Vấn đề tính dục và tình yêu

Một phần của tài liệu hình tượng nam nhi trong sáng tác của trương hiền lượng (Trang 56 - 64)

8. Cấu trúc của luận văn

2.3.2. Vấn đề tính dục và tình yêu

Yếu tố tính dục là phương tiện để chuyển tải dụng ý của nhà văn, được nhà văn đặt trong nhiều tương quan khác nhau, vừa có chức năng phản ánh, vừa gửi gắm những thông điệp. Những tác phẩm văn học có yếu tố tính dục chuyển tải những ẩn ức của đời sống nhân sinh như Báu vật của đời của Mạc Ngôn, Kafka bên bờ biểncủa Murakami, Huynh đệ của Dư Hoa và những tác phẩm của Vệ Tuệ, Thiết Ngưng, Trương Hiền Lượng…

55

Yếu tố tính dục là một vấn đề mang tính chất phổ biến trong những trang tiểu thuyết hiện đại. Mỗi nhà văn có cách tiếp cận hoàn toàn khác nhau để thể hiện chiều sâu thế giới nội tâm của nhân vật vì yếu tố tính dục luôn gắn liền với bản chất con người. Yếu tố tính dục được sử dụng với tần suất cao, góp phần thể hiện nên những đặc sắc văn chương của họ.

Tính dục là cách chống lại “cấm dục, diệt dục”, tồn tại rất lâu đời trong chế độ phong kiến. Từ Nho giáo của Khổng Tử cho đến Tống Nho, đến Lí Học của Trình Hạo và Chu Hy chủ trương “diệt nhân dục, nhân thiên lí”. Thời phong kiến, gọng kìm lễ giáo ngày càng xiết chặt, tự do yêu đương là tội lỗi, đáng bị lên án, trừng phạt. Yếu tố tính dục trong xã hội xưa không còn là kiểu tình dục thuần túy. Nó gắn liền với những hệ giá trị đạo đức và những chuẩn mực nhất định. Đặc biệt, tình dục còn gắn liền, phụ thuộc nhiều vào phái tính. Nó qui định sự sở hữu tuyệt đối một chiều, người đàn ông có quyền quyết định, sở hữu tuyệt đối người đàn bà. Quan hệ huyết thống là nền tảng gia đình vững chắc, qui định những đặc tính trong quan hệ tình dục.

Là một nhà văn nam, viết về vấn đề của nam giới, ngòi bút của Trương Hiền Lượng phản ánh rất thực, rất người. Những khát khao, những ước muốn bản năng được ông thể hiện trực tiếp. Nhà văn đi sâu khai phá những ham muốn, những khát khao bị kiềm chế bởi khế ước xã hội, ông xây dựng nên hình tượng nam nhi một cách tinh tế và táo bạo. Họ sống thật với cảm xúc của chính mình, giúp xóa bỏ rào cản định kiến xã hội, quan niệm đạo đức cũ. Vấn đề tình dục cứ trở đi trở lại thường xuyên trong giấc mơ của Chương Vĩnh Lân và những người bạn tù, vấn đề tình dục như là một sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ tác phẩm. Nhân vật trong tác phẩm muốn có một sự chung đụng về mặt thể xác, đó là sự chung đụng theo sở thích. Họ có thể tưởng tượng về đủ kiểu tình yêu, đủ kiểu đàn bà, họ muốn người phụ nữ ngủ chung với họ là bất cứ ai. Có thể nói qua giấc mơ, họ muốn xác định sự hiện hữu của chính mình trong ý nghĩa tồn tại của chính bản thân trong đời thực.

Hoạt động tình dục trong giấc mơ là một ẩn ức sinh lí, những dục vọng, ham muốn bị ức chế lâu ngày. Chương Vĩnh Lân và những người bạn tù tồn tại với tâm trạng bất trắc, những lí tưởng bị đổ vỡ trong họ. Trạng thái phổ biến là tâm trạng bất an, luôn lo lắng, sợ hãi. Những gì ám ảnh trong đời thực sẽ có dịp hiển hiện vào trong

56

giấc mơ của nhân vật khiến họ bị chao đảo trước những mơ hồ của thực tại, “đêm tối thế này có hồn ma đàn bà hiện lên thì hay nhỉ”, “Một hồn ma con gái thì không đủ chia, tốt nhất là một lũ, mười ba cô, chúng mình mỗi thằng ôm một cô” [24,tr.36 ]. Khao khát tình dục là một cơn khát được sẻ chia, khát được làm một người đàn ông “thực thụ”, đó là nhu cầu bản năng mãnh liệt nhất.

Tính dục thể hiện tinh thần lạc quan của con người cá nhân, chống lại sự áp bức, gò bó của nhà tù. Thế giới nội tâm của nhân vật hiện lên chân thật, những con người đi theo tiếng gọi của bản ngã, mang theo những hoang mang khi bước đi chông chênh giữa cuộc đời. Trong hoàn cảnh tù đày, người tù đàn bà còn khổ gấp trăm lần những người tù đàn ông, những người đàn bà thần kinh họ yếu hơn. Họ thường không chịu nỗi cảnh cô đơn, họ muốn được vuốt ve, chăm sóc nên có cơ hội thì y như rằng, “dây thép gai 5 ly cũng không cản nổi những cơn hứng tình của họ, có người lăn xả vào ôm lấy tù đàn ông tự do” [24, tr.55]. Nỗi thèm khát, những ẩn ức sinh lí gắn liền với nhục cảm nên nó cứ phát tán thành những động tác của cơ thể bất chấp luật lệ nhà tù. Với những dòng xoáy cảm xúc bất tận, mạnh mẽ, dữ dội muốn phá tan những chuẩn mực, sự bẩn thỉu của nhà tù để vươn tới những phẩm giá cao cả.

Trang văn miêu tả cuộc gặp gỡ giữa người tù đàn ông Chương Vĩnh Lân và người tù đàn bà Hoàng Hương Cửu, Trương Hiền Lượng xứng đáng là bậc thầy miêu tả tâm lí nhân vật. Một khung cảnh nên thơ xen lẫn sự thô tục nhưng đó mới chính là nét rất đời. Không gian được miêu tả như một chốn thiên đường với những khóm lau rì rào trong gió, đó là một điểm nhấn làm nền cho một khung cảnh tuyệt đẹp hòa vào tiếng nước chảy ri rỉ, tất cả được cảm nhận thật tinh tế:

Tôi tò mò vạch lau ra, nhòm sang phía bên kia mương tiêu. Tôi chợt giật mình kinh ngạc: Tôi nhìn thấy một con người!

Một người đàn bà!

Một người đàn bà trần truồng! [20, tr.64].

Không gian bãi lau lách đã tách rời không gian sống của những tù nhân lao cải, được miêu tả thật hữu tình với sự xuất hiện của một người đàn bà trần truồng bằng xương bằng thịt với những đường cong thật rõ ràng, hiện ra trước mắt Chương Vĩnh Lân, đó không còn là hình ảnh mơ hồ do tưởng tượng ra nữa, “Cả thân hình cô là một

57

khối, đầy đặn ngồn ngộn mỡ màng, từng bộ phận đều toát lên nét dịu dàng mềm mại mà khỏe khoắn. Ánh nắng chiếu thẳng xuống giữa hai bờ lau cao vút xanh thẳm, da thịt cô bóng mịn như tấm lụa căn phòng, khơi gợi lên cảm giác sảng khoái thư thái như một màu tơ trong mờ óng ả. Đôi vai xoay qua xoay lại và cặp vú nhún nhẩy nhịp nhàng, ướt nước loang loáng càng sáng lên lung linh ấm áp. Phía dưới bầu vú căng tròn, là hai quầng bóng râm lượn cong hấp dẫn” [24, tr.65].

Giữa không gian thật im ắng, thân hình người đàn bà với những đường cong tuyệt mĩ gợi lên những cảm xúc khó tả ở Chương Vĩnh Lân, anh không tin vào mắt mình khi trong hoàn cảnh tù đày lại có dịp chứng kiến, tận hưởng một khung cảnh đẹp đến thế, khơi gợi trong anh những xúc cảm mạnh mẽ. Trương Hiền Lượng đã dành cho sự gặp gỡ giữa hai con người khốn khổ những trang văn thấm đẫm chất thơ, đó chính là tấm lòng nhân đạo của ông dành cho nhân vật của mình.

Trương Hiền Lượng không phải là người đầu tiên viết về vấn đề tình dục nhưng ông đã nhìn thấy tình dục - tình yêu thật sự là một khoái cảm, là một trạng thái hết sức nhân văn, một niềm hạnh phúc cho những cảnh đời bé mọn. Nó làm cho con người quên đi bản thân họ là ai, họ đang ở đâu, quên đi nhà tù lao cải, quên đi những luật lệ hà khắc dành cho người tù đàn ông và đàn bà, quên đi bộ quần áo đóng dấu đen ngòm lên cơ thể họ. Họ chìm đắm hoàn toàn trong khoái lạc của bản thân được tắm rửa, được kì cọ. Giây phút ấy thăng hoa thành những xúc cảm tuyệt vời, lần đầu tiên nó gây được sự rung động ở người khác giới, tất cả hiện hữu như một giấc mơ giữa đời thực. Khi hai ánh mắt chạm vào nhau: “cô không hề kêu thét, cũng không hốt hoảng tìm chỗ nấp, mà lim dim cặp mắt nghi nghi hoặc hoặc nhìn tôi, ánh mắt nửa như tức giận, nửa như thách thức pha chút e lệ ngập ngừng: cô sẽ phải quyết định thế nào đây?” [24, tr.67]. Không gian bãi lau lách bỗng chốc tối sầm lại, “Tôi một mực nuốt nước bọt: sợ hãi, ham muốn, tham vọng, cảm giác tai họa bỗng nhiên ập đến, cảm giác vận may vụt đến bất ngờ khiến tôi rùng mình” [24, tr.68], có một cái gì đó thôi thúc Chương Vĩnh Lân hành động nhưng không phải tiến lên phía trước mà bỏ chạy. Anh không để dục tính làm chủ mục đích sống của mình. Con người thật đáng thương tội nghiệp khi họ luôn loạng choạng giữa hai ranh giới thật mong manh, họ nhận thức rất rõ về tình thế hiện tại của nhau: “nỗi đói khát của cô cũng là nỗi đói

58

khát của tôi… đòi hỏi về sinh lí đã tiêu tan, thay vào đó là một nỗi đau tinh thần” [24, tr.68].

Những cảm giác nhục thể ấy cứ đeo bám Chương Vĩnh Lân trong những ảo tưởng hão huyền, tình dục đã khiến cho thế giới tinh thần của con người trở nên tinh tế hơn và đáng thương hơn khi sống trong một xã hội thật sự cướp đi tất cả mọi quyền, kể cả quyền được làm một sinh vật giống đực.

Người nam nhi trong sáng tác của Trương Hiền Lượng luôn khao khát một tình yêu đích thực chứ không phải là thứ tình dục bản năng nhất. Tình dục trần trụi không phải là thứ hấp dẫn họ. Tình yêu là biểu hiện của văn hóa nhưng ở nơi nhà tù lao cải, có thể xem là một nơi thiếu văn hóa hoặc thậm chí hoàn toàn không hề có văn hóa, “hoàn toàn không có thứ tình yêu thanh cao tao nhã, không có nghi lễ phiền phức tao nhã thanh cao, chỉ có thứ tình dục nguyên thủy nhất và cũng là cơ bản nhất” [24, tr.41].

Hoàn cảnh sống của những người tù lao cải được phản ánh rất thật, rất sống động: “Tù nhân lao cải chúng tôi khi ngủ đều trần như nhông, một là để tiết kiệm quần áo, hai là để khỏi sinh rận. Nằm trong chăn, lấy bàn tay thô ráp vuốt ve bộ ngực căng tròn chắc nịch khỏe mạnh của mình, tôi thấy bứt rứt không yên, dường như đang vuốt ve một con dã thú sẵng sàng gầm rống lên. Tình yêu từ lâu đã tắt lịm trong trái tim tôi” [24, tr.45], tình yêu đã tắt lịm, đó là những đợt dâng trào của cảm xúc tình dục. Nếu ví tình yêu đẹp như những đóa hoa bách hợp vừa thơm tho vừa tinh khiết, vừa e ấp run rẩy với một kiểu lãng mạn huyền ảo, bay bổng. Tình yêu như vậy đã hoàn toàn bị xóa sạch trơn bởi một màu áo đen của những nữ tù nhân, “chỉ còn trơ lại đòi hỏi sinh lí đầy thú tính” [24, tr.46]. Họ đã không còn mảy may về tình yêu, họ đã không khơi gợi bất cứ một rung động nào ở người khác giới. Tình yêu và tình dục gặp chung nhau tại một điểm, “thế là tình yêu khác giới chỉ dồn vào xác thịt; tình yêu quay về với bản năng” [24, tr.46].

Trần Bảo Thiếp luôn có những suy nghĩ độc đáo về công cuộc cải cách mở cửa nhưng cũng luôn đi tìm sự hòa hợp giữa hai tâm hồn. Trần Bảo Thiếp luôn đưa ra nhận xét rất sắc sảo về cuộc tình duyên không mấy suôn sẻ của mình. Từ trong sự suy

59

nghĩ anh đã bộc lộ một niềm bất mãn với cuộc hôn nhân này, “anh cảm thấy kết hôn với cô, chẳng khác nào bị cuốn vào Đại cách mạng văn hóa” [25, tr.92].

Cả hai đều không tìm được trạng thái cân bằng, không thể thỏa mãn nhau, cùng “giãy giụa” ngay trong chính cuộc hôn nhân của mình. Quan niệm về người phụ nữ làm vợ mình anh cũng cảm thấy chao đảo không tài nào xác định được cho rõ ràng. Trần Bảo Thiếp không phải là một con người quá ư là cố chấp, anh là người dám dấn thân, khai phá, vậy mà trong chuyện tình cảm giữa anh và Hải Nam tựa như hai bánh xe răng có cỡ răng hoàn toàn hợp qui cách bị lắp sai vị trí bởi một tay thợ vụng về, “nghĩ tới nỗi bất hạnh trong hai lần kết hôn, lòng anh dâng lên niềm buồn nản chán ngán cho hạnh phúc cá nhân.” [25, tr.94]. Trần Bảo Thiếp cũng không phải là loại người thiếu thông cảm cho kẻ khác, anh có thể cười rất to, cười đến chảy nước mắt với người khác nhưng với Hải Nam, anh lại ít khi cười “có cười chăng thì cũng là cái cười khẩy mỉa mai, hoặc là cái cười kẻ cả của người lớn trông xuống đứa bé dại dột. Đó là điều cô không chịu nổi” [25, tr.277]. Hai người chẳng bao giờ hợp ý nhau, nhiều khi Hải Nam cảm thấy cô độc vô cùng đến rợn người, cô ấm ức, trách móc: - Tôi lấy anh, chưa hề được hưởng lấy một ngày đầm ấm của anh!

- Thế cô giúp đỡ gì tôi nào? Tôi chẳng cần đầm ấm, tôi là thằng chiến sĩ, cô cứ làm hậu cần tốt cho tôi là được, nhưng có mỗi việc làm hậu cần cũng không xong!

- Ồ! thì ra anh cần kiểu quan hệ vợ chồng như đầy tớ hầu ông chủ ư. Thế thì xin lỗi nhá, anh chọn nhầm người rồi!

- Ồ! thì ra cô cần có người ngày ngày cùng cô tán tỉnh yêu đương ư. Thế thì xin lỗi đi, cô cũng tìm nhầm người rồi. [25, tr.277-278].

Cả hai đều cảm thấy đau khổ khi không thể nào bước vào được thế giới riêng tư của nhau. Họ mong muốn tìm lại cái tôi đầy bản năng để phá vỡ bức tường ngăn cách tâm hồn họ. Bi kịch của Hải Nam là một kiểu bi kịch không sao diễn được trên sân khấu, “nếu đem diễn lên sân khấu khán giả cũng không làm sao hiểu nỗi” [25, tr.281]. Bi kịch của một cuộc hôn nhân đến từ hai phía, cả hai đều không đứng chung tầm với nhau, “cả hai đều là người không vừa lòng với hiện trạng, đều là những con người phi thường” [25, tr.385].

60

Trần Bảo Thiếp cần sự chia sẻ, quan tâm của một người vợ, nhưng Hải Nam thích lãng mạn, thích đắm mình trong những mơ tưởng. Cái cốt lõi ở đây là tình cảm, những cặp vợ chồng khi tình yêu và tình dục trùng khớp với nhau là một điều vô cùng hiếm gặp: “đàn bà yêu người tình thứ nhất,trong tất cả nhiệt tình còn lại nàng chỉ yêu có tình ái” [25, tr.76]. Đó là sự khao khát tình dục ở Hải Nam vì tình dục được xem như một thứ công cụ để xác tín sự hiện hữu vật chất của hai bản thể, là một phương diện thể hiện cái gốc bản chất nhất của con người, “tất cả các mặt khác Trần Bảo Thiếp đều khiến cô thỏa mãn, duy chỉ có mặt này anh không chiều nổi” [25, tr.380].

Tình dục còn là sự cụ thể hóa của tình yêu, là điều mà bất cứ cặp vợ chồng nào cũng mong muốn đạt được để chứng tỏ giữa hai con người không có khoảng cách mà là một sự hòa hợp làm một. Tình cảm của Trần Bảo Thiếp và Hải Nam như một chiếc thuyền nhỏ trong phong ba bão táp. Cô cảm thấy dục vọng trong mình được kích thích rất nhiều rất khó mà thỏa mãn được, đó cũng chính là tính tất yếu của đàn bà, là sự mất cân bằng, sự chao đảo về cả hai mặt sinh lí và tâm lí.

Khoảng cách giữa họ đã đi tới đỉnh điểm bi kịch: “anh chính là hạng người như thế! đó chính là thủ đoạn quen thuộc của anh! những người chống đối anh, những người thù địch anh, anh đều dùng lời lẽ đường mật đẩy đi tận đẩu tận đâu hết” [25, tr.486]. Đó là bi kịch của một người vợ không chịu hiểu chồng, “khuôn mặt Hải Nam trở nên cực kì khó coi, cực kì gớm ghiếc,vì nước mắt, vì giận dữ, vì mất hết lí trí và vì tất cả những nguyên nhân khác không sao gọi tên ra được… Hải Nam bất thần cảm thấy bị một cái… cháy bỏng trên má” [25, tr.486]. Trần Bảo Thiếp rơi vào trạng thái mâu thuẫn với chính mình. Anh chạy hai bậc thang để kịp đuổi ra ga khi Hải Nam quay về Bắc Kinh, nhưng khi gặp được Hải Nam bằng da bằng thịt, anh

Một phần của tài liệu hình tượng nam nhi trong sáng tác của trương hiền lượng (Trang 56 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)