3.4. Tính trữ tình

Theo Từ điển thuật ngữ văn học do Trần Đình Sử chủ biên, “Trữ tình là một trong ba phương thức thể hiện đời sống, làm cơ sở cho một loại tác phẩm văn học”

Trương Hiền Lượng là thế hệ nhà văn trẻ trưởng thành sau cuộc Đại cách mạng văn hóa cùng với Vương An Ức, Hàn Thiếu Công, Giả Bình Ao, Trương Kháng Kháng, Mạc Ngôn, Thiết Ngưng… Nói đến Trương Hiền Lượng không thể không nói đến thể loại tiểu thuyết, một thể tài làm đầy đặn, mới mẻ chân dung văn học của Trương Hiền Lượng nhưng điều đặc biệt gây ngạc nhiên cho nhiều người,

94

ban đầu ông bước vào sự nghiệp sáng tác với tư cách là một nhà thơ. Theo ông, “viết thơ là phương thức tốt nhất để bày tỏ được suy nghĩ, để bộc lộ được nội tâm”. Trong một thời gian ngắn ông trở thành một nhà thơ trẻ của Trung Quốc. 1957, bài thơ Đại phong cain trên nguyệt san Diên Hà, thể hiện sự sôi nổi, hăng hái của tuổi trẻ, những vần thơ ấy định hình một tài năng Trương Hiền Lượng. Chính vì vậy, tính trữ tình trong tiểu thuyết là một đặc trưng phong cách nghệ thuật của Trương Hiền Lượng, tạo cho ông một cá tính rất riêng không lẫn với ai. Tính trữ tình trong giọng điệu, trong cách tự truyện, trong tình huống truyện, trong cách miêu tả thiên nhiên và trong cách nhìn của nhân vật… Chính yếu tố lãng mạn, trữ tình đã tạo nên thứ “men” mới lạ cho tiểu thuyết đương đại Trung Quốc.

Tính trữ tình trong sáng tác của Trương Hiền Lượng biểu hiện rõ nhất qua những dòng miêu tả thiên nhiên. Bản thân yếu tố thiên nhiên đã mang đậm chất thơ nhưng qua ngòi bút của Trương Hiền Lượng, tính trữ tình ấy lại mang một màu sắc khá riêng biệt: “Cánh đồng lúa nước rộng lớn tỏa hơi nóng hầm hập dưới nắng gắt, bầu trời không một gợn mây. Hôm nay đẹp trời. Lá cỏ kê to mập, giữa lá nổi đường gân trắng, lá cỏ ba cạnh xòe rộng, óng ả mượt mà, lá lau nhọn hoắt, rìa sắc như dao, hàng triệu, hàng triệu lá bao nhiêu là lá, chúng sung sướng hân hoan hướng tới bầu trời xanh thẳm. Từ cánh đồng suốt tới tận chân núi, cây cỏ tốt tươi xanh ngắt, màu xanh thẫm, một màu xanh bao la man mác” [24, tr.57]. Thiên nhiên được soi chiếu ở nhiều góc độ, tràn ngập chất trữ tình. Câu văn xuôi có sự phối hợp giữa âm thanh và nhịp điệu tạo nên sự co duỗi nhịp nhàng. Khi tiếp xúc với tiểu thuyết của Trương Hiền Lượng, người ta dễ dàng nhận ra ở mỗi câu, mỗi chữ đều khơi nguồn từ sự phong nhã, trữ tình. Tây Bắc, mảnh đất thân thương thấm đượm bao câu hát, Tây Bắc hiền hòa, thơ mộng mà vịnh cảnh, điểm tô cho nét trầm mặc, lắng dịu của con người nơi đây. Thiên nhiên Tây Bắc cũng trở thành một sinh thể rất riêng, mang nhiều suy tư, nỗi niềm, lúc gầm gừ, ào thét, lúc dịu dàng, bình dị: “Mặt trời khuất sau đỉnh núi, cánh đồng rộng đã dẫn đầy nước phút chốc mát dịu hẳn đi. Ếch nhái đã kêu mấy tiếng, dạo đầu rời rạc. Tiếng kêu kéo dài uể oải, tưởng chừng chúng đang ngáp dài ngái ngủ” [24, tr.35], cùng với tiếng ếch nhái, gió lướt trên lúa non như than như khóc.

95

Tính trữ tình không chỉ thể hiện ở vẻ đẹp huyền diệu của thiên nhiên mà còn ở những cung bậc cảm xúc của lòng người: “Lúc này tôi cảm thấy giai điệu mang đậm màu sắc địa phương trong bài hát của anh Hỉ đã truyền cho tôi cái hăm hở của người khai hoang Bắc Mĩ mà Nêruda ca ngợi. Lời ca ấy, những con chim ưng ấy, đồng ruộng thê lương hút tầm mắt ấy, những dãy nhà liên miên bất tận chính là làn điệu của bài dân ca… tất cả sống dậy trong tôi. Trong khoảnh khắc, tôi nhìn thấy mình trở nên đẹp đẽ và tràn trề sức sống” [27, tr.55]. Ông đưa những lời thơ vào trong những lời trần thuật, có tác dụng tạo nên cái nền bộc lộ tâm trạng, thể hiện cảm xúc của người nam nhi, tạo cho ông một nét riêng khó lẫn với những cây bút khác.

Dù khai thác mãn đề tài hiện thực, đi sâu vào tấn bi kịch người nam nhi với phong cách viết sắc sảo, lạnh lùng nhưng tiểu thuyết của ông vẫn thấm đậm chất trữ tình. Những lời văn có vần, có điệu, chắt lọc những đặc tính của thơ và nhạc, chất trữ tình toát ra từ cuộc sống u hoài của con người:

Ơi!... Ngựa đã sang quê người, Ơi chàng ơi!

Vó câu quần nát đất, Em bỏ cả việc nhà,

Nhớ chàng đau đáu chàng ơi! [27, tr.11]

Chất giọng của anh chàng Hỉ bị dồn ép, u uất, nay bật ra từ một sức nén mạnh mẽ. Giữa khung cảnh đồng ruộng khô cằn, nắng gió bị tác động bởi lời ca mơn trớn, khiến tinh thần người nam nhi Chương Vĩnh Lân trở nên đẹp đẽ và tràn ngập tình cảm sau những năm tháng lao động và cải tạo.

Tiểu thuyết của Trương Hiền Lượng mang tính chất hướng nội, gắn với kiểu nhân vật tự nhận thức, tự vấn. Khi cái đói quay quắt đã “ném” những người nam nhi vào đời sống bản năng, làm biến dạng tính cách con người thì những câu hò, câu hát thể hiện niềm tin, lạc quan vào cuộc sống:

Cây tường vi xinh đẹp Khi đã rụng hết hoa In hệt như cây cỏ gai Nhiều gai ít lá

96

Chông gai ư? Tôi đâu có sợ! Chông gai ư? Coi như đồng hoa Trên đời này, ai dày vò nỗi ta!

Dù Diêm vương sai quỷ đầu trâu đến bắt Ta khinh tất!

Vì củ cải ta đã có năm cân! [27, tr.39]

Sắc thái giọng điệu, ngôn từ đóng vai trò quan trọng tạo nên chất trữ tình trong văn xuôi. Thần thái của câu văn chính là giọng điệu. Bên cạnh đó, Trương Hiền Lượng đã tạo ra nhiều khoảng trống trần thuật nhằm khơi gợi, kích thích trí tưởng tượng của người đọc. Cùng với Mạc Ngôn, Giả Bình Ao, Thiết Ngưng… thành công ở ngôi kể thứ nhất, Trương Hiền Lượng cũng khéo léo sử dụng ngôi kể này giúp cho câu chuyện được kể lại một cách tỉnh táo và khách quan. Người nam nhi xưng “tôi”, dễ dàng tạo được sự liên kết độc đáo với độc giả vì câu chuyện dường như mang tính xác thực hơn, được kể qua sự trải nghiệm của chính nhân vật.

Ta bắt gặp yếu tố trữ tình ở nhiều tác phẩm như Dưới bóng hoàng lan của Thạch Lam, Hương cỏ mật của Đỗ Chu, Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư… ở tiểu thuyết của Trương Hiền Lượng, càng tiếp xúc ta càng thấy sự chín tới của một phong cách ổn định, thiên về trữ tình.

Tiểu kết chương 3

Với những thủ pháp nghệ thuật trên, nhà văn Trương Hiền Lượng rất thành công khi miêu tả ngoại hình, nội tâm và sử dụng lời thoại nhân vật. Ông đã tạo nên một sự khác biệt, độc đáo cho hình tượng người nam nhi. Đó là một thế giới nhân vật có tính cách, số phận.

Không gian trong tác phẩm của nhà văn Trương Hiền Lượng luôn mở ra những suy tưởng, trăn trở của nhân vật. Đó là một lối kết cấu độc đáo, cho thấy sự buông bắt rất nhịp nhàng của tác giả.

Tính trữ tình càng khẳng định phong cách mới lạ của Trương Hiền Lượng trong văn đàn văn học Trung Quốc đương đại. Ông đã tìm được một “bến đỗ” vững chắc trong lòng người đọc.

98

KẾT LUẬN

1. Trương Hiền Lượng là nhà văn tiêu biểu của văn học đương đại Trung Quốc, được nhiều nhà nghiên cứu xếp vào dòng văn học vết thương. Cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Trương Hiền Lượng có mối quan hệ mật thiết với cuộc Đại cách mạng văn hóa ở Trung Quốc. Sau hơn hai mươi năm treo bút, nhà văn đã trở lại sáng tác bằng tất cả nhiệt huyết, đam mê. Mỗi tác phẩm đều gắn liền với những bước thăng trầm của vận mệnh dân tộc. Ngòi bút của Trương Hiền Lượng tỉnh táo, sắc bén. Ông vừa kế thừa những truyền thống văn học tốt đẹp vừa có những cách tân rất mới mẻ, táo bạo.

Hình tượng nam nhi chiếm một vị trí quan trọng trong các tác phẩm của Trương Hiền Lượng. Nhà văn vừa kế thừa những quan niệm truyền thống để khẳng định vai trò của người nam nhi trong gia đình, trong xã hội vừa đặt ra vấn đề nam nhi có tính đột phá. Người nam nhi trong các tác phẩm có những xuất thân khác nhau, chịu nhiều tác động của Cách mạng văn hóa. Qua hình tượng này, chúng tôi thấy được phần nào khí chất và tư tưởng của nhà văn.Trong đời thực, bản thân ông cũng là một kiểu nam nhi “đích thực”, dù bị qui chụp phái hữu, trải qua những năm tháng lao động khổ sai ở trấn Bắc Bảo – Ninh Hạ, những khó khăn không làm ông gục ngã khi sự kiên định vì lí tưởng vẫn còn.

2. Chúng tôi đã nghiên cứu hình tượng người nam nhi trong sáng tác của Trương Hiền Lượng ở nhiều khía cạnh khác nhau. Hình tượng người nam nhi hiện lên ở vẻ đẹp tâm hồn, là những người nam nhi giàu cá tính, có khát vọng. Họ mang nhiều bi kịch tinh thần, có thể thấy là bi kịch tinh thần bản năng và bi kịch lí tưởng. Hình tượng nam nhi còn được soi xét dưới góc nhìn tính dục, tình yêu. Qua đó tác giả muốn hướng đến một mẫu hình nam nhi lí tưởng, vừa mang vẻ đẹp ngoại hình và cả phẩm chất, vượt qua nhiều bi kịch trong đời sống xã hội và tinh thần để đạt được tình yêu và lí tưởng.

3. Nghệ thuật xây dựng hình tượng người nam nhi độc đáo, mới mẻ, tạo ấn tượng. Chúng tôi đã khảo sát các sáng tác của Trương Hiền Lượng khai thác hình

99

tượng nam nhi thông qua miêu tả nhân vật, lời thoại nhân vật, không gian nghệ thuật và tính trữ tình. Nhà văn đã lột tả những nhân vật về ngoại hình lẫn nội tâm, ngôn ngữ đối thoại lẫn độc thoại, không gian nghệ thuật ngột ngạt đã mở ra chiều suy tưởng. Tính trữ tình mang lại cho ông một phong cách viết mới mẻ, độc đáo.Các thủ pháp nghệ thuật đã thể hiện được góc nhìn riêng của tác giả về hình tượng nam nhi và phong cách tiểu thuyết Trương Hiền Lượng.

4. Hình tượng nam nhi chỉ là một trong những hình tượng quan trọng trong sáng tác của Trương Hiền Lượng. Quá trình nghiên cứu chúng tôi đã cố gắng chỉ ra được những khía cạnh đặc sắc nhất qua hình tượng này của nhà văn, nhưng bên cạnh đó cũng còn có nhiều thiếu sót. Vì thế, nếu có cơ hội được phát triển trong những công trình tiếp theo, chúng tôi sẽ mở ra những hướng đi mới có phạm vi rộng hơn như nghiên cứu hệ thống hình tượng nhân vật trong tiểu thuyết của Trương Hiền Lượng, nghiên cứu nghệ thuật tự sự của tiểu thuyết Trương Hiền Lượng.

100

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Aristotle, Lưu Hiệp (Lê Đặng Bảng, Thành Thế Thái Bình, Đỗ Xuân Hà, Thành Thế Yên Bái, Phan Ngọc dịch) (1999), Nghệ thuật thơ ca - Văn tâm điêu long, Nxb Văn học, Tp. Hồ Chí Minh.

2. Phan Văn Các (1991), “Nhận diện văn học Trung Quốc trên bình diện lí luận”, Tạp chí Văn học, (2), tr.67-23.

3. Phạm Tú Châu (2003), “Tiểu thuyết tiên phong Trung Quốc, ra đời, nở rộ và trầm lắng”, Tạp chí Văn học, (12), tr.41-48.

4. Nguyễn Văn Dân (1998), Lí luận văn học so sánh, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 5. Đường Đắc Dương (2003), Cội nguồn văn hóa Trung Hoa, Nxb Hội Nhà văn

Việt Nam, Hà Nội.

6. Quang Đạm (1994), Nho giáo xưa và nay, Nxb Văn hóa, Hà Nội.

7. Trần Văn Đào (2000), “Văn đàn và nhà văn Trung Quốc những năm 90”, Tạp chí

Văn học, (1), tr.71-78.

8. Hán Đạt, Tào Dư Chương (2007), Lịch sử văn học Trung Quốc 5000 năm, Nxb Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh.

9. Hương Giang (2005), Những ứng xử trong xã hội Trung Hoa cổ xưa, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.

10. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2010), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

11. Phạm Thị Hảo (2008), Khái niệm và thuật ngữ lí luận văn học Trung Quốc, Nxb Văn học, thành phố Hồ Chí Minh.

12. Lưu Hiệp (1999), Văn tâm điêu long, Nxb Văn học, Hà Nội.

13. Đỗ Minh Hợp (2009), Tôn giáo phương Đông, quá khứ và hiện tại, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.

14. Nguyễn Trần Huân (1954), Nhà văn Trung Hoa Hiện đại, Nxb Vỡ Đất, Hà Nội. 15. Lê Khang (2011), Tìm hiểu văn hóa Trung Quốc, Nxb Văn hóa - Thông tin,

101

16. Phạm Khang, Lê Minh (2011), Tìm hiểu văn hóa Trung Hoa, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.

17. Đinh Gia Khánh (1991), Thần thoại Trung Quốc, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 18. Đàm Gia Kiện, Trương Chính và những người khác dịch (1993), Lịch sử văn hóa

Trung Quốc, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

19. Lê Đình Kỵ (1998), Phê bình nghiên cứu văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

20. Vũ Đình Lưu (1968), Hành trình vào phân tâm học, Nxb Sài Gòn, thành phố Hồ Chí Minh.

21. Phương Lựu (2004), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

22. Trần Đức Lâm, Trúc Chi (2009), Văn hóa Trung Hoa trong các con số, Nxb Bách khoa, Hà Nội.

23. Hoàng Thị Lan (2012), Tình trữ tình và triết lí trong tiểu thuyết của Trương Hiền Lượng, Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Hà Nội.

24. Trương Hiền Lượng, Phan Văn Các, Trịnh Trung Hiếu dịch, (1989), Một nửa đàn ông là đàn bà, Nxb Lao động, Hà Nội.

25. Trương Hiền Lượng, Phan Văn Các, Trịnh Trung Hiếu dịch (1994), Phong cách nam nhi (tập 1, 2), Nxb Hà Nội, Hà Nội.

26. Trương Hiền Lượng, Trần Đan Yến, Thái Nguyễn Bạch Liên dịch (2003), Thời thanh xuân, Nxb Thuận Hóa, Thừa Thiên Huế.

27. Trương Hiền Lượng, Trần Đình Hiến dịch (2004), Cây hợp hoan, Nxb Phụ nữ, Hà Nội.

28. Trương Hiền Lượng, Phạm Tú Châu dịch (2012), Một tỉ sáu, Nxb Phụ nữ, Hà Nội.

29. Nguyễn Đăng Mạnh (1996), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

30. Nguyễn Thị Tuyết Mai (2009), Quan niệm của Nho giáo về con người, về giáo dục và đào tạo con người,Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

31. Marquez, G. Nguyễn Trung Đức, Phạm Đình Lợi dịch (2003), Trăm năm cô đơn, Nxb Văn học, Hà Nội.

102

32. Phùng Hoài Ngọc (2011), Tài liệu văn học Trung Quốc: Văn học Châu Á 1 và chuyên đề văn học Trung Quốc hiện đại, Đại học An Giang.

33. Bùi Ngọc Oánh (2006), Tâm linh học giới tính và giáo dục giới tính, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

34. Trần Phò (2007), Người xưa với văn hóa tính dục, Nxb Phụ nữ, Hồ 35. Chí Minh.

36. Trần Minh Sơn (2004), Phê bình văn học Trung Quốc đương đại, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

37. Đặng Đức Siêu (2005), Văn hóa Trung Hoa, Nxb Lao động, Hà Nội.

38. Lê Huy Tiêu (2004), Cảm nhận mới về văn hóa và văn học Trung Quốc, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

39. Lê Huy Tiêu (2006), “Sự đổi mới tiểu thuyết đương đại Trung Quốc”, Tạp chí

Văn học nước ngoài, (2), tr.154-162.

40. Lê Huy Tiêu (2011), Tiểu thuyết Trung Quốc thời kì cải cách mở cửa, Nxb Giáo dục Việt Nam.

41. Phùng văn Tửu (2002), Tiểu thuyết Pháp hiện đại những tìm tòi đổi mới, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

42. Phùng Văn Tửu (2010), Tiểu thuyết Pháp trên đường đổi mới nghệ thuật, Nxb Tri thức, Hà Nội.

43. Trần Ngọc Thuận, Lịch sử văn học Trung Quốc, (tập 2), Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.

44. Trần Đức Thảo, Đoàn Văn Chúc dịch (1996), Tìm cội nguồn ngôn ngữ và ý thức, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.

45. Vạn Văn Tuấn và những người khác biên soạn, Bùi Hữu Hồng dịch, (2000),

Khái yếu Lịch sử Trung Quốc, (tập 1), Nxb Thế giới, Hà Nội.

46. Vạn Văn Tuấn và những người khác biên soạn, Bùi Hữu Hồng dịch (2000), Khái yếu Lịch sử Trung Quốc, (tập 2), Nxb Thế giới, Hà Nội.

47. Nguyễn Hồng Thanh (1996), Tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc và hình tượng

Một phần của tài liệu hình tượng nam nhi trong sáng tác của trương hiền lượng (Trang 95 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)