Không gian nhà tù

Một phần của tài liệu hình tượng nam nhi trong sáng tác của trương hiền lượng (Trang 88 - 91)

8. Cấu trúc của luận văn

3.3.1.Không gian nhà tù

Không gian nghệ thuật chủ yếu được xây dựng dựa trên nền không gian nhà tù. Đây là kiểu không gian đặc trưng, khá nổi bật trong tiểu thuyết của Trương Hiền Lượng… bên cạnh một kiểu không gian nhỏ bé, còn tồn tại kiểu không gian bên ngoài rộng lớn, nó được ví như một “căn buồng” lớn bao trùm sự ngột ngạt, bức bí lên mọi người.

87

Những tù nhân lao cải luôn mang tâm trạng hoang mang lắm ưu tư, nhiều bi kịch, đầy lo âu, dễ bị sa ngã và đổ vỡ niềm tin khi tồn tại trong một không gian nhà tù đầy bất trắc, ngổn ngang và hỗn loạn: “Trong đội lao động lao cải phải tuân thủ một hệ thống quan niệm và tiêu chuẩn giá trị hoàn toàn khác với thế giới bên ngoài” [24, tr.21]. Sống trong kiểu không gian ấy, Con người luôn trăn trở về sự tồn tại của chính mình: “Là con người, thì vừa phải lấy bất biến ứng vạn biến, lại vừa phải ráng sức tìm kiếm cái đa biến, để thích ứng với lịch sử” [24, tr.24]. Được đặt trong thời Đại cách mang văn hóa thì kiểu không gian này là biểu tượng cho sự đổ vỡ, đảo lộn mọi trật tự và giá trị đạo đức. Người dân sống chân chất với lòng dạ lương thiện, thuần phác nơi cao nguyên hoàng thổ, cuộc sống đang bình yên thế mà bỗng chốc: “Phải đấu tranh giai cấp ngày này sang ngày khác, tháng nọ tiếp tháng kia” [24, tr.22]. Một thời đại loạn lạc tới mức, rối ren tới mức mà đội trưởng Vương cũng không thể nói được một cách gì cho rõ ràng được: “Ông ta không nói, chứng tỏ rằng loạn đến mức ông chẳng có cách nào nói cho được; ông ta không nói, chứng tỏ rằng, biến động đến mức khiến ông mắt trợn, trừng miệng ớ ra rồi” [24, tr.30].

Thời Đại cách mạng văn hóa đảo lộn mọi giá trị, con người làm việc sai trái là một việc rất bình thường, tự nhiên, “người nông dân nào cũng đi ăn trộm, không ăn trộm mới là không bình thường, thì dĩ nhiên trộm cắp cũng chẳng có gì đáng hổ thẹn” [24, tr.39]. Nhân vật “tôi” trong Thời thanh xuân bị chính người thầy qui chụp, bắt phải thừa nhận việc ăn cắp, cuối cùng thừa nhận xong, cậu bị đuổi học: “sau khi áp đảo tôi về lí, thầy chuyển sang tình, cậu nên nhớ thừa nhận là có lợi cho mình, cậu có biết chính sách của lãnh đạo là như thế nào không? “khoan hồng với bộc lộ, nghiêm trị với ngoan cố”, chỉ cần cậu thừa nhận là mọi việc sẽ ổn thỏa” [26, tr.20]. Người bị đẩy vào tù vì bụng đói phải đi ăn trộm, kẻ ăn cắp phân hóa học đem bán lấy tiền chữa bệnh cho mẹ, kẻ chăn bò cho đội sản xuất để bò chết. Nếu những người dân bị đẩy vào tù với thái độ ngoan ngoãn, nhẫn nhục, không oán than, vui với mệnh trời, thì người trí thức trăn trở hơn nhiều về hoàn cảnh thực tại: “Người có khả năng suy nghĩ thì sống bằng tư duy, kẻ không có khả năng suy nghĩ thì sống bằng bản năng, nhưng bản năng khiến người ta cứng, còn tư duy khiến người ta yếu mềm. Thật ra, trên thế giới này, suy nghĩ hay không suy nghĩ cũng thế thôi” [24, tr.73]. Người tri

88

thức bị tổn thương về vật chất và tinh thần nhưng nỗi đau về tinh thần còn đáng sợ hơn nhiều đối với họ.

Không gian nhà tù là nơi chứng kiến rõ nhất sự va đập giữa con người cá nhân với hoàn cảnh sống, “Trong phòng tập thể, anh chiếm được một chân tường tức là đã giành được một nửa tự do, bớt đi một nửa bị quấy nhiễu” [27, tr.16]. Những người tri thức giành giật, giở đủ mánh khóe để có được miếng ăn, có được nơi trú ngụ. Không gian sống đã khiến họ trở thành những mảnh đời tội lỗi, hình thành trong họ bản năng của sự sinh tồn. Nơi ở của tù nhân không có vọng gác, không có mạng điện, chỉ có tiếng gà gáy và chó sủa. Cuộc sống trong nhà tù lao cải quẩn quanh, tù đọng, âm u và bế tắc, khiến họ cảm nhận: “Con người ta đã sinh ra có bộ óc thì phải suy nghĩ nghiền ngẫm: chẳng lẽ chúng ta cứ tiếp tục sống mãi như thế này sao? Chẳng lẽ đất nước chúng ta cứ tiếp tục là một nhà tù khổng lồ” [24, tr.168]. Sống trong không gian nhà tù, vấn đề sống và chết là một ranh giới rất mong manh, khó mà phân biệt được: “Người Trung Quốc đâu có sợ chết, nhất là giờ đây, sống có sung sướng nỗi gì” [24, tr.91].

Không gian nhà tù là kiểu không gian biệt lập, tách bạch với không gian xã hội bên ngoài, là thế giới của sự cô đơn, thể hiện nỗi đau bi kịch lớn nhất của con người. Không gian nhà tù bức bách mọi quyền tự do của con người, “Mãi sau này, bọn cảnh vệ đề nghị với cục lao cải qua đường dây lính cảnh vệ, cục lao cải mới đưa ra qui định: trong thời kì lao cải chỉ được phép hát phàm là quân phản động, anh không đánh, nó không đổ nhào. Nhưng tới năm 1967… lập tức ra lệnh tù lao cải dứt khoát không được phép hát Bài ca Ngữ lục nữa” [24, tr.34]. Từ năm 1958, sau khi “công xã hóa”, chúng ban hành đủ chế độ quy định, chúng lấp kín mọi kẻ hở của đời sống nông thôn một cách khắc nghiệt. Những người tù lao cải không được phép hát bài ca Ngữ lục. Những tù nhân lao cải không được hát, không được phát biểu, không được tự do ngôn luận. Đó là một trong những quyền cơ bản nhất của con người cũng không thực hiện được. Sống trong không gian nhà tù, người tri thức bị tách bạch hoàn toàn với thế giới bên ngoài, Chương Vĩnh Lân vẫn tiếp tục viết nhật kí và mua pin đài nghe ngóng tình hình diễn ra ở bên ngoài: “Tôi xúc động lắp pin vào, kéo ăng ten cần câu lên đeo tai nghe vào. Trong giây phút đó, chính bản thân tôi cũng có một cảm

89

giác phạm tội, mặc dù tôi vẫn nghĩ rằng nghe đài chẳng có gì là tội lỗi cả - đã tin mình nắm chân lí trong tay, thì việc gì còn sợ nhân dân nghe những lời nói dối nhưng mấy đầu ngón tay tôi vẫn run run như cầy sấy không sao ngăn nổi, đầu ngón tay tôi đang dò tìm từng quãng song” [24, tr.267]. Vào thời buổi ấy, máy thu thanh được dùng vào những đặc vụ phản cách mạng nên ai sử dụng lập tức gây sự chú ý của mọi người xung quanh. Cái cảm xúc vừa tội lỗi, vừa hồi hộp run run của Chương Vĩnh Lân càng nói lên khát vọng gắn kết bản thân với xã hội bên ngoài. Không gian nhà tù là một thế giới khép kín, tràn ngập một không khí bức bối, khiến nhân vật muốn thoát ra khỏi không gian đó.

Một xã hội tràn ngập không khí khủng bố, thất điên bát đảo, bao trùm sự ngột ngạt lên mọi người, hiện lên từng khuôn mặt của người đi tố giác, kẻ bị tố giác, người đi tù, kẻ coi tù, tù đàn ông, tù đàn bà, đi đâu cũng đấu tố, con người bị đọa đày với những suy tư, vật vã và nhiều trăn trở.

Một phần của tài liệu hình tượng nam nhi trong sáng tác của trương hiền lượng (Trang 88 - 91)